Theo các chuyên gia, không phải không có lý do khi Bắc Kinh quyết định đầu tư vào nền kinh tế châu Âu mà không phải nơi nào khác.
Nếu châu Âu gặp khó khăn, Trung Quốc sẽ dang tay giúp đỡ! Câu khẩu hiệu này do chính Thủ tướng Trung Quốc nói ra trong cuộc họp báo tại Berlin, nơi ông kết thúc chuyến công du các nước châu Âu.
Trước đó, ông Ôn Gia Bảo tới thăm Hungaria và Anh. Tại cả ba nước, Thủ tướng Trung Quốc đều nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẵn sàng cho các nước châu Âu vay nợ.
Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, kim ngạch trao đổi thương mại hàng năm đạt 400 tỷ euro. Bắc Kinh không ít lần tuyên bố rằng châu Âu là một trong những khu vực ưu tiên của Trung Quốc.
Ngay từ cuối năm ngoái, Trung Quốc không ngừng phát triển thương mại và bắt đầu thu mua trái phiếu của các nước châu Âu khi các nước này đang chịu những biến động về kinh tế.
Đầu tiên là tuyên bố sẵn sàng giúp Bồ Đào Nha mua trái phiếu trị giá 4-5 tỷ euro, tiếp đến là Tây Ban Nha với cam kết cho vay nợ quốc gia tương đương 6 tỷ euro. Và hiện nay, Bắc Kinh tiếp tục đưa ra những đề suất mới, trong đó có thu mua một tỷ euro trái phiếu Hungaria.
Trong khi đó, có thông tin cho rằng Trung Quốc đang dần từ bỏ đồng USD. Những động thái trên của Bắc Kinh cho thấy những thay đổi trên thị trường tài chính thế giới, chuyên viên khoa học thuộc Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, ông Aleksandr Salitstki nhận định.
Ông nói: “Theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, việc họ quan tâm đến đồng tiền chung châu Âu bởi khả năng cạnh tranh của châu Âu hiện nay cao hơn khả năng cạnh tranh của Mỹ. Các hệ thống kinh tế được xây dựng theo mô hình Mỹ có thể chỉ tốt đối với chính nước Mỹ trong giai đoạn khi mà nước Mỹ dẫn đầu về công nghệ và là nhà cho vay lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện nay nước Mỹ không thể đủ sức đảm đương vai trò này”.
Tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố chính trị, bởi từ lâu Trung Quốc bắt đầu bành chướng ra các thị trường nước ngoài: thu mua toàn bộ cổ phần có thể tại châu Phi, Brazil và Mỹ.
Đầu tư bằng tiền quốc gia, theo giới phân tích, đó là đòn bẩy chắc chắn gây ảnh hưởng không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với chính trị của các nước khác.
Từ lâu, các chuyên gia châu Âu cảnh báo về diễn biến tình hình tương tự nhưng dẫu sao họ vẫn xích lại gần với Bắc Kinh và thực tế, vẻ ngoài họ cho việc này là miễn cưỡng và thường nói lầm sang việc vi phạm quyền con người ở Trung Quốc.
Các nước châu Âu chỉ chiếm ưu thế trong tương lai không xa. Trung Quốc có thể hỗ trợ tài chính bằng việc rót những khoản tiền khổng lồ vào nền kinh tế châu Âu.
Đây là một trong những thị trường tiêu thụ hàng hóa chính của Trung Quốc. Vì vậy, Bắc Kinh muốn duy trì một sự ổn định ở khu vực này bất cứ khi nào.
Nhưng Trung Quốc sẽ không còn là chính mình nếu như không có những bước tính toán xa hơn và chuyến công du châu Âu lần này được xem như nước cờ của những nhà thông thái.
Trong kế hoạch của mình, họ cân nhắc tới nghiên cứu mới đây của các đồng nghiệp Thụy Sĩ, theo đó hơn một nửa các ngân hàng trung ương, các quỹ và công ty tài chính đều tin tưởng rằng, trong khoảng tối đa 15 năm nữa đồng USD với tư cách là đơn vị dự trữ hiện tại sẽ bị thay thế bằng những đồng ngoại tệ khác. Và Trung Quốc muốn Nhân dân tệ là một trong số đó.
