Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm đã tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến 24/8/2011 đạt 9567,6 triệu USD, bằng 73,8% cùng kỳ năm 2010. Trong đó, số dự án được cấp phép mới là 582, với vốn đăng ký 7943,3 triệu USD (giảm 30% về vốn và giảm 34,2% về số dự án so với cùng kỳ năm trước).
Vốn đăng ký bổ sung 1624,3 triệu USD của 168 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tám tháng năm 2011 ước tính đạt 7,3 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong các ngành kinh tế thu hút FDI 8 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đăng ký lớn nhất với 4614 triệu USD, bao gồm: 3590,6 triệu USD vốn đăng ký mới và 1023,4 triệu USD vốn tăng thêm; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2525,3 triệu USD vốn đăng ký mới; ngành xây dựng đạt 670,9 triệu USD, bao gồm 529,3 triệu USD vốn đăng ký mới và 141,6 triệu USD vốn tăng thêm.
Ngoài ra, trong 8 tháng, cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Hải Dương dẫn đầu về vốn đăng ký với 2472,7 triệu USD, chiếm 31,1% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là TP.HCM 1601,6 triệu USD, chiếm 20,2%; Bà Rịa - Vũng Tàu 548 triệu USD, chiếm 6,9%; Hà Nội 446 triệu USD, chiếm 5,6%; Tây Ninh 436 triệu USD, chiếm 5,5%; Hưng Yên 278,4 triệu USD, chiếm 3,5%.
Đặc biệt, trong số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 8 tháng năm 2011, Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn nhất với 2797,4 triệu USD, chiếm 35,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapor 1330,9 triệu USD, chiếm 16,8%; Nhật Bản 642,2 triệu USD, Hàn Quốc 412,9 triệu USD, chiếm 5,2%; Malaysia 346,9 triệu USD, chiếm 4,4%.
Cụ thể, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến 24/8/2011 đạt 9567,6 triệu USD, bằng 73,8% cùng kỳ năm 2010. Trong đó, số dự án được cấp phép mới là 582, với vốn đăng ký 7943,3 triệu USD (giảm 30% về vốn và giảm 34,2% về số dự án so với cùng kỳ năm trước).
Vốn đăng ký bổ sung 1624,3 triệu USD của 168 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tám tháng năm 2011 ước tính đạt 7,3 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong các ngành kinh tế thu hút FDI 8 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đăng ký lớn nhất với 4614 triệu USD, bao gồm: 3590,6 triệu USD vốn đăng ký mới và 1023,4 triệu USD vốn tăng thêm; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2525,3 triệu USD vốn đăng ký mới; ngành xây dựng đạt 670,9 triệu USD, bao gồm 529,3 triệu USD vốn đăng ký mới và 141,6 triệu USD vốn tăng thêm.
Ngoài ra, trong 8 tháng, cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Hải Dương dẫn đầu về vốn đăng ký với 2472,7 triệu USD, chiếm 31,1% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là TP.HCM 1601,6 triệu USD, chiếm 20,2%; Bà Rịa - Vũng Tàu 548 triệu USD, chiếm 6,9%; Hà Nội 446 triệu USD, chiếm 5,6%; Tây Ninh 436 triệu USD, chiếm 5,5%; Hưng Yên 278,4 triệu USD, chiếm 3,5%.
Đặc biệt, trong số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 8 tháng năm 2011, Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn nhất với 2797,4 triệu USD, chiếm 35,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapor 1330,9 triệu USD, chiếm 16,8%; Nhật Bản 642,2 triệu USD, Hàn Quốc 412,9 triệu USD, chiếm 5,2%; Malaysia 346,9 triệu USD, chiếm 4,4%.
VnMedia
0 nhận xét