Phân tích của ông Branko Milanovic đã đưa ra một góc nhìn lý giải các hiện tượng xã hội đã diễn ra nửa đầu năm 2011 từ "Mùa xuân Arab" tới bạo loạn ở Anh và Trung Quốc...
Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang ngày càng gia tăng. Nhưng sẽ là sai lầm nếu quy kết nguyên nhân của các cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập, hay những bất mãn ở Mỹ cho sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo.
Vấn đề thực sự là việc tiêu dùng đang ngày càng trở nên khoa trương hơn, và do toàn cầu hóa mà giờ đây một người phương Tây trung lưu hay một người châu Phi sống bằng 1 USD/ngày đều có thể tự so sánh mình với những kẻ giàu nhất thế giới.
Đoạn trích trên là mở đầu bài viết của Branko Milanovic, một trong những nhà kinh tế học đứng đầu nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, giáo sư thỉnh giảng thuộc Đại học Maryland (Mỹ).
Vấn đề thực sự là việc tiêu dùng đang ngày càng trở nên khoa trương hơn, và do toàn cầu hóa mà giờ đây một người phương Tây trung lưu hay một người châu Phi sống bằng 1 USD/ngày đều có thể tự so sánh mình với những kẻ giàu nhất thế giới.
Đoạn trích trên là mở đầu bài viết của Branko Milanovic, một trong những nhà kinh tế học đứng đầu nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, giáo sư thỉnh giảng thuộc Đại học Maryland (Mỹ).
Ông Branko Milanovic cho rằng, sự khoa trương của giới giàu có đã đẩy các xã hội tiềm ẩn bất ổn vào bạo loạn. |
Mãi đến sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 nổ ra – thời điểm mà sự bất bình đẳng thu nhập ở mức chưa từng thấy kể từ thời kỳ Đại Khủng hoảng 1936 - sự tương phản đang ngày càng rõ rệt giữa người giàu và người nghèo mới bắt đầu gây sự chú ý.
Từ Tunisia đến Ai Cập, từ Anh đến Mỹ, sự bất bình đẳng này được trưng ra như là nguyên nhân chính của những cuộc cách mạng và bạo động, của sự tan vỡ về kinh tế.
Cảm giác về sự chênh lệch giàu nghèo gia tăng phản ánh phần nào thực tế: từ giữa thập niên 1980 đến những năm 2000, bất bình đẳng thu nhập đã gia tăng chóng mặt tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Thụy Điển.
Hệ số Gini (được sử dụng để đo mức bất bình đẳng thu nhập, với thang điểm 0 tương ứng với thu nhập của mọi người trong quốc gia ngang bằng nhau đến 100 tương ứng với thu nhập cả quốc gia rơi vào tay 1 người) đã tăng từ 35 lên 40 tại Mỹ hay từ dưới 30 lên 45 tại Trung Quốc và Nga, và từ 22 lên 29 tại quốc gia nổi tiếng là bình đẳng như Thụy Điển.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thống kê rằng chỉ số Gini đã tăng ở 16 trong tổng số 20 nước giàu nhất thế giới, và ở các quốc gia đang phát triển như Indonesia hay Nam Phi.
Những người nghèo có thể cảm nhận rõ rệt sự bất công. Nhiều nền kinh tế lụi tàn, khiến khoản thu của người nghèo cũng giảm đáng kể. Bất chấp việc thu nhập trung bình của thế giới đã tăng trong khoảng từ năm 1980 đến 2005, con số người sống dưới mức nghèo khổ (1USD/ngày).
Từ Tunisia đến Ai Cập, từ Anh đến Mỹ, sự bất bình đẳng này được trưng ra như là nguyên nhân chính của những cuộc cách mạng và bạo động, của sự tan vỡ về kinh tế.
Cảm giác về sự chênh lệch giàu nghèo gia tăng phản ánh phần nào thực tế: từ giữa thập niên 1980 đến những năm 2000, bất bình đẳng thu nhập đã gia tăng chóng mặt tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Thụy Điển.
