Mặc dù giá xăng dầu thế giới trong mấy ngày hôm nay đã liên tục giảm mạnh, nhưng theo các doanh nghiệp kinh doanh giá mặt hàng này tạm thời chưa thể giảm giá. Nguyên nhân là do giá bán hiện hành vẫn đang thấp hơn giá cơ sở.
Theo quan sát thị trường cho thấy, kể từ đầu tháng 8 đến nay, giá xăng dầu thế giới đã liên tục được điều chỉnh theo xu hướng giảm mạnh. Chỉ tính riêng tuần trước, thị trường dầu thô quốc tế đã chứng kiến mức giảm tới 9,2%, trong đó riêng ngày 4/8, giá dầu kỳ hạn đã giảm gần 6%.
Điển hình, trên sàn giao dịch hàng hóa New York trong phiên giao dịch đêm qua giá dầu thô tháng 9/2011 cũng đã giảm tới 5,57 USD/thùng, tương ứng 6,4%, xuống mức 81,31 USD/thùng . Cùng chiều, tại châu Á trong ngày hôm qua (8/8), giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2011 cũng giảm 2,99 USD, tương ứng 3,44%, xuống còn 83,89 USD/thùng.
Như vậy với mức giảm này, hy vọng về đợt giảm giá xăng dầu là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, theo phát biểu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong nước, hiện giá xăng dầu trong nước chưa thể giảm mặc dù giá thế giới đã giảm mạnh.
Dựa giải thích của các doanh nghiệp thì điệp khúc cũ vẫn được đưa ra "với yêu cầu phải dự trữ lưu thông để đảm bảo luôn đủ xăng dầu cho thị trường nên các công ty phải có lượng tồn kho là 30 ngày. Ngoài ra, giá cơ sở để có thể tính mức điều chỉnh cũng phải tính bình quân 30 ngày".
Vì vậy, với cách tính theo quy định này, mặc dù giá dầu thế giới mấy ngày gần đây có giảm, nhưng giá xăng dầu trong tháng 7 liên tục tăng cao nên tính bình quân 30 ngày giá mặt hàng này vẫn đứng ở mức cao, nên doanh nghiệp kinh doanh đầu mối vẫn đang phải bán xăng dầu ở mức thấp hơn giá cơ sở.
Bằng chứng là theo Bản tin thị trường xăng dầu số 34 ngày 2/8/2011 của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Giá dầu trong tháng 7/2011 đã tăng dần trở lại. Tính bình quân tháng 7/2011 giá dầu thô WTI là 97,24 USD/thùng, tăng 0,95% so với cùng kỳ tháng trước và cao hơn cùng kỳ năm ngoái 27,64%; dầu thô Brent là 116,69 USD/thùng, tăng 2,69% so tháng trước và tăng 54,84% so cùng kỳ năm 2010.
Cùng với đó, giá sản phẩm dầu tại thị trường Singapore tháng 7/2011 cũng biến động theo xu hướng tăng của giá dầu thô, với mức tăng từ 1,66% đến 4,69%. Trong đó, xăng có mức tăng cao nhất là 4,69%.
Về giá bán lẻ tại một số nước trong khu vực tại thời điểm hiện nay, đơn cử mặt hàng điêzen 0,05S, tại Việt Nam đang bán 21.100 đồng/lít đã thấp hơn Thái Lan là 100 đồng/lít, thấp hơn Hongkong 10.843 đồng/lít, thấp hơn Indonexia 611 đồng/lít, thấp hơn Singapore 6.876 đồng/lít.
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 7/2011 giữa 2 đầu cầu TP.HCM và Hà Nội do Bộ Công Thương tổ chức hồi đầu tháng đại diện Petrolimex cho biết, giá xăng dầu trong nước có thể đã được giảm từ hồi tháng 6 nhưng do lúng túng trong quản lý mà cơ hội này đã bị qua đi.
Như vậy, việc giảm giá xăng dầu trong nước không chỉ phụ thuộc vào việc giá thế giới giảm mà vấn đề quản lý cũng đang được đặt lên khá cao. Những lời hứa "sẽ theo dõi sát tình hình thế giới để có điều chỉnh phù hợp, hay giá thế giới đang biến động khôn lường..." vẫn được các cơ quan quản lý đưa ra. Cùng với đó, những khoản lỗ nhất định đã được những doanh nghiệp đầu mối đưa ra mỗi khi hỏi về khả năng giảm giá.
Việc tăng giảm giá xăng luôn được khá nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, giá mặt hàng này lại luôn tăng nhanh mỗi khi có biến động mạnh, và giảm khá chậm khi thế giới lao dốc. Nên chăng chúng ta cần có một các quản lý phù hợp hơn, để việc điều chỉnh giá có thể được diễn ra nhanh nhạy và phù hợp hơn với thị trường.
Theo quan sát thị trường cho thấy, kể từ đầu tháng 8 đến nay, giá xăng dầu thế giới đã liên tục được điều chỉnh theo xu hướng giảm mạnh. Chỉ tính riêng tuần trước, thị trường dầu thô quốc tế đã chứng kiến mức giảm tới 9,2%, trong đó riêng ngày 4/8, giá dầu kỳ hạn đã giảm gần 6%.
