Buôn lậu để tránh vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế?
Hiện nay bất chấp vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, Iran có khả năng sản các vật liệu composite nhựa - carbon cao cấp.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Wahidi thì họ là một trong mười quốc gia trên thế giới có thể sản xuất chúng. Hãng thông tấn AP trích dẫn lời ông Wahidi rằng khả năng mới này sẽ giúp ích cho Iran rất nhiều trong việc chế tạo các vũ khí quân sự hiện đại.
Cũng theo ông Wahidi việc có thể sản xuất các vật liệu composite nhựa – carbon đang tạo ra động lực lớn thúc đẩy Iran phát triển các tên lửa nhiên liệu rắn tầm xa bởi composite nhựa – carbon là "chìa khóa" để sản xuất các động cơ tên lửa nhiên liệu rắn hiện đại.
Trước đó, việc xuất khẩu chúng tới những quốc gia “không đáng tin cậy” được kiểm soát rất chặt chẽ. Năm 2004, trong quá trình tìm kiếm công nghệ sản xuất các loại vật liệu này, Iran gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Tehran tìm ra một phương kế để tránh lệnh trừng phạt quốc tế. Đó chính là buôn lậu các thành phần cần thiết.
Trong giai đoạn 2005-2006, người ta phát hiện ra một số công ty thuộc các quốc gia vùng Vịnh đứng tên các kiều bào Iran nhập khẩu bất hợp pháp các vật liệu composite gốm - kim loại từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Vật liệu composite gốm - kim loại là vật liệu vô cùng đặc biệt và là thành phần không thể thiếu đối với các lò phản ứng hạt nhân. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để sản xuất các động cơ phản lực do đặc tính chịu nhiệt tuyệt vời.
Nhờ nhập lậu, Iran có cả hai loại vật liệu composite nhựa – carbon và composite gốm - kim loại, thứ mà họ còn thiếu trong công nghệ chế tạo các loại tên lửa tối tân nhất. Do vậy, Iran cũng đạt được nhiều tiến bộ trong công nghệ hạt nhân.
Chật vật phương kế kìm chế Iran
Dường như ngành công nghiệp quốc phòng của Iran ngày càng có khả năng thúc đẩy chương trình tên lửa hạt nhân mà không cần tới sự tiếp nhận công nghệ nước ngoài bởi khả năng “tự cung tự cấp” gần đây của họ.
Cộng đồng quốc tế đang ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kìm chế Tehran. Có những thời điếm, các quốc gia Arab ở Trung Đông đầu tư rất nhiều tiền của vào các chương trình quốc phòng công nghệ cao, chủ yếu là các dự án hạt nhân; song nền kinh tế cũng như công nghệ, kỹ thuật lạc hậu và nguồn nhân lực chất lượng cao nghèo nàn kìm hãm các nước này đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực này.
Do vậy, nhìn chung, họ đều tìm kiếm sự hỗ trợ thiết yếu từ bên ngoài. Những cơ sở hạt nhân bí mật được xây dựng, nhập khẩu một loạt các thiết bị trọng yếu cùng với sự cộng tác của các chuyên gia nước ngoài.
Song một chiến lược như vậy dễ đặt các dự án hạt nhân của các nước Arab vào thế nguy hiểm.
Chẳng hạn, năm 1981, Israel ném bom phá hủy lò phản ứng hạt nhân Osirak tại Trung tâm hạt nhân Al Tuwaitha gần Baghdad, Thủ đô của Iraq. Các nhà phân tích cho rằng vụ tấn công của Israel khi đó gần như khiến toàn bộ chương trình hạt nhân của Iraq phải ngừng lại
Không dừng lại ở đó, tháng 9/2007, máy bay chiến đấu Israel lại bắn phá một cơ sở hạt nhân không xác định khác ở Syria được cho là một phần của chương trình hạt nhân của Damascus.
Nhờ hai cuộc không kích trên, Israel đạt được mục tiêu của họ. Các chương trình vũ khí hạt nhân của các nước Arab khiến người Israel “khó chịu” bị chậm lại đáng kể.
Tuy nhiên, đối với Iran, Israel không thể áp dụng phương kế trên. Israel không thể tấn công vào Iran không phải vì khoảng cách địa lý giữa hai nước. Vấn đề nằm ở chỗ mức độ phát triển công nghiệp lẫn công nghệ của Iran vượt xa so với Syria và Iraq.
Một cách gián tiếp, Israel từng thừa nhận điều này khi một quan chức quốc phòng cấp cao của Israel thừa nhận với Reuters: "Với Iran thì lại khác. Chúng ta không có khả năng tấn công họ”.
Ngoài ra, Iran còn có một hệ thống giáo dục khoa học phát triển mạnh mẽ. Sinh viên Iran luôn đạt được nhiều thành tích nổi trội trong các cuộc thi Olympic vật lý và toán học quốc tế.
Do đó, các đối thủ coi chương trình hạt nhân của Iran như là cái gai trong mắt sớm hay muộn cũng sẽ phải ngừng đối xử với Tehran như là “một đứa trẻ lớn ngốc nghếch” muốn có bom nguyên tử để đe dọa các nước láng giềng.
Sớm hay muộn thì quyền sở hữu công nghệ quân sự tiên tiến nhất bao gồm vũ khí hạt nhân của Iran cũng sẽ phải được giải quyết một cách nghiêm chỉnh.