Nếu châu Âu gặp khó khăn, Trung Quốc sẽ dang tay giúp đỡ! Câu khẩu hiệu này do chính Thủ tướng Trung Quốc nói ra trong cuộc họp báo tại Berlin, nơi ông kết thúc chuyến công du các nước châu Âu.
Trước đó, ông Ôn Gia Bảo tới thăm Hungaria và Anh. Tại cả ba nước, Thủ tướng Trung Quốc đều nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẵn sàng cho các nước châu Âu vay nợ.
Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, kim ngạch trao đổi thương mại hàng năm đạt 400 tỷ euro. Bắc Kinh không ít lần tuyên bố rằng châu Âu là một trong những khu vực ưu tiên của Trung Quốc.
Ngay từ cuối năm ngoái, Trung Quốc không ngừng phát triển thương mại và bắt đầu thu mua trái phiếu của các nước châu Âu khi các nước này đang chịu những biến động về kinh tế.
Đầu tiên là tuyên bố sẵn sàng giúp Bồ Đào Nha mua trái phiếu trị giá 4-5 tỷ euro, tiếp đến là Tây Ban Nha với cam kết cho vay nợ quốc gia tương đương 6 tỷ euro. Và hiện nay, Bắc Kinh tiếp tục đưa ra những đề suất mới, trong đó có thu mua một tỷ euro trái phiếu Hungaria.
Trong khi đó, có thông tin cho rằng Trung Quốc đang dần từ bỏ đồng USD. Những động thái trên của Bắc Kinh cho thấy những thay đổi trên thị trường tài chính thế giới, chuyên viên khoa học thuộc Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, ông Aleksandr Salitstki nhận định.
Ông nói: “Theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, việc họ quan tâm đến đồng tiền chung châu Âu bởi khả năng cạnh tranh của châu Âu hiện nay cao hơn khả năng cạnh tranh của Mỹ. Các hệ thống kinh tế được xây dựng theo mô hình Mỹ có thể chỉ tốt đối với chính nước Mỹ trong giai đoạn khi mà nước Mỹ dẫn đầu về công nghệ và là nhà cho vay lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện nay nước Mỹ không thể đủ sức đảm đương vai trò này”.
Tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố chính trị, bởi từ lâu Trung Quốc bắt đầu bành chướng ra các thị trường nước ngoài: thu mua toàn bộ cổ phần có thể tại châu Phi, Brazil và Mỹ.
Đầu tư bằng tiền quốc gia, theo giới phân tích, đó là đòn bẩy chắc chắn gây ảnh hưởng không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với chính trị của các nước khác.
Từ lâu, các chuyên gia châu Âu cảnh báo về diễn biến tình hình tương tự nhưng dẫu sao họ vẫn xích lại gần với Bắc Kinh và thực tế, vẻ ngoài họ cho việc này là miễn cưỡng và thường nói lầm sang việc vi phạm quyền con người ở Trung Quốc.
Các nước châu Âu chỉ chiếm ưu thế trong tương lai không xa. Trung Quốc có thể hỗ trợ tài chính bằng việc rót những khoản tiền khổng lồ vào nền kinh tế châu Âu.
Đây là một trong những thị trường tiêu thụ hàng hóa chính của Trung Quốc. Vì vậy, Bắc Kinh muốn duy trì một sự ổn định ở khu vực này bất cứ khi nào.
Nhưng Trung Quốc sẽ không còn là chính mình nếu như không có những bước tính toán xa hơn và chuyến công du châu Âu lần này được xem như nước cờ của những nhà thông thái.
Trong kế hoạch của mình, họ cân nhắc tới nghiên cứu mới đây của các đồng nghiệp Thụy Sĩ, theo đó hơn một nửa các ngân hàng trung ương, các quỹ và công ty tài chính đều tin tưởng rằng, trong khoảng tối đa 15 năm nữa đồng USD với tư cách là đơn vị dự trữ hiện tại sẽ bị thay thế bằng những đồng ngoại tệ khác. Và Trung Quốc muốn Nhân dân tệ là một trong số đó.
0 nhận xét