Giới chuyên môn cho biết, kể từ đầu năm, vàng đã tăng từ dưới 1.400 USD/oz lên 1.917,9 USD/oz và điều này khiến giới chuyên môn cho rằng, mức 3.000 USD/oz không còn trở nên xa vời bởi 5 nguyên nhân...
Những dự báo bi quan về tình hình lao động ở Mỹ (mới được 68.000 việc làm trong tháng 8, so với 117.000 của tháng 7) đã khiến nhà đầu tư tìm đến vàng. Chốt phiên giao dịch ngày 2/9, giá vàng giao tháng 12 tại New York tăng 2,6%, tương đương 47,8 USD, lên 1.876,90 USD/oz. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 8/8 của thị trường vàng thế giới. Chứng khoán Mỹ cũng có tháng giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua sau khi cả 2 chỉ số Dow Jones (giảm 2,2% xuống còn 11.240,30 điểm) và S&P 500 (giảm 0,2% xuống còn 1.173,97 điểm) đều kết thúc một tháng với sự sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2010. Chỉ số Nasdaq cũng giảm 65,71 điểm, tương đương giảm 2,58% xuống còn 2.480,33 điểm.
Từ sự nhảy múa của vàng
Giá vàng giao ngay lúc 6h54 sáng 3/9 (theo giờ Việt Nam) ở mức 1.884,20 USD/oz, tăng 58,8 USD/oz, tương đương 3,22% so với hôm 2/9. Trước đó (20h52 ngày 2/9, theo giờ Việt Nam), giá vàng giao tháng 12 tại Comex, New York tăng 51,80 USD/oz, tương đương 2,75% so với chốt ngày hôm trước, lên 1.880,90 USD/oz. Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex tăng 28,9 USD lên 1.858 USD/oz, vàng giao ngay tăng 26,4 USD lên 1.851,8 USD/oz. Giá vàng hôm 1/9 trên sàn Comex, New York (giao tháng 12) giảm 2,6 USD xuống 1.829,1 USD/oz, sau khi giảm xuống mức 1.815,5 USD/oz. Điều đáng nói là vàng vừa trải qua tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2009 (tăng hơn 200 USD, tương đương 12%). Đóng cửa phiên ngày 31/8 trên sàn giao dịch New York (Comex), giá vàng giao tháng 12 tăng 1,9 USD lên 1.831,7 USD/oz. Giới đầu tư đang có những cân nhắc trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Giá vàng giao dịch có kỳ hạn tăng 12% trong tháng 8 và tăng 29% kể từ đầu năm đến nay. Đáng chú ý, tháng 8 cũng là tháng thiết lập giá kỷ lục cao nhất trong lịch sử 1.917,9 USD/oz.
Giới chuyên môn cho biết, kể từ đầu năm, vàng đã tăng từ dưới 1.400 USD/oz lên 1.917,9 USD/oz và điều này khiến giới chuyên môn cho rằng, mức 3.000 USD/oz không còn trở nên xa vời bởi 5 nguyên nhân. Thứ nhất, lo sợ trước khả năng mất kiểm soát của nhiều nước trên thế giới. Thứ hai, lãi suất tiêu cực. Thứ ba, các ngân hàng Trung ương mua vàng. Thứ tư, nguồn cung vàng bị giới hạn. Thứ năm, giá vàng vẫn đang rẻ theo cách tính của một số phương pháp. Nhưng giới chuyên môn cũng nhận định, nếu vàng xuống dưới 1.600 USD/oz, đồng USD sẽ tăng 30%. Trong tháng 8, giá vàng tính theo bảng Anh và euro cũng chạm kỷ lục do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công khu vực. Nhưng theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương bắt đầu có động thái bán vàng sau thời gian dài tăng cường tích trữ.
