MH-47E là bản nâng cấp hiện đại nhất hiện nay của trực thăng chở quân CH-47. Chúng chỉ phục vụ với số lượng hạn chế cho các lực lượng đặc nhiệm trong quân đội Hoa Kỳ.
Đội đặc nhiệm số 6 thuộc lực lượng SEAL của Mỹ là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất mà nước Mỹ sở hữu. Họ thường được giao các nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất, trong đó phải kể đến phi vụ đột kích và hạ sát trùm khủng bố Osama Bin Laden mới đây.
Do tính chất đặc biệt của đội 6, các phương tiện vũ khí phục vụ trong đội cũng là những loại có tính năng cao cấp nhất trong quân đội Mỹ, trong đó phải kể đến loại trực thăng chở quân siêu hiện đại MH-47E.
Đội đặc nhiệm số 6 thuộc lực lượng SEAL của Mỹ là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất mà nước Mỹ sở hữu. Họ thường được giao các nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất, trong đó phải kể đến phi vụ đột kích và hạ sát trùm khủng bố Osama Bin Laden mới đây.
Do tính chất đặc biệt của đội 6, các phương tiện vũ khí phục vụ trong đội cũng là những loại có tính năng cao cấp nhất trong quân đội Mỹ, trong đó phải kể đến loại trực thăng chở quân siêu hiện đại MH-47E.
MH-47E là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất của trực thăng vận tải CH-47 |
Phiên bản MH-47E là bản hiện đại hóa tiên tiến nhất của loại trực thăng chở quân hai cánh quạt vốn đã nổi tiếng từ thời chiến tranh Việt Nam CH-47 Chinook. Đây là loại trực thăng có khả năng chuyên chở rất lớn, chúng có thể chở theo 33 – 55 binh lính hay cẩu được cả những khẩu pháo 155 ly và xe Humvee.
Trong quân đội Mỹ, hiện chỉ có một số lượng rất hạn chế MH-47E phục vụ trong tiểu đoàn số hai, mã hiệu Night Stalker trực thuộc Trung đoàn không quân đặc biệt số 160 (SOAR), dùng để chuyên chở các lực lượng đặc nhiệm, trong đó có đội 6, lực lượng đặc nhiệm SEAL.
Trong quân đội Mỹ, hiện chỉ có một số lượng rất hạn chế MH-47E phục vụ trong tiểu đoàn số hai, mã hiệu Night Stalker trực thuộc Trung đoàn không quân đặc biệt số 160 (SOAR), dùng để chuyên chở các lực lượng đặc nhiệm, trong đó có đội 6, lực lượng đặc nhiệm SEAL.
Trực thăng MH-47E có khả năng hoạt động ở độ cao lớn và trong các điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt nên rất thích hợp cho các nhiệm vụ của quân Mỹ tại Afghanistan |
Để phục vụ cho các nhiệm vụ luồn sâu, bí mật, MH-47E được trang bị radar bay bám địa hình AN/APQ-174A, hệ thống dẫn đường quán tính AN/ASN-137 cùng hệ thống định vị GPS AN/ASN-149(V)2 khiến nó có thể bay ở độ cao thấp, chỉ 90 mét trong điều kiện thời tiết xấu hay thậm chí sương mù hoàn toàn.
Trong điều kiện tầm nhìn bằng không, radar sẽ phát hiện các vật cản và hướng dẫn cho phi công bay tránh.
Với chức năng chính là đổ quân và sơ tán các binh sĩ sau khi hoàn thành nhiệm vụ, MH-47E trang bị một cáp thả quân phía trong máy bay dài 45 mét và có khả năng chịu tải 272 kg, một cáp thả quân chính gắn ngoài máy bay dài 73,5 mét và chịu tải tới 2.720 kg.
