Theo Bộ Công thương, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tháng 7 vừa qua đã đạt được nhiều thành tích vượt trội, ước đạt 8,4 tỷ USD, tăng 38,5% so với tháng 7/2010, nhưng hiện vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều yếu tố bất lợi đối với sản xuất công nghiệp cũng như tình hình xuất khẩu.
Xuất khẩu có thành tích vượt trội…
Theo báo cáo vừa mới phát đi của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng Bảy đã đạt được nhiều thành tích vượt trội, ước đạt 8,4 tỷ USD, tăng 38,5% so với tháng 7/2010.
Tính chung bảy tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 51,46 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 23,7 tỷ USD, tăng 32,8%.
Đặc biệt, đến nay đã có 13 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD đó là: thuỷ sản; cà phê; gạo; cao su; dầu thô; xăng dầu; sản phẩm gỗ; hàng dệt may mặc; giầy dép các loại; đá quý và kim loại quý; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng.
Xét theo nhóm hàng, so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt trên 11,26 tỷ USD, tăng 38,8% và chiếm tỷ trọng 21,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh như: cà phê tăng 83,7%, hạt tiêu tăng 63,9%, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 81,5%, cao su tăng 77,2%...
Cùng với đó, nhóm nhiên liệu, khoáng sản cũng vươn lên, đạt 6,34 tỷ USD, tăng 37,6% và chiếm tỷ trọng 12,3%, trong đó: xăng dầu tăng 68,8%, quặng và khoáng sản tăng 63,7%, dầu thô tăng 39,1%. Riêng mặt hàng than đá chỉ tăng 8,1%.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 25,76 tỷ USD, tăng 24,3% và chiếm tỷ trọng 50,0%. Trong đó: sản phẩm hóa chất tăng 51,8%, sắt thép các loại tăng 44,2%, chất dẻo nguyên liệu tăng 36,4%, túi sách, vali, mũ tăng 35,6%, sản phẩm từ sắt thép tăng 32,8%,...; nhóm hàng hóa khác ước đạt 8,11 tỷ USD, tăng 58,6% và chiếm tỷ trọng 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cũng giống như những tháng trước, xuất khẩu tháng 7 cũng được lợi thế về giá cũng giúp nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh như: nhân điều tăng 44,7%, cà phê tăng 55,6%, chè các loại tăng 4,3%, hạt tiêu tăng 68,5%, gạo tăng 1,4%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 30,8%, cao su tăng 59,0%, than đá tăng 24,0%, dầu thô tăng 44,7%, xăng dầu các loại tăng 39,2%, quặng và khoáng sản khác tăng 16,7%, sắt thép tăng 19,9%, chất dẻo nguyên liệu tăng 13,5%.
Nhìn chung, xuất khẩu vào các khu vực thị trường đều có mức tăng trưởng khá cao: xuất khẩu vào ASEAN tăng 19,0% và chiếm tỷ trọng 14,3%; xuất khẩu vào Nhật Bản tăng 23,1% và chiếm tỷ trọng 9,9%; xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 57,7% và chiếm tỷ trọng 10,5%; xuất khẩu thị trường Mỹ tăng 20,1% và chiếm tỷ trọng hơn 17,9%; xuất khẩu vào EU tăng 47,1% và chiếm tỷ trọng 17,1%.
…nhưng vẫn xuất hiện nhiều bất ổn
Theo Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã có những diễn biến khó lường.
Với Việt Nam, ba tháng gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp đã biến động thất thường do ảnh hưởng của giá các loại hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường thế giới tăng; lãi suất ngân hàng tăng cao gây trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; sức mua trong nhân dân lại giảm do tiết kiệm chi tiêu;...
Những khó khăn đó đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khá nhiều: chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 so với tháng 3 là 3,5%; tháng 5 so với tháng 4 là 3,1% và tháng 6 so với tháng 5 là 4,6%.
Đến tháng 7, tình hình tuy có khá hơn (với tốc độ tăng là 6,1% so với tháng 6) nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất lợi đối với sản xuất công nghiệp. Xét theo giai đoạn, so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng không ổn định: 2 tháng tăng 12,3%; 3 tháng tăng 9,6%; 4 tháng tăng 10,0%; 5 tháng tăng 9,2%; 6 tháng tăng 9,7%; 7 tháng tăng 8,8%.
Một điều có thể nhận thấy, ngành dệt may một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại đang đứng trước nhiều nguy cơ mới. Trong đó, sản xuất có xu hướng chững lại do giá nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên biến động nhiều.
Một vấn đề mới đặt ra là doanh nghiệp dệt may hiện nay phải cân đối giữa đơn hàng FOB dài hạn và ngắn hạn hoặc gia công để giảm áp lực về vốn. Cũng vì khó khăn trong vay vốn để phát triển sản xuất nên các doanh nghiệp trong ngành tìm hướng thay đổi về tổ chức sản xuất để nâng cao hiệu quả, tận dụng tối đa hơn nữa năng lực hiện có.
Cùng chịu những khó khăn như ngành may mặc, mặc dù sản xuất ngành da giầy trong tháng 7 vẫn khá ổn định và tăng nhẹ so với tháng 6 do giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng trên 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, khó khăn về vốn và nhân lực đang khiến khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành Da giầy trở nên bấp bênh. Đặc biệt, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành này cũng đạt thấp do đặc thù chủ yếu là gia công theo đơn hàng.