Được biết, trong tháng 7, Nga tiếp tục tăng dự trữ vàng trong khi Colombia lần đầu tiên mua thêm vàng trong 13 năm qua. Động thái này làm rõ hơn sự chuyển hướng đầu tư từ các đồng tiền mạnh sang vàng của một số ngân hàng Trung ương tại các nước mới nổi. IMF cho biết, Nga đã trở thành nước nắm giữ vàng lớn thứ 8 trên thế giới sau khi tăng dự trữ vàng thêm 4,42 tấn lên mức 841,131 tấn trong tháng 7. Colombia đã mua thêm 2,3 tấn vàng, tăng dự trữ vàng lên 9,14 tấn, lần đầu tiên kể từ tháng 3/1998. Đầu tháng 8, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã mua thêm 25 tấn vàng (tháng 6 và tháng 7), đánh dấu đợt mua vàng tích trữ đầu tiên trong vòng 13 năm, nâng tổng số vàng dự trữ tính đến cuối tháng 7 lên 39,4 tấn.
Giới kinh tế nhận định, tình hình tài chính bất ổn tại Mỹ và châu Âu đang khiến Trung Quốc lo ngại đối với khoản tài sản dự trữ khổng lồ của mình. Theo hãng IPS, Trung Quốc thừa nhận tăng gấp đôi dự trữ vàng lên 1.054 tấn, tương đương 54 tỷ USD và có kế hoạch tăng lên 8.000 tấn. Tháng 8 thường được xem là tháng ế ẩm của hoạt động kinh doanh vàng tại Trung Quốc, nhưng những gì đã diễn ra chứng minh ngược lại - giá vàng tăng kỷ lục không những không làm giảm nhu cầu của người dân, mà còn khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn.
Được biết, vàng đã lập kỷ lục 1.917,9 USD/oz ở vàng kỳ hạn và 1.913,5 USD/oz ở vàng giao ngay hôm 23/8. Nhưng Nhật Bản lại có động thái trái ngược bởi đã xuất khẩu gần 50 tấn vàng thời gian qua. Theo thông báo của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 7 nước này đã xuất 6,2 tấn vàng trong khi chỉ nhập khẩu 0,06 tấn, đưa lượng vàng xuất khẩu lên 49 tấn trong 7 tháng đầu năm. Năm 2010, Nhật Bản đã xuất khẩu 78 tấn vàng vì các hộ gia đình đẩy mạnh bán ra khi giá tăng. Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong số những nước phát triển có nhu cầu vàng sụt giảm, đây là kết quả khảo sát của Hội đồng vàng thế giới.
Dư luận cũng quan tâm tới động thái của quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust khi mua vào 1,51 tấn vàng (26/8), nâng lượng vàng nắm giữ lên 1.232,31 tấn, bằng số vàng SPDR Gold Trust đã bán ra trước đó. Khi giá vàng xuống dưới 1,790 USD/oz trong phiên giao dịch New York hôm 29/8, nhưng SPDR Gold Trust đã đứng ngoài, nhìn thị trường vàng rớt giá. Theo thống kê, Mỹ là nước dự trữ nhiều vàng nhất thế giới (8.133,5 tấn), gấp đôi nước đứng thứ 2 là Đức (3.406,8 tấn). Tiếp đến là IMF, Italia và Pháp với mức 3.005,3 tấn, 2.451,8 tấn và 2.435,4 tấn.
Tới những biến thiên của tiền
Cơ quan tài chính nhà ở liên bang Mỹ vừa nộp đơn kiện 17 tổ chức tài chính vì đã bán sai quy định 200 tỷ USD chứng khoán thế chấp cho Fannie Mae và Freddie Mac, đồng thời yêu cầu bồi thường hàng tỷ USD thiệt hại. Con số ước tính thiệt hại có thể lên tới 30,4 tỷ USD. Tuy nhiên, một số ngân hàng cũng tham gia việc mua bán chứng khoán thế chấp của Fannie Mae và Freddie Mac như Wells Fargo, HSBC, Societe Generale, General Electric, Ally Financial và First Horizon lại không có tên trong danh sách kiện.
