Giai đoạn những năm đầu của thế kỷ 20, nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào cuộc đại suy thoái. Tại các nước phương Tây, từ những người lãnh đạo đến dân thường đều cảm thấy bầu không khí thiếu an toàn. Nhiều người cho rằng một cuộc chiến tranh có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào.
Kế hoạch chiến tranh “Đế chế đỏ”
Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt |
Nội dung cốt lõi của kế hoạch này là chống lại lực lượng Anh tại Canada. Màu đỏ trong kế hoạch tượng trưng cho nước Anh, lực lượng nguy hiểm nhất. Ngoài ra Mỹ còn có ý định tấn công một số nước khác, được phân biệt bằng nhiều màu sắc khác nhau. Ví dụ Nhật Bản được đánh dấu bằng màu da cam, Mexico màu xanh lục, tím là Nam Phi, đen là Đức, các nước trong khu vực Caribbean có màu xám... Mỹ còn có cái gọi là “kế hoạch chiến tranh màu trắng” để đối phó với các cuộc nổi dậy diễn ra ở trong nước.
Trên cơ sở kế hoạch này, năm 1931, Mỹ bí mật điều Charles Lindbergh, một anh hùng đã lập kỷ lục bay vượt Đại Tây Dương, đến bờ biển phía tây vịnh Hudson ở Canada để tham gia vào các hoạt động gián điệp. Nhiệm vụ của anh này là nghiên cứu khả năng dùng thuỷ phi cơ trong cuộc chiến ở Canada và thăm dò một số địa điểm quân sự tại Canada và tìm kiếm địa điểm thuận lợi để máy bay có thể hạ cánh. 4 năm sau, Quốc hội Mỹ phê duyệt ngân sách 57 triệu USD để xây dựng 3 sân bay bí mật ở biên giới Canada. Người Mỹ còn trồng cỏ trên đường băng để che đậy mục đích thực sự của họ.
Được biết kế hoạch "Đế chế đỏ" có cả chữ ký của viên tướng nổi tiếng Douglas MacArthur của Mỹ. Năm 1935, trong khuôn khổ kế hoạch này, quân đội Mỹ đã tổ chức cuộc diễn tập quy mô lớn chưa từng có tại Bờ biển phía Đông, gần một khu vực lãnh thổ của Canada. Việc diễn tập này nhằm chuẩn bị cho việc tung lượng quân lớn vào Canada và Mỹ thậm chí đã tính tới việc dùng bom, vũ khí sinh học đánh vào các mục tiêu trọng điểm công nghiệp của quốc gia láng giềng.
Hitler hy vọng Anh giành được thắng lợi
Nhận xét về kế hoạch "Đế chế đỏ", biên tập viên tạp chí “American History” Peter Hill cho rằng: “Theo kế hoạch, Mỹ định triển khai khoảng 6 triệu quân nhân tới Bờ biển phía Đông, nơi đôi bên có thể tổ chức một trận hải chiến quy mô vô cùng lớn. Người Mỹ đã tính toán để kẻ thua là nước Anh và kết quả của cuộc chiến là họ phải nhường lại Canada cho Hoa Kỳ”. Giáo sư Walter Mike Hawes ở Đại học Hải quân Hoa kỳ thì nhận xét Mỹ chỉ đang cố tự vệ. “Mỹ luôn tin rằng Anh sẽ tìm cách làm suy yếu họ để nắm quyền bá chủ. Vì thế Mỹ buộc phải xem xét các biện pháp kiềm chế Anh” - ông đánh giá.
Mỹ âm mưu tấn công Anh, Nhật và nhiều nước khác
Trong bối cảnh ấy, có tin nói rằng không chỉ chính phủ Mỹ đã nghĩ tới khả năng chiến tranh Mỹ-Anh có thể nổ ra bất cứ lúc nào mà thậm chí Thủ tướng Anh Wilston Churchill và ông trùm phát xít Đức Aldolf Hitler cũng tính tới khả năng này. Người ta nói rằng Hitler còn hy vọng người Anh đánh bại Hoa Kỳ, sau đó Đức sẽ chung sức với Anh để kiềm toả sức mạnh Mỹ.
Theo thoả thuận kết thúc Thế chiến thứ nhất hồi năm 1918, Hoa Kỳ thực hiện con đường phát triển biệt lập. Biểu hiện chủ yếu là cự tuyệt việc gia nhập Hội Quốc Liên, hạn chế chặt chẽ việc di dân ngoại lai. Khi đó ở châu Âu, chính quyền Đức Quốc xã đang nổi lên, Quốc hội Mỹ bắt đầu xem xét việc bãi bỏ một đạo luật nói rằng Mỹ sẽ trung lập trong điều kiện chiến tranh nổ ra. Điều này cũng có nghĩa Mỹ sẽ không tránh khỏi việc tham gia một cuộc chiến mới ở nước ngoài.
"Kế hoạch Đỏ" cuối cùng đã bị tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt loại bỏ. Ông hy vọng người Anh sẽ dồn sức chống lại Đức quốc xã và Mỹ nhân cơ hội đó sẽ củng cố quyền lực. Ngày 15/6/ 1939, một bản ghi nhớ trong Quốc hội Hoa Kỳ có nội dung: kế hoạch xâm chiếm Anh là “hoàn toàn không thể thực hiện”, nhưng “có thể giữ lại để sử dụng trong tương lai”.
Năm 1937, tình hình châu Âu ngày càng xấu đi. Tại châu Á, Nhật Bản bắt đầu cuộc xâm lược Trung Quốc. Năm 1939, Hitler tấn công Ba Lan. Kẻ thù chung đã đẩy Mỹ và Anh tới gần nhau. Đôi bên bắt đầu hình thành mối quan hệ đặc biệt. Nhưng nước Mỹ vẫn chưa sẵn sàng hy sinh sinh mệnh của người Mỹ vì hoà bình. Phải đến năm 1941, khi quân Mỹ ở Trân Châu Cảng bị tấn công, mọi chuyện mới thực sự thay đổi.
Nguyễn Hồng Nhung (Theo Sina)
Theo TT&VH
0 nhận xét