Song, để giải quyết vấn đề Iran, cộng đồng quốc tế cần thảo luận để tìm ra một pháp giải khôn ngoan hơn chứ không phải là chăm chăm theo đuổi các biện pháp cứng rắn để kìm chế sự phát triển công nghệ và cô lập về chính trị đối với nước này.
Hiện nay bất chấp vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, Iran có khả năng sản các vật liệu composite nhựa - carbon cao cấp.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Wahidi thì họ là một trong mười quốc gia trên thế giới có thể sản xuất chúng. Hãng thông tấn AP trích dẫn lời ông Wahidi rằng khả năng mới này sẽ giúp ích cho Iran rất nhiều trong việc chế tạo các vũ khí quân sự hiện đại.
Cũng theo ông Wahidi việc có thể sản xuất các vật liệu composite nhựa – carbon đang tạo ra động lực lớn thúc đẩy Iran phát triển các tên lửa nhiên liệu rắn tầm xa bởi composite nhựa – carbon là "chìa khóa" để sản xuất các động cơ tên lửa nhiên liệu rắn hiện đại.
Bộ trưởng quốc phòng Iran Ahmad Wahidi cho biết Iran là một trong mười quốc gia trên thế giới có thể sản xuất vật liệu composite phục vụ cho việc phát triển vũ khí hạt nhân. |
Trong giai đoạn 2005-2006, người ta phát hiện ra một số công ty thuộc các quốc gia vùng Vịnh đứng tên các kiều bào Iran nhập khẩu bất hợp pháp các vật liệu composite gốm - kim loại từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Vật liệu composite gốm - kim loại là vật liệu vô cùng đặc biệt và là thành phần không thể thiếu đối với các lò phản ứng hạt nhân. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để sản xuất các động cơ phản lực do đặc tính chịu nhiệt tuyệt vời.
Nhờ nhập lậu, Iran có cả hai loại vật liệu composite nhựa – carbon và composite gốm - kim loại, thứ mà họ còn thiếu trong công nghệ chế tạo các loại tên lửa tối tân nhất. Do vậy, Iran cũng đạt được nhiều tiến bộ trong công nghệ hạt nhân.
Chật vật phương kế kìm chế Iran
Dường như ngành công nghiệp quốc phòng của Iran ngày càng có khả năng thúc đẩy chương trình tên lửa hạt nhân mà không cần tới sự tiếp nhận công nghệ nước ngoài bởi khả năng “tự cung tự cấp” gần đây của họ.
Cộng đồng quốc tế đang ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kìm chế Tehran. Có những thời điếm, các quốc gia Arab ở Trung Đông đầu tư rất nhiều tiền của vào các chương trình quốc phòng công nghệ cao, chủ yếu là các dự án hạt nhân; song nền kinh tế cũng như công nghệ, kỹ thuật lạc hậu và nguồn nhân lực chất lượng cao nghèo nàn kìm hãm các nước này đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực này.
Do vậy, nhìn chung, họ đều tìm kiếm sự hỗ trợ thiết yếu từ bên ngoài. Những cơ sở hạt nhân bí mật được xây dựng, nhập khẩu một loạt các thiết bị trọng yếu cùng với sự cộng tác của các chuyên gia nước ngoài.
Song một chiến lược như vậy dễ đặt các dự án hạt nhân của các nước Arab vào thế nguy hiểm.
Chẳng hạn, năm 1981, Israel ném bom phá hủy lò phản ứng hạt nhân Osirak tại Trung tâm hạt nhân Al Tuwaitha gần Baghdad, Thủ đô của Iraq. Các nhà phân tích cho rằng vụ tấn công của Israel khi đó gần như khiến toàn bộ chương trình hạt nhân của Iraq phải ngừng lại
Không dừng lại ở đó, tháng 9/2007, máy bay chiến đấu Israel lại bắn phá một cơ sở hạt nhân không xác định khác ở Syria được cho là một phần của chương trình hạt nhân của Damascus.
Nhờ hai cuộc không kích trên, Israel đạt được mục tiêu của họ. Các chương trình vũ khí hạt nhân của các nước Arab khiến người Israel “khó chịu” bị chậm lại đáng kể.
Israel ném bom phá hủy lò phản ứng hạt nhân Osirak của Iraq năm 1981. |
Một cách gián tiếp, Israel từng thừa nhận điều này khi một quan chức quốc phòng cấp cao của Israel thừa nhận với Reuters: "Với Iran thì lại khác. Chúng ta không có khả năng tấn công họ”.
Ngoài ra, Iran còn có một hệ thống giáo dục khoa học phát triển mạnh mẽ. Sinh viên Iran luôn đạt được nhiều thành tích nổi trội trong các cuộc thi Olympic vật lý và toán học quốc tế.
Do đó, các đối thủ coi chương trình hạt nhân của Iran như là cái gai trong mắt sớm hay muộn cũng sẽ phải ngừng đối xử với Tehran như là “một đứa trẻ lớn ngốc nghếch” muốn có bom nguyên tử để đe dọa các nước láng giềng.
Sớm hay muộn thì quyền sở hữu công nghệ quân sự tiên tiến nhất bao gồm vũ khí hạt nhân của Iran cũng sẽ phải được giải quyết một cách nghiêm chỉnh.
Song, để giải quyết vấn đề Iran, cộng đồng quốc tế cần thảo luận để tìm ra một pháp giải khôn ngoan hơn chứ không phải là chăm chăm theo đuổi các biện pháp cứng rắn để kìm chế sự phát triển công nghệ và cô lập về chính trị đối với nước này.
0 nhận xét