Bank of America, JP Morgan Chase, Goldman Sachs và Deutsche Bank nằm trong số những ngân hàng bị kiện bởi đã gộp các khoản thế chấp và bán chúng như chứng khoán cho nhà đầu tư, không tiến hành các bước thẩm định theo luật chứng khoán và bỏ qua các bằng chứng cho thấy thu nhập của khách hàng vay tiền sai lệch hoặc thổi phồng. Nhưng đến nay các bên liên quan vẫn từ chối bình luận xung quanh cáo buộc kể trên. Động thái trên diễn ra ngay sau khi thanh tra tài chính độc lập của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) phát hiện Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bí mật sử dụng 16.000 tỷ USD để cứu các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây.
Theo tài liệu của GAO, từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2010, FED đã thông qua khoản cho vay khẩn cấp để cứu trợ khu vực tài chính vượt qua căng thẳng trên thị trường tín dụng và tránh sự đổ vỡ của các thể chế tài chính có thể đe dọa ổn định hệ thống tài chính Mỹ. Quy mô và tính chất của sự trợ giúp này cho thấy sự mở rộng chưa từng thấy vai trò truyền thống của hệ thống FED như là người cứu trợ cuối cùng các thể chế tài chính đang trong tình trạng nguy hiểm. Các khoản cho vay khẩn cấp gồm 8 chương trình lớn cung cấp trợ giúp cho các thể chế tài chính lớn mua lại các tập đoàn tài chính phá sản hoặc giữ cho Tập đoàn bảo hiểm đa quốc gia AIG của Mỹ khỏi phá sản.
Các khoản cho vay khẩn cấp lớn nhất trong 3 năm (2007-2010) gồm 2.500 tỷ cho tập đoàn Citi Group, 2.000 tỷ USD cho Tập đoàn tài chính Morgan Stanley, 1.900 tỷ USD cho Tập đoàn Merryll Lynch và 1.300 tỷ USD cho Ngân hàng Bank of America. Tất cả các khoản cho vay khẩn cấp ngắn hạn đã được trả hoặc chuẩn bị được hoàn trả. Phát hiện này đã làm tăng nghi ngờ về các hoạt động không minh bạch của hệ thống ngân hàng Trung ương Mỹ.
Trong khi đó, lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) vừa thống nhất gói cứu trợ thứ 3 trị giá 5,5 tỷ euro cho Ireland, quốc gia đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ công. Ireland cũng có thể nhận được gói cứu trợ bổ sung 2 tỷ euro từ IMF và Anh. Gói cứu trợ thứ 3 dành cho Bồ Đào Nha có trị giá 11,5 tỷ euro (7,6 tỷ euro từ EU và 3,9 tỷ euro từ IMF). Cũng trong tháng 9, Hy Lạp sẽ nhận gói cứu trợ trị giá 45 tỷ euro, tương đương 58 tỷ USD để giải quyết vấn đề nợ công. Chính phủ Tây Ban Nha vừa bán thành công 3,6 tỷ euro (5,2 tỷ USD) trái phiếu kỳ hạn 5 năm, với mức lợi suất trung bình là 4,49%. Lượng đặt mua gấp 1,76 lần lượng cung trái phiếu.
Trên thị trường thứ cấp, lợi suất trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha tăng 6 điểm cơ bản, tương đương 0,06 điểm% lên khoảng 5,1%. Kết quả này cho thấy chi phí vay giảm trong lần bán đấu giá trái phiếu đầu tiên kể từ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu bắt đầu mua vào nợ của Tây Ban Nha và Italia trên thị trường thứ cấp nhằm giảm lợi suất và ngăn khủng hoảng nợ công lan rộng. Ngày 31/8, Chính phủ Đức đã thông qua việc tăng phần đóng góp cho gói giải cứu châu Âu trị giá 305 tỷ USD.