Hệ số Gini (được sử dụng để đo mức bất bình đẳng thu nhập, với thang điểm 0 tương ứng với thu nhập của mọi người trong quốc gia ngang bằng nhau đến 100 tương ứng với thu nhập cả quốc gia rơi vào tay 1 người) đã tăng từ 35 lên 40 tại Mỹ hay từ dưới 30 lên 45 tại Trung Quốc và Nga, và từ 22 lên 29 tại quốc gia nổi tiếng là bình đẳng như Thụy Điển.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thống kê rằng chỉ số Gini đã tăng ở 16 trong tổng số 20 nước giàu nhất thế giới, và ở các quốc gia đang phát triển như Indonesia hay Nam Phi.
Những người nghèo có thể cảm nhận rõ rệt sự bất công. Nhiều nền kinh tế lụi tàn, khiến khoản thu của người nghèo cũng giảm đáng kể. Bất chấp việc thu nhập trung bình của thế giới đã tăng trong khoảng từ năm 1980 đến 2005, con số người sống dưới mức nghèo khổ (1USD/ngày).
Biểu đồ cho thấy hệ số bất bình đẳng của Ai Cập và Tunisia còn thấp hơn Mỹ. |
Nhu cầu bình đẳng cao hơn tự do
Thế nhưng phải lưu ý rằng tại nhiều quốc gia, cảm nhận của người dân về bất bình đẳng đã vượt xa so với những gì diễn ra trong thực tế. Trong 3 cuộc Khảo sát Giá trị thế giới (World Value Survey) gần nhất vào đầu các thập kỷ 1980, 1990 và 2000, khi được yêu cầu lựa chọn giữa nhiều tự do hơn hay bình đẳng hơn, ngày càng có nhiều người chọn phương án thứ hai.
Cảm nhận về sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo thậm chí tồn tại ngay ở những quốc gia mà các báo cáo cho biết không có biến động lớn trong thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Có những lý do cho điều này – nhiều người tin rằng những phương pháp khảo sát thu nhập hiện tại có thể phản ánh không chính xác thực tế, bởi nhiều người có thể từ chối làm khảo sát hoặc khai gian khoản thu nhập thực tế của họ.
Ấn Độ có thể xem là một ví dụ điển hình. Kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào thập niên 1990, GDP bình quân đầu người của nước này đã tăng đều đặn 5%/năm, nhưng tiêu thụ bình quân đầu người chỉ tăng 1%/năm.
Thế nhưng phải lưu ý rằng tại nhiều quốc gia, cảm nhận của người dân về bất bình đẳng đã vượt xa so với những gì diễn ra trong thực tế. Trong 3 cuộc Khảo sát Giá trị thế giới (World Value Survey) gần nhất vào đầu các thập kỷ 1980, 1990 và 2000, khi được yêu cầu lựa chọn giữa nhiều tự do hơn hay bình đẳng hơn, ngày càng có nhiều người chọn phương án thứ hai.
Cảm nhận về sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo thậm chí tồn tại ngay ở những quốc gia mà các báo cáo cho biết không có biến động lớn trong thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Có những lý do cho điều này – nhiều người tin rằng những phương pháp khảo sát thu nhập hiện tại có thể phản ánh không chính xác thực tế, bởi nhiều người có thể từ chối làm khảo sát hoặc khai gian khoản thu nhập thực tế của họ.
Ấn Độ có thể xem là một ví dụ điển hình. Kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào thập niên 1990, GDP bình quân đầu người của nước này đã tăng đều đặn 5%/năm, nhưng tiêu thụ bình quân đầu người chỉ tăng 1%/năm.
