Nhiều động thái “thân mật” giữa Ấn Độ với thành viên ASEAN đang khiến “rồng Trung Quốc” như ngồi trên đống lửa, theo dõi nhất cử nhất động của các bên.
Dù vậy, bất chấp những quan ngại của dư luận Trung Quốc, học giả Ye Hailin, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội lại cho rằng, khả năng Ấn Độ sẽ hiện diện tại biển Đông là điều không chắc chắn.
Dù vậy, bất chấp những quan ngại của dư luận Trung Quốc, học giả Ye Hailin, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội lại cho rằng, khả năng Ấn Độ sẽ hiện diện tại biển Đông là điều không chắc chắn.
“Tôi tin rằng đây là hành động nhằm gia tăng áp lực với Trung Quốc. Thành viên ASEAN đang hy vọng thông qua hợp tác quân sự với các nước để đủ tự tin và nạp thêm dũng khí đối đầu với Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông”, ông Ye khẳng định trong bài trả lời phỏng vấn Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc.
Chuyên gia này nhấn mạnh, thực tế, Ấn Độ không thực sự ham muốn lãnh hải này, cũng chưa đến lúc phải cử tàu tới đây. Những động thái “gần gũi” với hải quân thành viên ASEAN những ngày qua chủ yếu nhằm khẳng định với các quốc gia Đông Nam Á rằng nước này đóng một vai trò quan trọng tại biển Đông và vai trò ấy được thể hiện dưới hình ảnh một láng giềng tích cực nhưng không sẵn sàng nhúng tay hoặc gánh vác trách nhiệm cụ thể trong mọi vấn đề.
Ông Ye cho rằng, nếu muốn trở thành một siêu cường sở hữu sức mạnh hải quân toàn cầu, Ấn Độ phải xác lập được sự hiện diện của hải quân, cũng như sở hữu những thế lực hùng mạnh trên biển với quy mô toàn cầu. Nhưng Ye đánh giá, hai điều kiện tiên quyết này vẫn còn quá xa vời với Ấn Độ.
Ye Hailin khẳng định, khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, vùng biển Arab tới eo biển Hormuz đều hết sức quan trọng với Ấn Độ. Nhưng điều này không có nghĩa New Delhi đủ khả năng cũng như "khát vọng thọc sâu" vào biển Đông và hiện diện lâu dài tại đây.
Để có được sự hiện diện này, Ấn Độ buộc phải đầu tư lớn mà chưa chắc nước này có cáng đáng nổi. Những trở ngại này minh chứng một điều, Ấn Độ không sẵn sàng và không có khả năng can thiệp vào biển Đông, cũng như thiết lập sự hiện diện quân sự tại đây.
Để có được sự hiện diện này, Ấn Độ buộc phải đầu tư lớn mà chưa chắc nước này có cáng đáng nổi. Những trở ngại này minh chứng một điều, Ấn Độ không sẵn sàng và không có khả năng can thiệp vào biển Đông, cũng như thiết lập sự hiện diện quân sự tại đây.
Chuyên gia này cũng lên giọng nhắc nhở, các quốc gia Đông Nam Á nên hiểu rằng, toàn bộ kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân trong chiến lược “Đông tiến” của Ấn Độ chỉ mang tính tuyên truyền. Trên thực tế, New Delhi chưa hề đóng vai trò vạch định trật tự trên biển tại bất kỳ một vùng lãnh hải xa xôi nào. Do vậy, nói Ấn Độ đang từng bước hiện diện tại biển Đông là hoàn toàn thiếu thực tế.
Ye tiếp tục ngạo mạn cho rằng, dù ASEAN tranh thủ được sự ủng hộ của các quốc gia khác nhưng vẫn không thể phủ nhận thực tế sức mạnh quân sự giữa họ và Bắc Kinh còn quá chênh lệch.
“Nếu thành viên ASEAN muốn dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp biển Đông thì đồng minh cũng không đủ sức bảo vệ họ. Điều này thành viên ASEAN hiểu quá rõ. Do vậy mọi chiến lược tăng cường hợp tác quân sự chỉ mang tính hình thức, nhằm gia tăng áp lực cho Trung Quốc và để khuếch trương rằng thành viên ASEAN có nhiều bằng hữu quốc tế”, chuyên gia Ye giải thích.
“Nếu thành viên ASEAN muốn dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp biển Đông thì đồng minh cũng không đủ sức bảo vệ họ. Điều này thành viên ASEAN hiểu quá rõ. Do vậy mọi chiến lược tăng cường hợp tác quân sự chỉ mang tính hình thức, nhằm gia tăng áp lực cho Trung Quốc và để khuếch trương rằng thành viên ASEAN có nhiều bằng hữu quốc tế”, chuyên gia Ye giải thích.
Về phía Ấn Độ, theo học giả này, rất tinh tế khi nhận ra ASEAN – Trung chưa muốn xảy ra xung đột vũ trang trong thời điểm hiện tại. Do vậy, New Delhi kịp thời nắm bắt thời cơ, nổi lên như một quốc gia mang thái độ quan tâm tích cực tới khu vực này.
“Nếu thành viên ASEAN quá đà và thực sự muốn gây sự bằng chiến tranh, thì người bạn đầu tiên sẽ cao chạy xa bay chính là Ấn Độ. Vì nước này sẽ không đời nào ủng hộ họ trong cuộc chiến do điều đó không đem lại bất kỳ lợi ích an ninh nào cho Ấn Độ”, học giả Ye khẳng định.
0 nhận xét