Giới kinh tế đang quan tâm tới cảnh báo từ Hy Lạp. Nợ công Hy Lạp có thể vượt khỏi tầm kiểm soát bởi chính sách của chính phủ không thể giải quyết được tình trạng bất ổn về tài chính. Đây là nhận định của một ủy ban độc lập thuộc Quốc hội Hy Lạp tại cuộc họp với các quan chức EU và IMF. Theo kế hoạch, phái đoàn của EU và IMF sẽ hoàn tất việc xem xét định kỳ tình hình tài chính của Hy Lạp vào ngày 5/9 và tùy thuộc vào những tiến bộ Athens đạt được trong khuôn khổ các cam kết, các thể chế tài chính này sẽ cân nhắc đợt giải ngân thứ sáu (8 tỷ euro) trong gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp.
Về phần mình, Bồ Đào Nha cũng đã đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách về gần 0% vào năm 2015, mức cắt giảm mạnh nhất trong 50 năm. Kế hoạch trên nhằm đạt mục tiêu đã đề ra tại thỏa thuận cứu trợ trị giá 78 tỷ euro giữa Bồ Đào Nha với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Theo thỏa thuận này, Bồ Đào Nha phải giảm thâm hụt ngân sách từ 9,1% trong năm 2010 xuống 5,1% trong năm 2011 và 3% trong năm 2013. Theo Thủ tướng Pedro Passos Coelho, để đạt mục tiêu đó, Bồ Đào Nha phải giảm 15% chi tiêu cho lĩnh vực chăm sóc y tế trong năm 2011 và 2012.
Dư luận cho rằng, khủng hoảng nợ công sẽ chi phối cuộc họp của G20 bởi đây là nhận định chung của giới kinh tế khi Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 sẽ họp tại Washington, Mỹ ngày 22/9, để thảo luận những căng thẳng ngày càng gia tăng về cuộc khủng hoảng nợ công và triển vọng kinh tế toàn cầu. Sau đó, họ sẽ tiếp tục họp tại Paris, Pháp trong tháng 10 để hoàn tất các khâu chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra tại thành phố Cannes, Pháp tháng 11/2011. Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde từng khuyến cáo, nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn nguy hiểm mới và kêu gọi các ngân hàng châu Âu tăng vốn.
Những dự báo bi quan về tình hình lao động ở Mỹ (mới được 68.000 việc làm trong tháng 8, so với 117.000 của tháng 7) đã khiến nhà đầu tư tìm đến vàng. Chốt phiên giao dịch ngày 2/9, giá vàng giao tháng 12 tại New York tăng 2,6%, tương đương 47,8 USD, lên 1.876,90 USD/oz. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 8/8 của thị trường vàng thế giới. Chứng khoán Mỹ cũng có tháng giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua sau khi cả 2 chỉ số Dow Jones (giảm 2,2% xuống còn 11.240,30 điểm) và S&P 500 (giảm 0,2% xuống còn 1.173,97 điểm) đều kết thúc một tháng với sự sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2010. Chỉ số Nasdaq cũng giảm 65,71 điểm, tương đương giảm 2,58% xuống còn 2.480,33 điểm.
Từ sự nhảy múa của vàng
Giá vàng giao ngay lúc 6h54 sáng 3/9 (theo giờ Việt Nam) ở mức 1.884,20 USD/oz, tăng 58,8 USD/oz, tương đương 3,22% so với hôm 2/9. Trước đó (20h52 ngày 2/9, theo giờ Việt Nam), giá vàng giao tháng 12 tại Comex, New York tăng 51,80 USD/oz, tương đương 2,75% so với chốt ngày hôm trước, lên 1.880,90 USD/oz. Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex tăng 28,9 USD lên 1.858 USD/oz, vàng giao ngay tăng 26,4 USD lên 1.851,8 USD/oz. Giá vàng hôm 1/9 trên sàn Comex, New York (giao tháng 12) giảm 2,6 USD xuống 1.829,1 USD/oz, sau khi giảm xuống mức 1.815,5 USD/oz. Điều đáng nói là vàng vừa trải qua tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2009 (tăng hơn 200 USD, tương đương 12%). Đóng cửa phiên ngày 31/8 trên sàn giao dịch New York (Comex), giá vàng giao tháng 12 tăng 1,9 USD lên 1.831,7 USD/oz. Giới đầu tư đang có những cân nhắc trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Giá vàng giao dịch có kỳ hạn tăng 12% trong tháng 8 và tăng 29% kể từ đầu năm đến nay. Đáng chú ý, tháng 8 cũng là tháng thiết lập giá kỷ lục cao nhất trong lịch sử 1.917,9 USD/oz.
