Bỏ qua kết quả dự án luật nâng trần nợ công của Mỹ đã được ban hành, ngày 3-8, giá vàng thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh và hướng đến kỷ lục mới: 1.700 USD/ounce. Theo đó, giá vàng trong nước cũng tăng mạnh lên 41,2 triệu đồng/lượng, tăng hơn 1,2 triệu đồng/lượng trong 2 ngày qua. Vậy ai đang góp phần đẩy giá vàng lên?
Giá vàng niêm yết tại tiệm vàng Mi Hồng ở quận Bình Thạnh TPHCM vào lúc 16 giờ ngày 3-8. Ảnh: KIM NGÂN |
- Mọi nguồn lực đang đổ vào vàng
Theo bản tin tư vấn tiền tệ của Ngân hàng Eximbank chiều 3-8, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc giá vàng tăng mạnh trong 3 phiên gần đây nhất là do hiện có quá nhiều nguồn lực đang dồn vốn vào vàng. Nhất là sau khi chứng khoán Mỹ thể hiện sự yếu kém với 7 phiên rơi tự do liên tiếp.
Các dữ liệu kinh tế mới nhất của thế giới cũng cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang tụt dốc; Mỹ, EU và Trung Quốc đang nghèo đi. So với nhiều loại ngoại tệ vàng càng tăng giá trị khi các chỉ số sản xuất của Mỹ, EU và Trung Quốc trong tháng 7 vừa qua đều giảm mạnh.
Ngoài những nguyên nhân trên, một trong những nhân tố quan trọng khác góp phần “thổi” giá vàng lên cao là động thái gom vàng vào liên tục của các quỹ tiền tệ, ngân hàng trung ương, mà mới nhất là động thái mua vào 18,18 tấn vàng ngày 2-8 của Quỹ Đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust, đưa lượng nắm giữ lên mức cao nhất kể từ đầu năm ở mức 1.281,75 tấn của quỹ này.
Ngoài những nguyên nhân trên, một trong những nhân tố quan trọng khác góp phần “thổi” giá vàng lên cao là động thái gom vàng vào liên tục của các quỹ tiền tệ, ngân hàng trung ương, mà mới nhất là động thái mua vào 18,18 tấn vàng ngày 2-8 của Quỹ Đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust, đưa lượng nắm giữ lên mức cao nhất kể từ đầu năm ở mức 1.281,75 tấn của quỹ này.
Trước đó, Thái Lan mua 17,7 tấn vàng, Hàn Quốc mua 25 tấn vàng để dự trữ, cho thấy vàng đang trở thành sự lựa chọn như một tài sản dự trữ của nhiều quốc gia. Chưa dừng lại ở đó, theo thông tin mới nhất từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), chỉ trong tháng 2 và tháng 3 năm nay, các nước Nga, Mexico và Thái Lan đã mua một số lượng vàng có tổng trị giá lên đến gần 6 tỷ USD. Trong đó Mexico đã mua gần 100 tấn vàng trong tháng 1, trong khi Nga mua thêm 18,8 tấn, nâng lượng vàng dự trữ của nước này lên 811,1 tấn trong tháng 3…
Trong khi đó tại thị trường châu Á, phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều ngừng bán ra và thay vào đó là xu hướng tăng cường mua vào để cắt lỗ.
Trong khi đó tại thị trường châu Á, phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều ngừng bán ra và thay vào đó là xu hướng tăng cường mua vào để cắt lỗ.
Theo Hãng ETF Securities nghiên cứu thị trường, nguyên nhân giá vàng tăng là do các biểu hiện của nền kinh tế thế giới yếu kém nên bất chấp thông tin trần nợ công Mỹ được thông qua, giá vàng vẫn cứ đi lên. Chính điều này khiến các nhà đầu tư càng tin rằng FED sẽ buộc phải đưa ra các gói kích thích kinh tế mới với mức lãi suất cơ bản phải ở mức thấp và gói QE3 chắc chắn sẽ phải đưa ra trong thời gian tới, theo đó cửa tăng của giá vàng cũng sẽ còn mở rộng.
- Bong bóng giá vàng khi nào nổ?
Chiều 3-8, các chuyên gia tài chính của Công ty Vàng bạc đá quý Sacombank (SBJ) cho rằng, dựa vào đồ thị phân tích kỹ thuật, xu hướng tăng giá của vàng hiện vẫn vững vàng, chưa có dấu hiệu giảm. Áp lực từ bán chốt lời của các nhà đầu tư cũng được cân bằng với lực mua khi thị trường lo lắng trước tình trạng kinh tế của Mỹ và về gói QE3 có thể có trong thời gian tới.
