Hiện tại, giá lúa mua vào đang đứng ở mức khá cao do doanh nghiệp tập trung mua vào để thực hiện các hợp đồng đã ký kết và chịu ảnh hưởng bởi việc tăng giá tại thị trường Thái Lan. Dự báo với tình hình này giá gạo còn tiếp tục tăng.
Thông tin trên đã được ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết tại buổi họp giao ban trực tuyến giữa hai đầu cầu TP.HCM và Hà Nội do Bộ Công Thương tổ chức ngày hôm qua (1/8).
Theo ông Huệ, xuất khẩu gạo 7 tháng vừa qua đã đạt được trên 4,6 triệu tấn, tăng khoảng trên 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu cũng lên tới gần 2,2 tỷ USD, tăng trên 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến hết quý 3 xuất khẩu gạo có thể đạt được 6 triệu tấn và quý 4, xuất khẩu khoảng 1 - 1,3 triệu tấn theo kế hoạch dự kiến của năm 2011.
Như vậy, tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua đã diễn ra khá thuận lợi khi được cả lượng và giá. Tuy nhiên, theo lời ông Huệ hiện nay tình hình lại đang diễn biến khá phức tạp do nhu cầu xuất khẩu tăng nên lúa gạo thu mua tiêu thụ nhanh và giá cả lên cao.
Tính đến thời điểm này, giá lúa đã đạt mức 6.700 - 6.800 đồng/kg, đây là mức giá khá cao, Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp tập trung mua vào để thực hiện các hợp đồng đã ký kết, bên cạnh đó là bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá gạo tại thị trường Thái Lan.
"Đặc biệt, trong thời gian sắp tới dự kiến giá gạo sẽ còn tiếp tục tăng, do ảnh hưởng từ gạo Thái Lan", ông Huệ nhấn mạnh.
Tính đến thời điểm này giá gạo Việt Nam đã tăng theo sát với giá gạo của Thái Lan, đây được xem là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao giá trị xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn, ông Huệ nói.
Tuy nhiên, một trong những vướng mắc hiện nay mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang gặp phải là việc cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo theo tinh thần Nghị định 109 của Chính phủ.
Tính đến thời điểm này Bộ Công Thương mới chỉ cấp phép cho 23 doanh nghiệp đạt chứng nhận tiêu chuẩn xuất khẩu gạo, trong khi đó riêng trong 6 tháng đầu năm năm nay đã có 201 doanh nghiệp xuất khẩu, đây là con số quá ít. Do đó, nếu không đẩy mạnh được tiến độ cấp giấy phép cấp chứng nhận xuất khẩu kinh doanh gạo thì tình hình xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng, ông Huệ nói.
Trong khi đó, theo trả lời ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) về vấn đề này, khi Nghị định 109 chính thức có hiệu lực từ 1/1/2011 thì các doanh nghiệp đã có tới 9 tháng trước đó để chuẩn bị chuyển tiếp cho việc đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo khảo sát của Bộ Công Thương về tình hình kho bãi, cơ sở xay xát, thì có khoảng 50 - 60 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Điều này cũng phù hợp với tính toán của Bộ khi ban hành Nghị định 109 để “thanh lọc” các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ông Chinh chia sẻ.
Đến thời điểm này Bộ Công Thương đã cấp được 29 giấy chứng nhận đủ điệu kiện kinh doanh xuất khẩu theo Nghị định 109/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Còn 15 bộ hồ sơ đủ tiêu chuẩn đang trình lãnh đạo Bộ Công Thương ký, ông Chinh nói.
Thông tin trên đã được ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết tại buổi họp giao ban trực tuyến giữa hai đầu cầu TP.HCM và Hà Nội do Bộ Công Thương tổ chức ngày hôm qua (1/8).
Theo ông Huệ, xuất khẩu gạo 7 tháng vừa qua đã đạt được trên 4,6 triệu tấn, tăng khoảng trên 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu cũng lên tới gần 2,2 tỷ USD, tăng trên 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến hết quý 3 xuất khẩu gạo có thể đạt được 6 triệu tấn và quý 4, xuất khẩu khoảng 1 - 1,3 triệu tấn theo kế hoạch dự kiến của năm 2011.
Như vậy, tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua đã diễn ra khá thuận lợi khi được cả lượng và giá. Tuy nhiên, theo lời ông Huệ hiện nay tình hình lại đang diễn biến khá phức tạp do nhu cầu xuất khẩu tăng nên lúa gạo thu mua tiêu thụ nhanh và giá cả lên cao.
Tính đến thời điểm này, giá lúa đã đạt mức 6.700 - 6.800 đồng/kg, đây là mức giá khá cao, Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp tập trung mua vào để thực hiện các hợp đồng đã ký kết, bên cạnh đó là bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá gạo tại thị trường Thái Lan.
"Đặc biệt, trong thời gian sắp tới dự kiến giá gạo sẽ còn tiếp tục tăng, do ảnh hưởng từ gạo Thái Lan", ông Huệ nhấn mạnh.
Tính đến thời điểm này giá gạo Việt Nam đã tăng theo sát với giá gạo của Thái Lan, đây được xem là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao giá trị xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn, ông Huệ nói.
Tuy nhiên, một trong những vướng mắc hiện nay mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang gặp phải là việc cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo theo tinh thần Nghị định 109 của Chính phủ.
Tính đến thời điểm này Bộ Công Thương mới chỉ cấp phép cho 23 doanh nghiệp đạt chứng nhận tiêu chuẩn xuất khẩu gạo, trong khi đó riêng trong 6 tháng đầu năm năm nay đã có 201 doanh nghiệp xuất khẩu, đây là con số quá ít. Do đó, nếu không đẩy mạnh được tiến độ cấp giấy phép cấp chứng nhận xuất khẩu kinh doanh gạo thì tình hình xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng, ông Huệ nói.
Trong khi đó, theo trả lời ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) về vấn đề này, khi Nghị định 109 chính thức có hiệu lực từ 1/1/2011 thì các doanh nghiệp đã có tới 9 tháng trước đó để chuẩn bị chuyển tiếp cho việc đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo khảo sát của Bộ Công Thương về tình hình kho bãi, cơ sở xay xát, thì có khoảng 50 - 60 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Điều này cũng phù hợp với tính toán của Bộ khi ban hành Nghị định 109 để “thanh lọc” các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ông Chinh chia sẻ.
Đến thời điểm này Bộ Công Thương đã cấp được 29 giấy chứng nhận đủ điệu kiện kinh doanh xuất khẩu theo Nghị định 109/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Còn 15 bộ hồ sơ đủ tiêu chuẩn đang trình lãnh đạo Bộ Công Thương ký, ông Chinh nói.
Theo VnMedia
0 nhận xét