Giới chuyên môn cho biết, kể từ đầu năm, vàng đã tăng từ dưới 1.400 USD/oz lên 1.917,9 USD/oz và điều này khiến giới chuyên môn cho rằng, mức 3.000 USD/oz không còn trở nên xa vời bởi 5 nguyên nhân. Thứ nhất, lo sợ trước khả năng mất kiểm soát của nhiều nước trên thế giới. Thứ hai, lãi suất tiêu cực. Thứ ba, các ngân hàng Trung ương mua vàng. Thứ tư, nguồn cung vàng bị giới hạn. Thứ năm, giá vàng vẫn đang rẻ theo cách tính của một số phương pháp. Nhưng giới chuyên môn cũng nhận định, nếu vàng xuống dưới 1.600 USD/oz, đồng USD sẽ tăng 30%. Trong tháng 8, giá vàng tính theo bảng Anh và euro cũng chạm kỷ lục do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công khu vực. Nhưng theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương bắt đầu có động thái bán vàng sau thời gian dài tăng cường tích trữ.
Được biết, trong tháng 7, Nga tiếp tục tăng dự trữ vàng trong khi Colombia lần đầu tiên mua thêm vàng trong 13 năm qua. Động thái này làm rõ hơn sự chuyển hướng đầu tư từ các đồng tiền mạnh sang vàng của một số ngân hàng Trung ương tại các nước mới nổi. IMF cho biết, Nga đã trở thành nước nắm giữ vàng lớn thứ 8 trên thế giới sau khi tăng dự trữ vàng thêm 4,42 tấn lên mức 841,131 tấn trong tháng 7. Colombia đã mua thêm 2,3 tấn vàng, tăng dự trữ vàng lên 9,14 tấn, lần đầu tiên kể từ tháng 3/1998. Đầu tháng 8, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã mua thêm 25 tấn vàng (tháng 6 và tháng 7), đánh dấu đợt mua vàng tích trữ đầu tiên trong vòng 13 năm, nâng tổng số vàng dự trữ tính đến cuối tháng 7 lên 39,4 tấn.
Giới kinh tế nhận định, tình hình tài chính bất ổn tại Mỹ và châu Âu đang khiến Trung Quốc lo ngại đối với khoản tài sản dự trữ khổng lồ của mình. Theo hãng IPS, Trung Quốc thừa nhận tăng gấp đôi dự trữ vàng lên 1.054 tấn, tương đương 54 tỷ USD và có kế hoạch tăng lên 8.000 tấn. Tháng 8 thường được xem là tháng ế ẩm của hoạt động kinh doanh vàng tại Trung Quốc, nhưng những gì đã diễn ra chứng minh ngược lại - giá vàng tăng kỷ lục không những không làm giảm nhu cầu của người dân, mà còn khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn.
Được biết, vàng đã lập kỷ lục 1.917,9 USD/oz ở vàng kỳ hạn và 1.913,5 USD/oz ở vàng giao ngay hôm 23/8. Nhưng Nhật Bản lại có động thái trái ngược bởi đã xuất khẩu gần 50 tấn vàng thời gian qua. Theo thông báo của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 7 nước này đã xuất 6,2 tấn vàng trong khi chỉ nhập khẩu 0,06 tấn, đưa lượng vàng xuất khẩu lên 49 tấn trong 7 tháng đầu năm. Năm 2010, Nhật Bản đã xuất khẩu 78 tấn vàng vì các hộ gia đình đẩy mạnh bán ra khi giá tăng. Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong số những nước phát triển có nhu cầu vàng sụt giảm, đây là kết quả khảo sát của Hội đồng vàng thế giới.