Nền kinh tế phát triển nhưng hố ngăn cách trong xã hội này theo đó cũng bị đào sâu thêm. |
Nhiều ý kiến cho rằng sự chênh lệch trên là do những cuộc khảo sát đã không nắm được thu nhập thực tế của những người giàu. Nói cách khác, GDP bình quân đầu người tăng là do những người giàu Ấn Độ ngày càng giàu hơn nhưng không khai báo thêm thu nhập, trong khi đông đảo những người trung lưu không khá hơn và do đó không tiêu thụ nhiều hơn, phản ánh trên mức tiêu thụ bình quân đầu người.
Nhưng sự sai lệch trong khảo sát không thể là lý do – vấn đề này đã tồn tại từ khi chúng ta bắt đầu phương pháp này hàng chục năm qua và không có dấu hiệu gì trở nên tồi tệ hơn. Mặt khác, những cuộc khảo sát công phu và kỹ lưỡng hơn như của Tòa án thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) cho thấy kết quả không khác mấy so với khảo sát bằng giấy kiểu truyền thống.
Cảm giác bất bình đẳng bị thổi phồng?
Như vậy, việc cảm giác về bất bình đẳng giàu nghèo bị thổi phồng lên quá mức không phải do phương pháp khảo sát, cũng không phải do những người giàu mà bắt nguồn từ sự kết hợp của những yếu tố trong nước và quốc tế.
Lấy ví dụ Ai Cập và Tunisia, nơi vừa xảy ra hai cuộc biến động chính trị được cho là bắt nguồn từ sự bất bình đẳng thu nhập. Trên thực tế, mức tăng trưởng kinh tế và sự chênh lệch giàu nghèo tại 2 quốc gia này đã không có biến động gì lớn trong những năm qua.
Tại Tunisia, hệ số bất bình đẳng thu nhập đã liên tục ổn định kể từ thập kỷ 1990, trong khi hệ số đó tại Ai Cập thậm chí còn giảm. Ngay trước khi cuộc cách mạng nổ ra, mức bất bình đẳng tại 2 nước này là cao nhưng không đến mức bùng nổ: chỉ số của Tunisia chỉ ngang ngửa Mỹ trong khi của Ai Cập là thấp hơn. Đây không thể coi là tình trạng lý tưởng dẫn đến bất mãn sâu rộng và bùng nổ cách mạng như người ta vẫn liên hệ.
Nguồn gốc của sự giận dữ đã biến thành "Mùa xuân Arab" phải được tìm thấy ở nơi khác – đó là cảm giác bị đối xử bất công trong hệ thống phân phối thu nhập hiện tại, và cảm giác về sự bất bình đẳng sâu sắc hơn mức độ thực tế của nó.
Cảm giác bất công được thúc đẩy từ những yếu tố trong nước. Khi kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp cao và nạn tham nhũng lan tràn, sự bất bình đẳng chuyển thành sự bất công trong mắt người dân.
Bất ổn ở Trung Đông - Bắc Phi được thúc đẩy bởi cảm giác bất bình đẳng trong quần chúng. |
Tại Ai Cập và Tunisia, những người ở trên đỉnh của tháp thu nhập chính là những người gom góp tài sản qua việc tham nhũng. Những người thất nghiệp xem nỗi khổ của họ xuất phát trực tiếp từ cách tầng lớp giàu tích lũy của cải.
Trong khi đó, việc cảm giác về bất bình đẳng bị thổi phồng lên lại xuất phát từ 2 yếu tố chính: đặc tính của chủ nghĩa tư bản hiện đại và toàn cầu hóa.
Trong thế giới ngày nay, người ta ăn mừng sự thành công bằng những cách cao ngạo nhất có thể. Xã hội tư bản kiểu mới – được Thủ tướng Thatcher và Tổng thống Reagan cổ xúy tại Anh và Mỹ trong thập niên 1980 – là xã hội dựa trên nguyên lý “được ăn cả ngã về không”.
Tồi tệ hơn là kẻ chiến thắng còn muốn tất cả mọi người biết anh ta là kẻ chiến thắng. Lối tiêu dùng xa hoa, những màn trình diễn quyền lực chính trị, và lối sống khoa trương được sử dụng như là giấy chứng nhận cho sự thành công.
