|
Đốc thúc thu hồi nợ đang được ban lãnh đạo nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng xác định là một chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của họ. Điều này dễ hiểu trong bối cảnh, theo khảo sát, đánh giá của nhiều tổ chức nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước: có tới hơn 30% doanh nghiệp ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản.
Mặc dù con số lợi nhuận công bố mới đây đều từ vài trăm đến vài ngàn tỉ đồng, song lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại vẫn canh cánh mối lo nợ quá hạn, nợ xấu, gây sức ép lên kết quả kinh doanh những tháng cuối năm.
Doanh nghiệp khó, ngân hàng lo
Tuần trước, lãnh đạo cấp cao một ngân hàng thương mại có trụ sở chính tại TP.HCM đã hai lần phải bay ra Hà Nội để làm việc với chi nhánh về một khoản cho vay “thoáng tay”. “Doanh nghiệp chưa đến hạn trả nợ, song nguy cơ chậm trả khá cao. Khoản vay không quá lớn, song chúng tôi phải làm việc ráo riết với chi nhánh, yêu cầu phải sát cánh với doanh nghiệp trong thúc đẩy thị trường, tăng doanh thu, từ đó tăng cơ hội trả nợ ngân hàng. Trường hợp này, chúng tôi làm việc rất nghiêm túc, quyết liệt, để rút kinh nghiệm chung cho cả hệ thống”, vị lãnh đạo ngân hàng nói.
Uỷ viên hội đồng quản trị một ngân hàng tại Hà Nội chia sẻ: “Lãnh đạo doanh nghiệp mất ăn mất ngủ như thế nào, chúng tôi cũng thao thức bằng ấy. Nếu như đầu ra của doanh nghiệp là thị trường hàng hoá, sản phẩm, thì đầu ra của chúng tôi là hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”.
Trong khi đó, bức tranh chung của nền kinh tế là sức mua chậm, hàng tồn kho rất cao. Sáu tháng đầu năm 2011, tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 5,7%. Chỉ số tồn kho thời điểm đầu tháng 7/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới 16% so với cùng thời điểm năm trước.
Sức ép cuối năm
Phó tổng giám đốc ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) Lê Đức Thọ cho biết, đôn đốc thu hồi nợ là việc làm thường xuyên của ngân hàng, song càng được lưu ý đặc biệt trong điều kiện kinh doanh khó khăn hiện nay. Ông Thọ nhận định: “Chúng tôi nỗ lực lớn để kiểm soát nợ xấu năm nay chỉ ở mức 1,0 – 1,1%. Song, nợ nhóm 2 (chưa trả đúng hạn) vẫn nhích lên là điều khó tránh”.
Giám đốc một chi nhánh một ngân hàng tại Hà Nội do cho vay “quá tay”, nên mới đây đã được lãnh đạo ngân hàng yêu cầu chỉ tập trung vào việc đi thu hồi nợ, còn việc quản lý, điều hành phải bàn giao cho người khác. Đồng thời, đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng này cũng phân công nhau, trực tiếp gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp đang có khoản vay lớn, hoặc có nguy cơ khó thanh toán đúng hạn, để cùng bàn bạc hướng tháo gỡ.
Chung quan điểm “cùng sống chết” với doanh nghiệp, tổng giám đốc ngân hàng TMCP Eximbank Trương Văn Phước, cho rằng, thị trường tín dụng bây giờ là của người đi vay – tức là các doanh nghiệp và người vay tiền chứ không phải thị trường của người cho vay vốn là các tổ chức tín dụng, lý do là bởi lãi suất cao quá, chi phí vốn lớn, nên doanh nghiệp phải hết sức thận trọng với quyết định vay vốn.
Điều đó có nghĩa, cùng với sự cắt giảm đầu tư công, chi tiêu công, sự truyền dẫn cầu tiền tệ nói chung, cầu tín dụng nói riêng giảm xuống. “Lúc này ngân hàng phải hết sức thận trọng trong việc cấp tín dụng, bởi nếu không sẽ gây rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng thương mại. Nghề ngân hàng, nhìn thì có vẻ dễ kiếm tiền, nhưng cũng rất dễ mất tiền, nếu kiểm soát nới tay”, ông Phước bộc bạch.
Cũng theo ông Phước, lợi nhuận công bố mới đây của các ngân hàng, nhìn vào con số tuyệt đối có vẻ lớn, nhưng thực ra, tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang rất thấp, chỉ ở mức 12 – 13%, so với mặt bằng lãi suất hiện nay là 17 – 18%.
Ngoài ra, có thể nói, kết quả sáu tháng đầu năm như thế, nhưng tác động của lãi suất cao sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp hết sức khó khăn trong hoạt động, trả nợ, bởi vậy mà ngân hàng phải trích lập dự phòng rất lớn, có nghĩa chi phí vốn tăng cao, lợi nhuận sẽ giảm xuống. Và đây sẽ là thách thức không nhỏ của hệ thống ngân hàng những tháng cuối năm.
Mặc dù con số lợi nhuận công bố mới đây đều từ vài trăm đến vài ngàn tỉ đồng, song lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại vẫn canh cánh mối lo nợ quá hạn, nợ xấu, gây sức ép lên kết quả kinh doanh những tháng cuối năm.
Doanh nghiệp khó, ngân hàng lo
Tuần trước, lãnh đạo cấp cao một ngân hàng thương mại có trụ sở chính tại TP.HCM đã hai lần phải bay ra Hà Nội để làm việc với chi nhánh về một khoản cho vay “thoáng tay”. “Doanh nghiệp chưa đến hạn trả nợ, song nguy cơ chậm trả khá cao. Khoản vay không quá lớn, song chúng tôi phải làm việc ráo riết với chi nhánh, yêu cầu phải sát cánh với doanh nghiệp trong thúc đẩy thị trường, tăng doanh thu, từ đó tăng cơ hội trả nợ ngân hàng. Trường hợp này, chúng tôi làm việc rất nghiêm túc, quyết liệt, để rút kinh nghiệm chung cho cả hệ thống”, vị lãnh đạo ngân hàng nói.
Uỷ viên hội đồng quản trị một ngân hàng tại Hà Nội chia sẻ: “Lãnh đạo doanh nghiệp mất ăn mất ngủ như thế nào, chúng tôi cũng thao thức bằng ấy. Nếu như đầu ra của doanh nghiệp là thị trường hàng hoá, sản phẩm, thì đầu ra của chúng tôi là hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”.
Trong khi đó, bức tranh chung của nền kinh tế là sức mua chậm, hàng tồn kho rất cao. Sáu tháng đầu năm 2011, tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 5,7%. Chỉ số tồn kho thời điểm đầu tháng 7/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới 16% so với cùng thời điểm năm trước.
Sức ép cuối năm
Phó tổng giám đốc ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) Lê Đức Thọ cho biết, đôn đốc thu hồi nợ là việc làm thường xuyên của ngân hàng, song càng được lưu ý đặc biệt trong điều kiện kinh doanh khó khăn hiện nay. Ông Thọ nhận định: “Chúng tôi nỗ lực lớn để kiểm soát nợ xấu năm nay chỉ ở mức 1,0 – 1,1%. Song, nợ nhóm 2 (chưa trả đúng hạn) vẫn nhích lên là điều khó tránh”.
Giám đốc một chi nhánh một ngân hàng tại Hà Nội do cho vay “quá tay”, nên mới đây đã được lãnh đạo ngân hàng yêu cầu chỉ tập trung vào việc đi thu hồi nợ, còn việc quản lý, điều hành phải bàn giao cho người khác. Đồng thời, đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng này cũng phân công nhau, trực tiếp gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp đang có khoản vay lớn, hoặc có nguy cơ khó thanh toán đúng hạn, để cùng bàn bạc hướng tháo gỡ.
Chung quan điểm “cùng sống chết” với doanh nghiệp, tổng giám đốc ngân hàng TMCP Eximbank Trương Văn Phước, cho rằng, thị trường tín dụng bây giờ là của người đi vay – tức là các doanh nghiệp và người vay tiền chứ không phải thị trường của người cho vay vốn là các tổ chức tín dụng, lý do là bởi lãi suất cao quá, chi phí vốn lớn, nên doanh nghiệp phải hết sức thận trọng với quyết định vay vốn.
Điều đó có nghĩa, cùng với sự cắt giảm đầu tư công, chi tiêu công, sự truyền dẫn cầu tiền tệ nói chung, cầu tín dụng nói riêng giảm xuống. “Lúc này ngân hàng phải hết sức thận trọng trong việc cấp tín dụng, bởi nếu không sẽ gây rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng thương mại. Nghề ngân hàng, nhìn thì có vẻ dễ kiếm tiền, nhưng cũng rất dễ mất tiền, nếu kiểm soát nới tay”, ông Phước bộc bạch.
Cũng theo ông Phước, lợi nhuận công bố mới đây của các ngân hàng, nhìn vào con số tuyệt đối có vẻ lớn, nhưng thực ra, tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang rất thấp, chỉ ở mức 12 – 13%, so với mặt bằng lãi suất hiện nay là 17 – 18%.
Ngoài ra, có thể nói, kết quả sáu tháng đầu năm như thế, nhưng tác động của lãi suất cao sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp hết sức khó khăn trong hoạt động, trả nợ, bởi vậy mà ngân hàng phải trích lập dự phòng rất lớn, có nghĩa chi phí vốn tăng cao, lợi nhuận sẽ giảm xuống. Và đây sẽ là thách thức không nhỏ của hệ thống ngân hàng những tháng cuối năm.
(Theo Sài Gòn tiếp thị)
0 nhận xét