Dư luận cũng quan tâm tới động thái của quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust khi mua vào 1,51 tấn vàng (26/8), nâng lượng vàng nắm giữ lên 1.232,31 tấn, bằng số vàng SPDR Gold Trust đã bán ra trước đó. Khi giá vàng xuống dưới 1,790 USD/oz trong phiên giao dịch New York hôm 29/8, nhưng SPDR Gold Trust đã đứng ngoài, nhìn thị trường vàng rớt giá. Theo thống kê, Mỹ là nước dự trữ nhiều vàng nhất thế giới (8.133,5 tấn), gấp đôi nước đứng thứ 2 là Đức (3.406,8 tấn). Tiếp đến là IMF, Italia và Pháp với mức 3.005,3 tấn, 2.451,8 tấn và 2.435,4 tấn.
Tới những biến thiên của tiền
Cơ quan tài chính nhà ở liên bang Mỹ vừa nộp đơn kiện 17 tổ chức tài chính vì đã bán sai quy định 200 tỷ USD chứng khoán thế chấp cho Fannie Mae và Freddie Mac, đồng thời yêu cầu bồi thường hàng tỷ USD thiệt hại. Con số ước tính thiệt hại có thể lên tới 30,4 tỷ USD. Tuy nhiên, một số ngân hàng cũng tham gia việc mua bán chứng khoán thế chấp của Fannie Mae và Freddie Mac như Wells Fargo, HSBC, Societe Generale, General Electric, Ally Financial và First Horizon lại không có tên trong danh sách kiện.
Bank of America, JP Morgan Chase, Goldman Sachs và Deutsche Bank nằm trong số những ngân hàng bị kiện bởi đã gộp các khoản thế chấp và bán chúng như chứng khoán cho nhà đầu tư, không tiến hành các bước thẩm định theo luật chứng khoán và bỏ qua các bằng chứng cho thấy thu nhập của khách hàng vay tiền sai lệch hoặc thổi phồng. Nhưng đến nay các bên liên quan vẫn từ chối bình luận xung quanh cáo buộc kể trên. Động thái trên diễn ra ngay sau khi thanh tra tài chính độc lập của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) phát hiện Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bí mật sử dụng 16.000 tỷ USD để cứu các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây.
Theo tài liệu của GAO, từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2010, FED đã thông qua khoản cho vay khẩn cấp để cứu trợ khu vực tài chính vượt qua căng thẳng trên thị trường tín dụng và tránh sự đổ vỡ của các thể chế tài chính có thể đe dọa ổn định hệ thống tài chính Mỹ. Quy mô và tính chất của sự trợ giúp này cho thấy sự mở rộng chưa từng thấy vai trò truyền thống của hệ thống FED như là người cứu trợ cuối cùng các thể chế tài chính đang trong tình trạng nguy hiểm. Các khoản cho vay khẩn cấp gồm 8 chương trình lớn cung cấp trợ giúp cho các thể chế tài chính lớn mua lại các tập đoàn tài chính phá sản hoặc giữ cho Tập đoàn bảo hiểm đa quốc gia AIG của Mỹ khỏi phá sản.
Các khoản cho vay khẩn cấp lớn nhất trong 3 năm (2007-2010) gồm 2.500 tỷ cho tập đoàn Citi Group, 2.000 tỷ USD cho Tập đoàn tài chính Morgan Stanley, 1.900 tỷ USD cho Tập đoàn Merryll Lynch và 1.300 tỷ USD cho Ngân hàng Bank of America. Tất cả các khoản cho vay khẩn cấp ngắn hạn đã được trả hoặc chuẩn bị được hoàn trả. Phát hiện này đã làm tăng nghi ngờ về các hoạt động không minh bạch của hệ thống ngân hàng Trung ương Mỹ.