Cách đây một thế kỷ, trong cuốn Hậu quả kinh tế của hòa bình (The economic consequences of the peace), John Maynard Keynes đã mô tả xã hội tư bản phương tây trước Thế chiến thứ nhất. Đó là một xã hội trái ngược hoàn toàn so với ngày nay:
“Xã hội rập khuôn đến mức tất cả những khoản thu nhập gia tăng rơi vào tay giai cấp ít có khả năng sẽ tiêu xài nó nhất. Tầng lớp giàu có của thế kỷ 19 không được nuôi dạy để chi xài những khoản tiền lớn, và thích thú với quyền lực có được từ những vụ đầu tư hơn là thú vui từ việc tiêu xài. Thực tế chính là sự bất bình đẳng trong phân phối của cải đã dẫn đến việc tích lũy một lượng lớn tài sản cố hữu vả tư bản… vốn là đặc trưng của thời kỳ này.
Đây cũng chính là lời biện giải cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Bởi thế giới sẽ không thể chịu đựng được lâu một xã hội mà những người giàu tiêu hết của cải thu lượm được cho thú vui riêng”.
Keynes đã cho rằng sự tồn tại về lâu dài của chủ nghĩa tư bản dựa trên việc duy trì cấu trúc này, theo đó tầng lớp giàu là những bể chứa tiền tiết kiệm chứ không phải là động lực của tiêu xài.
Đặc tính “được ăn cả ngã về không” còn được phóng đại hơn bởi một giới truyền thông chi đổ dồn sự chú ý vào cuộc sống ở đỉnh cao – những người giàu nhất, đẹp nhất, thành công nhất. Dĩ nhiên không thể đổ lỗi hoàn toàn cho họ, suy cho cùng giới truyền thông cũng chỉ chạy theo thị hiếu của xã hội.
Và xã hội cần biết về cuộc sống của những người trên đỉnh cao. Chẳng hạn, sự khác biệt về chuyên môn giữa tay vợt số 1 và số 100 thế giới có thể không lớn, nhưng sự tiếp đãi mà họ nhận được lại khác nhau một trời một vực. Giờ đây hình ảnh của sự thành công là yếu tố quan trọng – không ai muốn mua một chiếc áo được quảng cáo bởi một tay vợt xếp thứ 78 thế giới.
Sự phô trương của giới thượng lưu không chỉ tạo ấn tượng xấu về "đám mới nổi" như thế kỷ trước mà còn tiềm ẩn mầm mống khơi mào bạo loạn. |
Tâm lý đỉnh cao và "ánh xạ" tiêu cực của nó
Quá trình toàn cầu hóa đã khiến tâm lý “muốn ở đỉnh cao” phổ biến khắp toàn cầu. Với sự phát tán của Internet, điện thoại di động và truyền thông xã hội, mọi người trên thế giới đều có thể tìm hiểu về cuộc sống của những người giàu có nhất, cả trong nước và quốc tế, và đem so sánh với bản thân.
Sự ví von nổi tiếng của Marshall McLuhan về một “ngôi làng toàn cầu” đã trở thành hiện thực. Thậm chí, như giáo sư Carol Graham của Viện Brookings và Stefano Pettinato – cố vấn cao cấp thuộc Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã chỉ ra, giờ đây không chỉ có những người nghèo trên thế giới cảm thấy bị bỏ lại phía sau, mà cả tầng lớp mà bà Graham định nghĩa là “kẻ thành đạt bối rối” – những người đã thành đạt nhưng vẫn cảm thấy thiếu thốn vì có kẻ khác làm tốt hơn. Những người này, theo bà Graham, càng biết rõ về những người giỏi hơn mình họ lại càng cảm thấy tuyệt vọng.
