Từ sự kêu cứu của nhà vô địch Karatedo châu Á - Phải tự bảo vệ mình

Những ngày gần đây, từ thông tin của một tờ báo mạng, dư luận tỏ ra quan tâm đến trường hợp của quán quân Karatedo Asiad 2006, Vũ Thị Nguyệt Ánh, khi VĐV này đang bị chấn thương nặng nhưng không thể phẫu thuật dứt điểm do thiếu kinh phí. Ngay lập tức, những phê phán nặng nề đều hướng đến những nhà quản lý thể thao.
Công Vinh tự chữa trị chấn thương và trở lại thành công. Ảnh: V.S.I.
Trường hợp Nguyệt Ánh không thiếu trong làng thể thao Việt Nam. Nguyệt Ánh được quan tâm bởi cô là ngôi sao của Karatedo Việt Nam. Những trường hợp khác nhanh chóng bị lãng quên bởi họ đã giải nghệ hoặc không đạt thành tích cao.
Ngay cả ở môn thể thao vua như bóng đá, không thiếu các trường hợp VĐV phải ngậm ngùi giã từ sự nghiệp do chấn thương. Bản thân VFF hay các CLB cũng chỉ hỗ trợ được phần nào kinh phí. Nói như vậy để thấy, trường hợp của Nguyệt Ánh là tiêu biểu nhưng nếu chỉ đề cập riêng cá nhân VĐV này thì chưa bao quát được hết vấn đề. Lỗi của các nhà quản lý thể thao chỉ là một phần bởi kinh phí dành cho thể thao của nhà nước không nhiều mà phần lớn dành cho tập luyện thi đấu.
Ngay ở môn bóng đá, tiền đạo số 1 Việt Nam là Lê Công Vinh trong năm 2010 ngoài sự hỗ trợ của CLB Hà Nội T&T cũng phải bỏ tiền túi để sang Bồ Đào Nha phẫu thuật. Chấn thương của anh còn nhẹ hơn trường hợp của Nguyệt Ánh, nhưng vì lo cho chính tương lai của mình, Công Vinh quyết định mất 1 năm thi đấu để chữa trị dứt điểm.
Sau khi phẫu thuật, Lê Công Vinh nhanh chóng lấy lại phong độ. Ở đây có thể thấy, ý thức của một VĐV rất quan trọng. Chấn thương trong thể thao dù nặng hay nhẹ, luôn được các bác sĩ khuyến cáo là nên chữa trị dứt điểm ngay khi mới bắt đầu. Đối với Nguyệt Ánh, chấn thương của cô được phát hiện từ năm 2008 nhưng cho đến nay, dù đã xác định phải chữa trị ngay nhưng có lẽ phải sau khi thi đấu tại SEA Games 26 trở về, Nguyệt Ánh mới nghỉ ngơi. Vấn đề ở chỗ, do không chữa trị sớm, lại duy trì cường độ thi đấu cao, nên chi phí giải phẫu đã cả tỷ đồng và phải ra nước ngoài mới thực hiện được.
Trong trường hợp này, thật khó có thể nói là những HLV hoặc các nhà quản lý thể thao biết Nguyệt Ánh bị chấn thương mà vẫn ép cô thi đấu. Sự chủ quan ở đây cần được nhìn nhận từ cả chính bản thân VĐV bởi xin nghỉ để chữa thương là quyền của họ. Hơn nữa, khi ấy, gánh nặng về kinh phí cũng dễ được giải quyết. Đã là VĐV chuyên nghiệp, ý thức về năng lực cá nhân rất quan trọng bởi nó liên quan đến tuổi nghề, khả năng duy trì thành tích đỉnh cao, song song với sự ổn định về thu nhập.
Ở một góc độ khác, cần phải thấy cách vận hành của nền thể thao Việt Nam còn quá nhiều bất cập. Không phải môn nào cũng được như bóng đá, nơi có tính chuyên nghiệp cao, VĐV tự biết và có khả năng lo cho mình. Phần lớn những môn thể thao khác đều được bao cấp, sức ép thành tích khá nhiều và các HLV, VĐV cũng không trang bị đủ những kiến thức về nghề nghiệp để tự bảo vệ mình. Cái cần thiết nhất là từng môn phải nâng cao tính chuyên nghiệp, càng tránh phụ thuộc vào ngân sách nhà nước càng tốt.
Tâm Việt
SGGP

Tags: ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia