“Về ngắn hạn, việc áp trần lãi suất 14% có thể đem lại hiệu quả nhưng về lâu dài thì những biện pháp hành chính như thế này không thể có hiệu quả, mà thậm chí còn giảm lòng tin của người gửi tiền đồng”.
Đó là nhận định của ông Dominic Patrick Mellor, Chuyên gia Kinh tế Quốc gia Ngân hàng ADB, trước quyết định áp trần lãi suất 14% vừa được Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Theo ông Mellor, việc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mục tiêu đưa lãi suất cho vay về 17-19% trong tháng 9, đồng thời áp trần lãi suất huy động ở 14% có vẻ mang lại tín hiệu vui và trong ngắn hạn cũng có những tác dụng nhất định.
Bởi trong thực tế, người dân Việt Nam có thể đầu tư dưới những hình thức giữ USD, vàng và bất động sản. Tuy nhiên, đối với họ việc chuyển đổi hình thức đầu tư không hề đơn giản, do tính thanh khoản của thị trường còn hạn chế.
“Tuy nhiên, về lâu dài thì những biện pháp hành chính như thế này không thể có hiệu quả, mà thậm chí còn giảm lòng tin của người gửi tiền đồng. Bởi khi người ta phải chấp nhận mức lãi suất thấp hoặc âm khi gửi tiền, thì các khách hàng khó có thể duy trì việc gửi tiền lâu dài”, ông Mellor nhận định.
Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, ông Mellor cho rằng, cách để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng là lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát, khi đó người gửi mới có lãi suất thực dương. Điều này vô hình chung sẻ tạo động lực thực sự, cho khách hàng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. “Do vậy, biện pháp áp dụng trần lãi suất 14% chỉ mang tính tình thế, còn về lâu dài sẽ không bền vững” - ông Mellor nói.
Cũng theo ông Mellor, việc điều chỉnh lãi suất cần phải đúng thời điểm, không nên quá đột ngột. Trường hợp hạ chỉ tiêu quá thấp và nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính và có thể gây ra khủng hoảng. Do vậy, việc xem xét điều chỉnh như thế nào cho thích hợp không phải là cả một vấn đề.
Việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác cũng là điều mà Việt Nam nên lưu ý trong việc điều hành lãi suất. Nếu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thì mọi vấn đề khác sẽ được giải quyết. "Cách hỗ trợ các ngân hàng nhỏ không giải quyết được vấn đề, quan trọng là các ngân hàng phải tự cơ cấu, cải tổ lại để nâng cao năng lực quản lý, quản trị, để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn trong môi trường cạnh tranh hiện nay, ông Mellor chia sẻ.
Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 11, về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ ban hành hồi đầu năm, vị chuyên gia của ngân hàng ADB cũng cho rằng, Nghị quyết 11 đang là một gói chính sách toàn diện và Việt Nam cần kiên trì thực hiện, để có thể đạt được mục tiêu giảm lạm phát và hạ lãi suất.
Trước đó, hồi đầu tháng 7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có buổi họp với 12 ngân hàng thương mại lớn tại Hà Nội trên tinh thần đưa lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh về 17-19% trong tháng 9, đúng như tuyên bố lúc mới nhậm chức của Thống đốc. Cùng với quyết định này, Ngân hàng Nhà nước cũng giữ trần lãi suất huy động 14%/năm.
Đặc biệt, bên cạnh việc kêu gọi đồng thuận của các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, Ngân hàng cũng cho hay sẽ cách chức giám đốc ngân hàng nào vi phạm việc lách trần huy động.
Đó là nhận định của ông Dominic Patrick Mellor, Chuyên gia Kinh tế Quốc gia Ngân hàng ADB, trước quyết định áp trần lãi suất 14% vừa được Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Theo ông Mellor, việc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mục tiêu đưa lãi suất cho vay về 17-19% trong tháng 9, đồng thời áp trần lãi suất huy động ở 14% có vẻ mang lại tín hiệu vui và trong ngắn hạn cũng có những tác dụng nhất định.
Bởi trong thực tế, người dân Việt Nam có thể đầu tư dưới những hình thức giữ USD, vàng và bất động sản. Tuy nhiên, đối với họ việc chuyển đổi hình thức đầu tư không hề đơn giản, do tính thanh khoản của thị trường còn hạn chế.
“Tuy nhiên, về lâu dài thì những biện pháp hành chính như thế này không thể có hiệu quả, mà thậm chí còn giảm lòng tin của người gửi tiền đồng. Bởi khi người ta phải chấp nhận mức lãi suất thấp hoặc âm khi gửi tiền, thì các khách hàng khó có thể duy trì việc gửi tiền lâu dài”, ông Mellor nhận định.
Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, ông Mellor cho rằng, cách để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng là lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát, khi đó người gửi mới có lãi suất thực dương. Điều này vô hình chung sẻ tạo động lực thực sự, cho khách hàng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. “Do vậy, biện pháp áp dụng trần lãi suất 14% chỉ mang tính tình thế, còn về lâu dài sẽ không bền vững” - ông Mellor nói.
Cũng theo ông Mellor, việc điều chỉnh lãi suất cần phải đúng thời điểm, không nên quá đột ngột. Trường hợp hạ chỉ tiêu quá thấp và nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính và có thể gây ra khủng hoảng. Do vậy, việc xem xét điều chỉnh như thế nào cho thích hợp không phải là cả một vấn đề.
Việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác cũng là điều mà Việt Nam nên lưu ý trong việc điều hành lãi suất. Nếu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thì mọi vấn đề khác sẽ được giải quyết. "Cách hỗ trợ các ngân hàng nhỏ không giải quyết được vấn đề, quan trọng là các ngân hàng phải tự cơ cấu, cải tổ lại để nâng cao năng lực quản lý, quản trị, để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn trong môi trường cạnh tranh hiện nay, ông Mellor chia sẻ.
Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 11, về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ ban hành hồi đầu năm, vị chuyên gia của ngân hàng ADB cũng cho rằng, Nghị quyết 11 đang là một gói chính sách toàn diện và Việt Nam cần kiên trì thực hiện, để có thể đạt được mục tiêu giảm lạm phát và hạ lãi suất.
Trước đó, hồi đầu tháng 7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có buổi họp với 12 ngân hàng thương mại lớn tại Hà Nội trên tinh thần đưa lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh về 17-19% trong tháng 9, đúng như tuyên bố lúc mới nhậm chức của Thống đốc. Cùng với quyết định này, Ngân hàng Nhà nước cũng giữ trần lãi suất huy động 14%/năm.
Đặc biệt, bên cạnh việc kêu gọi đồng thuận của các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, Ngân hàng cũng cho hay sẽ cách chức giám đốc ngân hàng nào vi phạm việc lách trần huy động.
Theo VnMedia
0 nhận xét