Trung Quốc có lẽ là ví dụ tiêu biển nhất cho hiện tượng này. Trong khi mức sống chung của người dân Trung Quốc đã tăng rõ rệt trong thập kỷ qua, Khảo sát Giá trị Thế giới lại cho thấy mức độ hài lòng với cuộc sống lại giảm tương ứng. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân là do sự khác biệt thu nhập, đặc biệt là khi lối tiêu dùng khoa trương của một số người đã trở nên nổi bật giữa xã hội.
Quá trình toàn cầu hóa hiện nay không khác mấy so với những gì diễn ra trong thế kỷ 18 và 19, khi những quốc gia- dân tộc (nation-state) được hình thành trên cơ sở những ngôi làng và những thị trấn vốn lạ lẫm với lối sống của nhau. Quyền lực chính trị được củng cố, giao thông được cải thiện càng làm cho sự khác biệt trở nên rõ ràng hơn. Sự bất mãn do khác biệt đã khiến chính quyền thời bấy giờ phải tìm mọi cách để xóa đi khoảng cách giữa các tầng lớp, các vùng miền – đó là lý do tại sao giai cấp quý tộc Pháp đã mất đi toàn bộ quyền lực phong kiến sau cuộc cách mạng 1789.
Thế giới toàn cầu hóa hiện đại lại không có được một chính quyền trung ương giúp làm thu hẹp khoảng cách thu nhập. Cũng không có cánh cửa nào khép lại quá trình toàn cầu hóa: sự khác biệt thu nhập được bộc lộ và cảm giác bất mãn gia tăng, nhưng lại không có chỗ thoát hay giải pháp.
Cơ ngơi được gây dựng bởi 4 đời của một dòng họ Anh bị đốt phát trở thành một trong những biểu tượng của cuộc bạo loạn vừa qua. |
Giải quyết vấn đề bằng những biện pháp toàn cầu, chẳng hạn chuyển của cải từ người giàu sang người nghèo, là không thực tế. Cứ 1.000 USD các nước giàu làm ra thì chỉ có 3 USD được viện trợ cho các nước nghèo. Cuộc khủng hoảng tài chính có thể làm giảm con số đó hơn nữa. Và số tiền ít ỏi như vậy thậm chí còn không thể làm dịu bớt tình trạng nghèo khổ trên thế giới, chưa nói đến cảm giác bất mãn.
Tính chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại không thể thay đổi trong một sớm một chiều, và quá trình toàn cầu hóa cũng không thể bị dẹp bỏ - sẽ là ngốc nghếch nếu muốn dẹp bỏ một hiện tượng đã giúp tăng mức thu nhập ngang bằng với khoảng tăng thu nhập từ 1914 đến 1980. Một sự ngốc nghếch không kém sẽ là phản ứng tiêu cực với khoa học công nghệ, hay những nỗ lực cố gắng ngăn chặn những luồng thông tin phát tán trên mạng.
Công thức của bất ổn xã hội là tăng trưởng chậm, bất bình đẳng lớn, tỉ lệ thất nghiệp cao. Ai Cập và Tunisia chỉ có 2 trong 3 đặc điểm trên. Thế nhưng sự bất bình đẳng, ngay cả khi không phải ở mức cao so với thế giới, sẽ bị cảm nhận như là sự bất công, và tăng trưởng không thể là bức bình phong cho tham nhũng.
Sự bất bình đẳng về thu nhập đã trở thành chủ đề nóng trên bàn nghị sự thế giới vì sự gia tăng dài hạn của nó, phẩm chất mới của giới nhà giàu và tác động tự toàn cầu hóa. Ba yếu tố này không tồn tại độc lập. Toàn cầu hóa đóng góp vào sự bất bình đẳng thu nhập. Hệ tư tưởng của người giàu biện hộ cho nó. Nhưng chính cách cư xử của những người giàu đang làm cho sự bất bình đẳng này trở nên chói chang hơn và đáng nghi vấn hơn – chính điều này lại đang phá hỏng trật tự kinh tế mà họ là những người có lợi nhất.
0 nhận xét