Mua vàng tại tiệm vàng Mi Hồng ở quận Bình Thạnh. Ảnh: KIM NGÂN |
Theo đó, giá vàng có thể còn tiếp tục tăng nhẹ trong một vài phiên tới tại thị trường châu Á và sẽ đi ngang trong các phiên giao dịch tới tại thị trường châu Âu và dao động hỗn hợp trong phiên giao dịch tại Mỹ.
Riêng về giá vàng trong nước, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) thì cho rằng, những diễn biến gần đây cho thấy giá vàng trong nước hoàn toàn bị giá vàng thế giới dẫn dắt. Dù tính đến thời điểm này, giá vàng trong nước vẫn thấp hơn giá vàng thế giới khoảng 200.000 đồng/lượng. Tuy nhiên nếu như tỷ giá USD/VNĐ quy đổi tăng, mãi lực vàng trong nước tăng, giá vàng trong nước rất có khả năng sẽ bắt kịp giá vàng thế giới.
Riêng về giá vàng trong nước, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) thì cho rằng, những diễn biến gần đây cho thấy giá vàng trong nước hoàn toàn bị giá vàng thế giới dẫn dắt. Dù tính đến thời điểm này, giá vàng trong nước vẫn thấp hơn giá vàng thế giới khoảng 200.000 đồng/lượng. Tuy nhiên nếu như tỷ giá USD/VNĐ quy đổi tăng, mãi lực vàng trong nước tăng, giá vàng trong nước rất có khả năng sẽ bắt kịp giá vàng thế giới.
Chiều 3-8, ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng Kinh doanh vàng miếng Công ty SJC cho biết, mặc dù trong ngày 3-8 giá vàng trong nước tăng liên tục và tiến sát mốc 41 triệu đồng/lượng nhưng vẫn không có hiện tượng nhà đầu tư chốt lời ào ạt. Chính vì thế việc giá vàng trong nước giảm mạnh trong ngắn hạn sẽ khó xảy ra. Cũng theo bà Cúc, khả năng giá vàng trong nước giảm chỉ có thể xảy ra khi tỷ giá USD/VNĐ quy đổi giảm, giá thế giới giảm, mãi lực vàng yếu. Tuy nhiên điều này khó xảy ra.
Nhiều chuyên gia cho biết với tình hình hiện nay, giá vàng trong nước khó xuống dưới 40 triệu đồng lượng, vì theo thường lệ quý 4 là quý tăng điểm mạnh mẽ của giá vàng. Trong khi đó, các thông tin đẩy giá vàng đi lên hiện nay khá lớn vì tính đến thời điểm hiện tại có khá nhiều thông tin nhạy cảm từ thị trường châu Âu và Mỹ.
Nhiều chuyên gia cho biết với tình hình hiện nay, giá vàng trong nước khó xuống dưới 40 triệu đồng lượng, vì theo thường lệ quý 4 là quý tăng điểm mạnh mẽ của giá vàng. Trong khi đó, các thông tin đẩy giá vàng đi lên hiện nay khá lớn vì tính đến thời điểm hiện tại có khá nhiều thông tin nhạy cảm từ thị trường châu Âu và Mỹ.
Theo ông Tôn Thế Vĩnh Quyền, Giám đốc Marketing của Công ty SBJ, mốc giá 40 triệu đồng/lượng vẫn là mức giá thích hợp cho những nhà đầu tư vàng trong trung hạn. Vì theo dự báo giá vàng trong nước sẽ còn biến động theo xu hướng tăng điểm là chủ yếu.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), tính đến tháng 5-2011, nước Mỹ vẫn là quốc gia giữ nhiều vàng nhất, với 8.133,5 tấn, chiếm 74,7% dự trữ ngoại hối. Xếp thứ nhì là Đức với 3.401 tấn, chiếm 71,7% dự trữ ngoại hối.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), tính đến tháng 5-2011, nước Mỹ vẫn là quốc gia giữ nhiều vàng nhất, với 8.133,5 tấn, chiếm 74,7% dự trữ ngoại hối. Xếp thứ nhì là Đức với 3.401 tấn, chiếm 71,7% dự trữ ngoại hối.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nắm 1.054,1 tấn vàng, tương đương 1,6% dự trữ ngoại hối, Ấn Độ với 557,7 tấn vàng, chiếm 8,7% dự trữ ngoại hối cao nhất châu Á. Nhu cầu vàng của Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới hiện nay, dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian còn lại của năm. Hội đồng Vàng thế giới cho biết Ấn Độ và Trung Quốc hiện chiếm 57% nhu cầu tiêu thụ vàng toàn cầu.
LÊ MAI THI
Theo SGGP
0 nhận xét