Đây là nhận định chung của nhiều người dân Mỹ trong cuộc thăm dò dư luận do hãng tin Reuters và Cơ quan tổ chức thăm dò dư luận Ipsos tiến hành vừa được công bố vào ngày 10-8. Kết quả này cho thấy sự lo lắng của người dân về tương lai nước Mỹ khi nền kinh tế liên tục gặp nhiều sóng gió trong thời gian gần đây.
- Người dân tức giận
Theo hãng tin Reuters, cuộc thăm dò dư luận trên đã phản ánh nỗi lo ngại ngày càng tăng về nền kinh tế Mỹ cũng như sự bất mãn, tức giận của người dân khi chính phủ phải vật lộn hết sức khó khăn để tránh vỡ nợ, xếp hạng tín dụng của Mỹ bị giảm lần đầu tiên trong lịch sử, thị trường chứng khoán lao dốc và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao lên tới 9,1%. Khoảng 73% người dân Mỹ tin rằng nước này đang đi sai đường. Chỉ có 1/5 người, tương đương với 21%, nghĩ đất nước đang đi đúng hướng. Khoảng 47% người được hỏi đã trả lời, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến đối với nền kinh tế Mỹ.
Người tiêu dùng Mỹ phải thắt chặt hầu bao trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. |
Chuyên gia thăm dò ý kiến của Ipsos, Julia Clark nhận định, sở dĩ người dân Mỹ nghĩ đất nước họ đang đi chệch hướng là do họ đang không hài lòng về nền kinh tế cũng như cuộc đối đầu giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Tuy nhiên, bà Clark cũng khẳng định, điều này chưa thể coi là một dấu hiệu báo trước về sự thất bại của ông Obama trong cuộc bầu cử vào năm 2012. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Obama hiện chỉ còn 46%, giảm 3% so với tháng trước. Tỷ lệ ủng hộ này được cho là đang ở mức nguy hiểm. Người tiền nhiệm của ông, Geogre W. Bush chưa từng có tỷ lệ ủng hộ xuống dưới 46% trong năm tái ứng cử tổng thống 2004. Cuộc khảo sát của Reuters và Ipsos được tiến hành trên 1.055 người, tỷ lệ sai số là 3%.
Một kết quả thăm dò dư luận do báo Washington Post tiến hành cho thấy đến 75% người Mỹ bày tỏ quan điểm không tin tưởng vào việc nước Mỹ có thể phục hồi kinh tế trong thời gian ngắn. Trong khi có đến 80% người bày tỏ sự thất vọng về bộ máy chính trị.
Một kết quả thăm dò dư luận do báo Washington Post tiến hành cho thấy đến 75% người Mỹ bày tỏ quan điểm không tin tưởng vào việc nước Mỹ có thể phục hồi kinh tế trong thời gian ngắn. Trong khi có đến 80% người bày tỏ sự thất vọng về bộ máy chính trị.
- Thâm hụt ngân sách liên bang 1.100 tỷ USD
Trong lúc người dân đang lo lắng về tương lai của đầu tàu kinh tế thế giới, Bộ Tài chính Mỹ lại công bố một thông tin tiếp tục gây lo ngại: thâm hụt ngân sách liên bang của nước này đã lên tới 1.100 tỷ USD trong 10 tháng đầu tài khóa 2011, đồng nghĩa với việc 3 năm liên tiếp thâm hụt tài chính Mỹ chạm đỉnh 1.000 tỷ USD.
Thâm hụt ngân sách liên bang tháng 7 năm nay ở mức 129 tỷ USD, cao hơn nhiều mức thâm hụt 43 tỷ USD của tháng trước đó. Dưới thời ông Bush, dù chi quá mạnh tay thâm hụt ngân sách tài khóa của Mỹ chưa bao giờ tiến sát mốc 1.000 tỷ USD.
Tổng thống Obama và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke đã họp khẩn tại Phòng bầu dục của Nhà Trắng để thảo luận tình hình kinh tế Mỹ và toàn cầu. Tham dự cuộc họp còn có Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner cùng các quan chức và cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng.
Thông tin trên các báo trong mấy ngày qua hầu hết cũng đều bày tỏ lo ngại về nền kinh tế Mỹ. Nền kinh tế nước này chỉ tăng trưởng ở mức 1,3 %/năm trong quý 2. Các số liệu này đều thấp hơn nhiều so với dự đoán trước đó của các nhà kinh tế. Điều này cho thấy quy mô của kinh tế Mỹ hiện vẫn nhỏ hơn so với thời điểm năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà đất bắt đầu.
Thông tin trên các báo trong mấy ngày qua hầu hết cũng đều bày tỏ lo ngại về nền kinh tế Mỹ. Nền kinh tế nước này chỉ tăng trưởng ở mức 1,3 %/năm trong quý 2. Các số liệu này đều thấp hơn nhiều so với dự đoán trước đó của các nhà kinh tế. Điều này cho thấy quy mô của kinh tế Mỹ hiện vẫn nhỏ hơn so với thời điểm năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà đất bắt đầu.
Các nhà kinh tế đưa ra nhiều lý do cho tình trạng tăng trưởng đáng thất vọng này. Thứ nhất do tiêu dùng cá nhân suy giảm. Việc trì hoãn trả lương, lương thấp và thất nghiệp khiến người dân phải thắt chặt hầu bao. Các nhà kinh tế cho biết tiêu dùng tăng gần 1% trong quý 2, mức thấp nhất kể từ khi suy thoái kết thúc.
Lý do thứ hai là cắt giảm chi tiêu chính phủ. Chính quyền ở tất cả các cấp liên bang, tiểu bang và địa phương đang thiếu tiền mặt nghiêm trọng và buộc phải hạn chế chi tiêu.
Một nguyên nhân khác là tỷ lệ tuyển dụng người lao động thấp. Trong tháng 6 chỉ có thêm 18.000 lao động được tuyển dụng, thấp hơn nhiều so với con số trên 200.000 tính từ tháng 2 cho đến tháng 5.
THANH HẰNG
Theo SGGP
0 nhận xét