Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội phối hợp với Ban Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, đơn vị Tư vấn Systra, cùng UBND các quận, huyện: Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Từ Liêm công bố hồ sơ quy hoạch dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm của thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Tuyến đường sẽ đi theo lộ trình: điểm đầu Nhổn - theo quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - Cầu Giấy - Kim Mã - Giảng Võ - Cát Linh - Quốc Tử Giám - điểm cuối ga Hà Nội.
Trên toàn tuyến đường có 12 ga nổi và chìm. Tám ga nổi gồm ga số 1 (còn gọi là khu Depot) đặt tại Nhổn, ga số 2: xã Minh Khai, ga số 3: Phú Diễn, ga số 4: Cầu Diễn, ga số 5: đường Lê Đức Thọ, ga số 6: Đại học Quốc gia Hà Nội, ga số 7: chùa Hà, ga số 8: Cầu Giấy. Bốn ga ngầm sẽ đặt tại Kim Mã, Cát Linh, Văn Miếu và ga Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư 783 triệu euro, trong đó 280 triệu euro vốn vay ODA của Pháp, vốn đối ứng của Việt Nam là 503 triệu euro.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết: Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, cải thiện ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của tuyến đường sắt số 3 dài hơn 20 km, nối khu vực phía tây với trung tâm thành phố và phía nam (quận Hoàng Mai).
"Trong tương lai, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị dài 284 km, kết nối với 8 đô thị vệ tinh. Hiện, 5 tuyến đường sắt đã được Chính phủ phê duyệt và thành phố đã đề xuất thêm 3 tuyến", ông Thảo cho biết thêm.
Ông Hoàng Ngọc Minh, Phó Giám đốc Ban dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết: Ngay sau khi công bố quy hoạch này, đơn vị sẽ phối hợp với UBND các quận giới thiệu dự án, cắm mốc giới tại hiện trường và tiến hành giải phóng mặt bằng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu phần tuyến đường sắt đô thị đi ngầm để tiếp tục thực hiện dự án.
Theo dự kiến, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội sẽ được đưa vào khai thác năm 2015. Năng lực vận tải dự báo 8.600 hành khách/giờ/hướng. Thời gian đi từ đầu đến cuối tuyến chỉ mất chưa đến 20 phút, kể cả thời gian dừng đón, trả khách.
Tuyến đường sẽ đi theo lộ trình: điểm đầu Nhổn - theo quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - Cầu Giấy - Kim Mã - Giảng Võ - Cát Linh - Quốc Tử Giám - điểm cuối ga Hà Nội.
Mô hình phối cảnh tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội. |
Trên toàn tuyến đường có 12 ga nổi và chìm. Tám ga nổi gồm ga số 1 (còn gọi là khu Depot) đặt tại Nhổn, ga số 2: xã Minh Khai, ga số 3: Phú Diễn, ga số 4: Cầu Diễn, ga số 5: đường Lê Đức Thọ, ga số 6: Đại học Quốc gia Hà Nội, ga số 7: chùa Hà, ga số 8: Cầu Giấy. Bốn ga ngầm sẽ đặt tại Kim Mã, Cát Linh, Văn Miếu và ga Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư 783 triệu euro, trong đó 280 triệu euro vốn vay ODA của Pháp, vốn đối ứng của Việt Nam là 503 triệu euro.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết: Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, cải thiện ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của tuyến đường sắt số 3 dài hơn 20 km, nối khu vực phía tây với trung tâm thành phố và phía nam (quận Hoàng Mai).
"Trong tương lai, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị dài 284 km, kết nối với 8 đô thị vệ tinh. Hiện, 5 tuyến đường sắt đã được Chính phủ phê duyệt và thành phố đã đề xuất thêm 3 tuyến", ông Thảo cho biết thêm.
Ông Hoàng Ngọc Minh, Phó Giám đốc Ban dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết: Ngay sau khi công bố quy hoạch này, đơn vị sẽ phối hợp với UBND các quận giới thiệu dự án, cắm mốc giới tại hiện trường và tiến hành giải phóng mặt bằng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu phần tuyến đường sắt đô thị đi ngầm để tiếp tục thực hiện dự án.
Theo dự kiến, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội sẽ được đưa vào khai thác năm 2015. Năng lực vận tải dự báo 8.600 hành khách/giờ/hướng. Thời gian đi từ đầu đến cuối tuyến chỉ mất chưa đến 20 phút, kể cả thời gian dừng đón, trả khách.
5 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt:
- Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh): kết nối khu vực ngoại thành phía đông bắc và nam Hà Nội.
- Tuyến số 2 (Nội Bài - trung tâm thành phố - Thượng Đình): xương sống cho khu vực đô thị.
- Tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội): nối khu vực phía tây với phía nam Hà Nội.
- Tuyến số 4 (Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Thanh Xuân - Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh): là tuyến kết nối với tuyến số 1, 2, 3 và 5.
- Tuyến số 5 (Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc): kết nối trung tâm thành phố với các đô thị dọc hành lang Láng - Hòa Lạc
Theo Đất Việt
0 nhận xét