Trong khi đó, lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) vừa thống nhất gói cứu trợ thứ 3 trị giá 5,5 tỷ euro cho Ireland, quốc gia đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ công. Ireland cũng có thể nhận được gói cứu trợ bổ sung 2 tỷ euro từ IMF và Anh. Gói cứu trợ thứ 3 dành cho Bồ Đào Nha có trị giá 11,5 tỷ euro (7,6 tỷ euro từ EU và 3,9 tỷ euro từ IMF). Cũng trong tháng 9, Hy Lạp sẽ nhận gói cứu trợ trị giá 45 tỷ euro, tương đương 58 tỷ USD để giải quyết vấn đề nợ công. Chính phủ Tây Ban Nha vừa bán thành công 3,6 tỷ euro (5,2 tỷ USD) trái phiếu kỳ hạn 5 năm, với mức lợi suất trung bình là 4,49%. Lượng đặt mua gấp 1,76 lần lượng cung trái phiếu.
Trên thị trường thứ cấp, lợi suất trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha tăng 6 điểm cơ bản, tương đương 0,06 điểm% lên khoảng 5,1%. Kết quả này cho thấy chi phí vay giảm trong lần bán đấu giá trái phiếu đầu tiên kể từ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu bắt đầu mua vào nợ của Tây Ban Nha và Italia trên thị trường thứ cấp nhằm giảm lợi suất và ngăn khủng hoảng nợ công lan rộng. Ngày 31/8, Chính phủ Đức đã thông qua việc tăng phần đóng góp cho gói giải cứu châu Âu trị giá 305 tỷ USD.
Giới kinh tế đang quan tâm tới cảnh báo từ Hy Lạp. Nợ công Hy Lạp có thể vượt khỏi tầm kiểm soát bởi chính sách của chính phủ không thể giải quyết được tình trạng bất ổn về tài chính. Đây là nhận định của một ủy ban độc lập thuộc Quốc hội Hy Lạp tại cuộc họp với các quan chức EU và IMF. Theo kế hoạch, phái đoàn của EU và IMF sẽ hoàn tất việc xem xét định kỳ tình hình tài chính của Hy Lạp vào ngày 5/9 và tùy thuộc vào những tiến bộ Athens đạt được trong khuôn khổ các cam kết, các thể chế tài chính này sẽ cân nhắc đợt giải ngân thứ sáu (8 tỷ euro) trong gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp.
Về phần mình, Bồ Đào Nha cũng đã đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách về gần 0% vào năm 2015, mức cắt giảm mạnh nhất trong 50 năm. Kế hoạch trên nhằm đạt mục tiêu đã đề ra tại thỏa thuận cứu trợ trị giá 78 tỷ euro giữa Bồ Đào Nha với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Theo thỏa thuận này, Bồ Đào Nha phải giảm thâm hụt ngân sách từ 9,1% trong năm 2010 xuống 5,1% trong năm 2011 và 3% trong năm 2013. Theo Thủ tướng Pedro Passos Coelho, để đạt mục tiêu đó, Bồ Đào Nha phải giảm 15% chi tiêu cho lĩnh vực chăm sóc y tế trong năm 2011 và 2012.
Dư luận cho rằng, khủng hoảng nợ công sẽ chi phối cuộc họp của G20 bởi đây là nhận định chung của giới kinh tế khi Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 sẽ họp tại Washington, Mỹ ngày 22/9, để thảo luận những căng thẳng ngày càng gia tăng về cuộc khủng hoảng nợ công và triển vọng kinh tế toàn cầu. Sau đó, họ sẽ tiếp tục họp tại Paris, Pháp trong tháng 10 để hoàn tất các khâu chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra tại thành phố Cannes, Pháp tháng 11/2011. Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde từng khuyến cáo, nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn nguy hiểm mới và kêu gọi các ngân hàng châu Âu tăng vốn.
(Theo CAND)
0 nhận xét