Với hệ thống cáp này, MH-47E có thể thả 9 binh sĩ hay sơ tán 6 binh sĩ cùng lúc. Ngoài ra, MH-47E còn có hệ thống cáp cẩu với trọng tải 11,8 tấn để mang theo các trang thiết bị lớn. Máy bay có thể bay với vận tốc tối đa 259 km/h và tầm bay 1.382 km.
Súng máy gatling 6 nòng M134 trên trực thăng MH-47E. |
Về vũ khí, MH-47E chỉ trang bị các vũ khí tự vệ bao gồm hai súng máy gatling 6 nòng M134 cỡ 7,62 mm trên các ụ súng ở cửa trước, một súng máy M60D 7,62 mm hoặc súng máy hạng nặng cỡ 12,7 mm M2HB ở cửa đổ quân phía sau. Ngoài ra, các binh sĩ được chuyên chở có thể sử dụng vũ khí cá nhân của mình bắn qua các lỗ châu mai trên thành máy bay nếu cần thiết.
Điểm đặc biệt nhất của MH-60E là chúng được trang bị rất nhiều vũ khí phòng thủ khỏi các nguy cơ đến từ tên lửa phòng không của đối phương. Các thiết bị này bao gồm thiết bị cảnh báo tên lửa Honeywell AN/AAR-47, hệ thống cảnh báo khi bị chiếu laser AN/AAR-47 hay AN/APR-39A, radio chống nhiễu Rockwell Collins CP1516-ASQ, máy gây nhiễu tự động chống radar AN/ALQ-136, hệ thống đối kháng điện tử AN/ALQ-162 cùng hệ thống phòng mồi bẫy chống tên lửa tầm nhiệt Tracor M-130. Với các hệ thống phòng thủ tối tân này, MH-47E hầu như bất khả xâm phạm trước các loại tên lửa tầm nhiệt vác vai (MANPADS) hay kể cả một số loại tên lửa dẫn đường bằng radar của đối phương.
Tuy nhiên, các vũ khí thông minh này lại vô tác dụng đối với các mối nguy hiểm hết sức bình thường, như một quả đạn rocket phóng đi từ súng chống tăng RPG-7 rẻ tiền của Nga, bởi đạn rocket của RPG-7 nhắm tới mục tiêu bằng lực đẩy của thuốc phóng và không chịu sự điều khiển nào khác.
Điểm đặc biệt nhất của MH-60E là chúng được trang bị rất nhiều vũ khí phòng thủ khỏi các nguy cơ đến từ tên lửa phòng không của đối phương. Các thiết bị này bao gồm thiết bị cảnh báo tên lửa Honeywell AN/AAR-47, hệ thống cảnh báo khi bị chiếu laser AN/AAR-47 hay AN/APR-39A, radio chống nhiễu Rockwell Collins CP1516-ASQ, máy gây nhiễu tự động chống radar AN/ALQ-136, hệ thống đối kháng điện tử AN/ALQ-162 cùng hệ thống phòng mồi bẫy chống tên lửa tầm nhiệt Tracor M-130. Với các hệ thống phòng thủ tối tân này, MH-47E hầu như bất khả xâm phạm trước các loại tên lửa tầm nhiệt vác vai (MANPADS) hay kể cả một số loại tên lửa dẫn đường bằng radar của đối phương.
Tuy nhiên, các vũ khí thông minh này lại vô tác dụng đối với các mối nguy hiểm hết sức bình thường, như một quả đạn rocket phóng đi từ súng chống tăng RPG-7 rẻ tiền của Nga, bởi đạn rocket của RPG-7 nhắm tới mục tiêu bằng lực đẩy của thuốc phóng và không chịu sự điều khiển nào khác.
Tuy trang bị rất nhiều hệ thống phòng thủ chống lại các loại tên lửa phòng không hiện đại, MH-47E lại yếu ớt trước các loại vũ khí cổ lỗ như RPG-7. |
Theo trung tá phi công John, hiện là một trong những phi công đang vận hành MH-47E tại trung đoàn 160, động cơ và lớp giáp của MH-47E vẫn chưa đạt yêu cầu khiến nó có thể bị nguy hiểm bởi các loại đạn từ vũ khí cá nhân.
Theo trung tá John, nếu đối phương có trang bị kính nhìn đêm, sử dụng RPG-7 tấn công trong lúc MH-47E đang đổ quân thì đó thực sự là một thảm họa.
Trong lịch sử, các máy bay Mi-24 của Nga cũng bị bắn rơi bởi RPG-7 tại Chesnia hay trực thăng UH-60 Blackhawk của Mỹ cũng bị đánh tan tác tại Somalie bằng RPG-7.
Thậm chí, chiếc MH-47E bị Taliban tuyên bố bắn rơi vừa qua khiến 31 lính Mỹ, trong đó có 22 lính đặc nhiệm Navy SEAL thuộc đội 6 bị thiệt mạng cũng có khả năng bị bắn rơi bởi đạn RPG-7. Hiện, dư luận đang đặt ra câu hỏi nếu chiếc MH-47E hiện đại đã bị hạ gục thế nào? Bởi vũ khí thông thường như súng chống tăng RPG-7, súng phòng không 12,7mm hay trong tai nạn trên còn có điều uẩn khúc liên quan đến quan hệ đang xấu đi giữa Pakistan và Mỹ?
Trong số 26 chiếc MH-47E được sản xuất trong chương trình vũ khí trị giá 690 triệu USD, hiện chỉ có 19 chiếc còn đang hoạt động sau khi một chiếc bị tai nạn khi luyện tập, một chiếc bị rơi ở Philippines, hai chiếc bị rơi ở Afghanistan và 3 chiếc bị hỏng hóc đến mức không thể sửa chữa.
Số máy bay này cùng một số trực thăng MH-47D sẽ được nâng cấp lên chuẩn MH-47G hiện đại hơn rất nhiều trong tương lai trong một dự án trị giá 6,7 tỷ USD của chính phủ Mỹ.
Theo trung tá John, nếu đối phương có trang bị kính nhìn đêm, sử dụng RPG-7 tấn công trong lúc MH-47E đang đổ quân thì đó thực sự là một thảm họa.
Trong lịch sử, các máy bay Mi-24 của Nga cũng bị bắn rơi bởi RPG-7 tại Chesnia hay trực thăng UH-60 Blackhawk của Mỹ cũng bị đánh tan tác tại Somalie bằng RPG-7.
Thậm chí, chiếc MH-47E bị Taliban tuyên bố bắn rơi vừa qua khiến 31 lính Mỹ, trong đó có 22 lính đặc nhiệm Navy SEAL thuộc đội 6 bị thiệt mạng cũng có khả năng bị bắn rơi bởi đạn RPG-7. Hiện, dư luận đang đặt ra câu hỏi nếu chiếc MH-47E hiện đại đã bị hạ gục thế nào? Bởi vũ khí thông thường như súng chống tăng RPG-7, súng phòng không 12,7mm hay trong tai nạn trên còn có điều uẩn khúc liên quan đến quan hệ đang xấu đi giữa Pakistan và Mỹ?
Trong số 26 chiếc MH-47E được sản xuất trong chương trình vũ khí trị giá 690 triệu USD, hiện chỉ có 19 chiếc còn đang hoạt động sau khi một chiếc bị tai nạn khi luyện tập, một chiếc bị rơi ở Philippines, hai chiếc bị rơi ở Afghanistan và 3 chiếc bị hỏng hóc đến mức không thể sửa chữa.
Số máy bay này cùng một số trực thăng MH-47D sẽ được nâng cấp lên chuẩn MH-47G hiện đại hơn rất nhiều trong tương lai trong một dự án trị giá 6,7 tỷ USD của chính phủ Mỹ.
Theo Đất Việt
0 nhận xét