Điển hình, trên sàn giao dịch hàng hóa New York trong phiên giao dịch đêm qua giá dầu thô tháng 9/2011 cũng đã giảm tới 5,57 USD/thùng, tương ứng 6,4%, xuống mức 81,31 USD/thùng . Cùng chiều, tại châu Á trong ngày hôm qua (8/8), giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2011 cũng giảm 2,99 USD, tương ứng 3,44%, xuống còn 83,89 USD/thùng.
Như vậy với mức giảm này, hy vọng về đợt giảm giá xăng dầu là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, theo phát biểu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong nước, hiện giá xăng dầu trong nước chưa thể giảm mặc dù giá thế giới đã giảm mạnh.
Dựa giải thích của các doanh nghiệp thì điệp khúc cũ vẫn được đưa ra "với yêu cầu phải dự trữ lưu thông để đảm bảo luôn đủ xăng dầu cho thị trường nên các công ty phải có lượng tồn kho là 30 ngày. Ngoài ra, giá cơ sở để có thể tính mức điều chỉnh cũng phải tính bình quân 30 ngày".
Vì vậy, với cách tính theo quy định này, mặc dù giá dầu thế giới mấy ngày gần đây có giảm, nhưng giá xăng dầu trong tháng 7 liên tục tăng cao nên tính bình quân 30 ngày giá mặt hàng này vẫn đứng ở mức cao, nên doanh nghiệp kinh doanh đầu mối vẫn đang phải bán xăng dầu ở mức thấp hơn giá cơ sở.
Bằng chứng là theo Bản tin thị trường xăng dầu số 34 ngày 2/8/2011 của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Giá dầu trong tháng 7/2011 đã tăng dần trở lại. Tính bình quân tháng 7/2011 giá dầu thô WTI là 97,24 USD/thùng, tăng 0,95% so với cùng kỳ tháng trước và cao hơn cùng kỳ năm ngoái 27,64%; dầu thô Brent là 116,69 USD/thùng, tăng 2,69% so tháng trước và tăng 54,84% so cùng kỳ năm 2010.
Cùng với đó, giá sản phẩm dầu tại thị trường Singapore tháng 7/2011 cũng biến động theo xu hướng tăng của giá dầu thô, với mức tăng từ 1,66% đến 4,69%. Trong đó, xăng có mức tăng cao nhất là 4,69%.
Về giá bán lẻ tại một số nước trong khu vực tại thời điểm hiện nay, đơn cử mặt hàng điêzen 0,05S, tại Việt Nam đang bán 21.100 đồng/lít đã thấp hơn Thái Lan là 100 đồng/lít, thấp hơn Hongkong 10.843 đồng/lít, thấp hơn Indonexia 611 đồng/lít, thấp hơn Singapore 6.876 đồng/lít.
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 7/2011 giữa 2 đầu cầu TP.HCM và Hà Nội do Bộ Công Thương tổ chức hồi đầu tháng đại diện Petrolimex cho biết, giá xăng dầu trong nước có thể đã được giảm từ hồi tháng 6 nhưng do lúng túng trong quản lý mà cơ hội này đã bị qua đi.
Như vậy, việc giảm giá xăng dầu trong nước không chỉ phụ thuộc vào việc giá thế giới giảm mà vấn đề quản lý cũng đang được đặt lên khá cao. Những lời hứa "sẽ theo dõi sát tình hình thế giới để có điều chỉnh phù hợp, hay giá thế giới đang biến động khôn lường..." vẫn được các cơ quan quản lý đưa ra. Cùng với đó, những khoản lỗ nhất định đã được những doanh nghiệp đầu mối đưa ra mỗi khi hỏi về khả năng giảm giá.
Việc tăng giảm giá xăng luôn được khá nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, giá mặt hàng này lại luôn tăng nhanh mỗi khi có biến động mạnh, và giảm khá chậm khi thế giới lao dốc. Nên chăng chúng ta cần có một các quản lý phù hợp hơn, để việc điều chỉnh giá có thể được diễn ra nhanh nhạy và phù hợp hơn với thị trường.
Tính đến ngày 8/8, giá xăng dầu tại thị trường Singapore có giá là: Đối với xăng RON 92 có giá 114,98 USD/thùng; điêzen 0,05S là 122,67 USD/thùng ; điêzen 0,25S có giá là 121,17 USD/thùng; Dầu hoả 121,62 USD/thùng và dầu madút 3,5S 639,98 USD/tấn. Lúc 15h30 chiều nay (9/8), giá dầu thô ngọt nhẹ trên thế giới vẫn đang diễn ra theo chiều hướng giảm. Trong đó giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 trên sàn New York đang đứng ở 79,21 USD/thùng, giảm 2,1 USD, với ngày hôm qua. |
Yến Nhi
Theo VnMedia
0 nhận xét