Xuất khẩu có thành tích vượt trội…
Theo báo cáo vừa mới phát đi của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng Bảy đã đạt được nhiều thành tích vượt trội, ước đạt 8,4 tỷ USD, tăng 38,5% so với tháng 7/2010.
Tính chung bảy tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 51,46 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 23,7 tỷ USD, tăng 32,8%.
Đặc biệt, đến nay đã có 13 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD đó là: thuỷ sản; cà phê; gạo; cao su; dầu thô; xăng dầu; sản phẩm gỗ; hàng dệt may mặc; giầy dép các loại; đá quý và kim loại quý; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng.
Xét theo nhóm hàng, so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt trên 11,26 tỷ USD, tăng 38,8% và chiếm tỷ trọng 21,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh như: cà phê tăng 83,7%, hạt tiêu tăng 63,9%, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 81,5%, cao su tăng 77,2%...
Cùng với đó, nhóm nhiên liệu, khoáng sản cũng vươn lên, đạt 6,34 tỷ USD, tăng 37,6% và chiếm tỷ trọng 12,3%, trong đó: xăng dầu tăng 68,8%, quặng và khoáng sản tăng 63,7%, dầu thô tăng 39,1%. Riêng mặt hàng than đá chỉ tăng 8,1%.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 25,76 tỷ USD, tăng 24,3% và chiếm tỷ trọng 50,0%. Trong đó: sản phẩm hóa chất tăng 51,8%, sắt thép các loại tăng 44,2%, chất dẻo nguyên liệu tăng 36,4%, túi sách, vali, mũ tăng 35,6%, sản phẩm từ sắt thép tăng 32,8%,...; nhóm hàng hóa khác ước đạt 8,11 tỷ USD, tăng 58,6% và chiếm tỷ trọng 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cũng giống như những tháng trước, xuất khẩu tháng 7 cũng được lợi thế về giá cũng giúp nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh như: nhân điều tăng 44,7%, cà phê tăng 55,6%, chè các loại tăng 4,3%, hạt tiêu tăng 68,5%, gạo tăng 1,4%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 30,8%, cao su tăng 59,0%, than đá tăng 24,0%, dầu thô tăng 44,7%, xăng dầu các loại tăng 39,2%, quặng và khoáng sản khác tăng 16,7%, sắt thép tăng 19,9%, chất dẻo nguyên liệu tăng 13,5%.
Nhìn chung, xuất khẩu vào các khu vực thị trường đều có mức tăng trưởng khá cao: xuất khẩu vào ASEAN tăng 19,0% và chiếm tỷ trọng 14,3%; xuất khẩu vào Nhật Bản tăng 23,1% và chiếm tỷ trọng 9,9%; xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 57,7% và chiếm tỷ trọng 10,5%; xuất khẩu thị trường Mỹ tăng 20,1% và chiếm tỷ trọng hơn 17,9%; xuất khẩu vào EU tăng 47,1% và chiếm tỷ trọng 17,1%.
…nhưng vẫn xuất hiện nhiều bất ổn
Theo Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã có những diễn biến khó lường.
Với Việt Nam, ba tháng gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp đã biến động thất thường do ảnh hưởng của giá các loại hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường thế giới tăng; lãi suất ngân hàng tăng cao gây trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; sức mua trong nhân dân lại giảm do tiết kiệm chi tiêu;...
Những khó khăn đó đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khá nhiều: chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 so với tháng 3 là 3,5%; tháng 5 so với tháng 4 là 3,1% và tháng 6 so với tháng 5 là 4,6%.
Đến tháng 7, tình hình tuy có khá hơn (với tốc độ tăng là 6,1% so với tháng 6) nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất lợi đối với sản xuất công nghiệp. Xét theo giai đoạn, so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng không ổn định: 2 tháng tăng 12,3%; 3 tháng tăng 9,6%; 4 tháng tăng 10,0%; 5 tháng tăng 9,2%; 6 tháng tăng 9,7%; 7 tháng tăng 8,8%.
Một điều có thể nhận thấy, ngành dệt may một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại đang đứng trước nhiều nguy cơ mới. Trong đó, sản xuất có xu hướng chững lại do giá nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên biến động nhiều.
Một vấn đề mới đặt ra là doanh nghiệp dệt may hiện nay phải cân đối giữa đơn hàng FOB dài hạn và ngắn hạn hoặc gia công để giảm áp lực về vốn. Cũng vì khó khăn trong vay vốn để phát triển sản xuất nên các doanh nghiệp trong ngành tìm hướng thay đổi về tổ chức sản xuất để nâng cao hiệu quả, tận dụng tối đa hơn nữa năng lực hiện có.
Cùng chịu những khó khăn như ngành may mặc, mặc dù sản xuất ngành da giầy trong tháng 7 vẫn khá ổn định và tăng nhẹ so với tháng 6 do giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng trên 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, khó khăn về vốn và nhân lực đang khiến khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành Da giầy trở nên bấp bênh. Đặc biệt, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành này cũng đạt thấp do đặc thù chủ yếu là gia công theo đơn hàng.
Theo VnMedia
0 nhận xét