Tai nạn thương tích ở trẻ em - Báo động đỏ!

Trong những ngày qua, BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 TPHCM liên tiếp cấp cứu nhiều trường hợp bị tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ rất nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là do sự bất cẩn của cha mẹ. Trung bình mỗi ngày tại khoa cấp cứu của 2 bệnh viện trên tiếp nhận không dưới 10 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích.
  • Do người nhà bất cẩn
Chăm sóc trẻ bị tai nạn thương tích tại BV Nhi đồng 2 TPHCM. Ảnh: TG.LÂM
Khoa Cấp cứu hồi sức BV Nhi đồng 1 vừa cấp cứu trường hợp L. Đ. Q. (11 tháng tuổi, nam, ngụ tại Đức Hòa, Long An). Trước đó, bé bò quanh nhà và thọc tay vào ổ điện, bị điện giật bất tỉnh. Người nhà phát hiện và đưa bé đến bệnh viện địa phương trong tình trạng ngưng thở, ngưng tim. Bé Q. được đặt nội khí quản giúp thở, ấn tim và chích adrenaline cho tim đập lại sau đó chuyển đến BV Nhi đồng 1. Tại đây, em có biểu hiện tím tái, co gồng toàn thân, ngón áp út tay trái bị phỏng điện cháy xém. Siêu âm não, chụp CT scan không thấy máu tụ nội sọ do chấn thương đầu, ngay lập tức em được hỗ trợ hô hấp thở máy, điều trị chống co giật, chống phù não, chăm sóc và cắt lọc vết thương phỏng điện… Đến nay, tình trạng bé cải thiện dần, tiếp xúc được nhưng chậm.
Mới đây, BV Nhi đồng 1 cũng tiếp nhận bé L. H. A. (3 tuổi, ở Bình Dương) vì sặc vỏ tôm. Trong lúc ngồi cùng bàn nhậu với ba mẹ, bé được bóc tôm cho ăn nhưng người nhà sơ ý để đầu và vỏ tôm còn lại ngay trên bàn. Đến lúc người lớn mải trò chuyện, bé lấy phần vỏ tôm để ăn thì bị ho sặc sụa. Nghĩ là bé bị vướng vỏ tôm nên mẹ móc họng tìm lấy nhưng không được. Tối về, thấy bé sốt cao lên, miệng chảy nước miếng, đồng thời quấy khóc nhiều nên người nhà đưa bé đến bệnh viện. Sau khi khám và chụp X quang, các bác sĩ phát hiện tình trạng sưng mô mềm vùng trước cổ nhưng không thấy dị vật. Đến khi nội soi đường ăn mới gắp được phần đầu con tôm đang cắm vào thành sau họng, gây vết rách sâu dài khoảng 3cm ở thực quản…
BV Nhi đồng 2 TPHCM cũng vừa tiếp nhận một trường hợp bị trật khớp háng do té ngã. Trong lúc nô đùa ở nhà, bé trèo lên lan can và sơ ý bị ngã xuống nền nhà. Hiện bé đã được bó bột và đang hồi phục dần.
Hay như trường hợp bé gái N.T.V, 7 tuổi, trong lúc chơi đùa đã vô tình xỏ 1 cái long đền bằng sắt vào ngón 4 tay trái và không lấy ra được. Mặc dù người nhà dùng mọi cách thoa mỡ, xà phòng làm trơn nhưng vẫn không cách nào lấy cái long đền ra được. Sau  vài tiếng, ngón tay của bé do bị thít chặt bắt đầu sưng đỏ lên và phù nề gây đau, cử động của ngón cũng bắt đầu hạn chế. Bé nhập viện trong tình trạng ngón tay có nguy cơ hoại tử…
  • Đừng... lơ mắt
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Khoa hồi sức cấp cứu BV Nhi đồng 1 cho biết mỗi năm BV Nhi đồng 1 tiếp nhận không dưới 1.000 trường hợp trẻ bị tai nạn và ngộ độc, một phần do người lớn gián tiếp và trực tiếp gây ra cho trẻ. Không ít trẻ trong số này bị rắn cắn, côn trùng đốt dẫn đến suy đa cơ quan, thậm chí có trường hợp đã tử vong do cấp cứu muộn. “Chúng tôi xin lưu ý đến quý phụ huynh, người giữ trẻ chú ý những trẻ mới vừa biết đi, biết bò dễ mắc các tai nạn đáng tiếc trong nhà như té nước, điện giật, phỏng… do trẻ muốn tìm hiểu xung quanh. Ngoài ra, phải để các vật dụng như thuốc men, đồng xu… xa tầm tay trẻ. Đặc biệt phải quan tâm đến trẻ trong giai đoạn phát triển để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra”, BS Tiến khuyên.
Theo Sở Y tế TPHCM, mỗi năm tai nạn thương tích cướp đi sinh mạng khoảng 100 trẻ em trong độ tuổi từ 1- 14. Số liệu ghi nhận 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy tại TPHCM đã có gần 20.000 trẻ em bị tai nạn thương tích phải nhập viện điều trị, trong đó có hàng chục em đã tử vong ở độ tuổi từ 0-4.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích TPHCM, địa điểm xảy ra tai nạn và chết đều tập trung nhiều tại nhà, còn lại là xảy ra trên đường đi, ở trường học. Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM cho biết: “Trẻ bị ngã là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn thương tích, tiếp đến là tai nạn giao thông, hóc dị vật”.

Điều đáng nói, ngoài việc bất cẩn của các bậc phụ huynh thì công tác cấp cứu kịp thời tai nạn thương tích cho trẻ cũng rất hạn chế. Hiện hầu hết các trạm y tế phường - xã chưa có bác sĩ nhi khoa, còn phần lớn bệnh viện quận - huyện không có bộ phận cấp cứu nhi. Mặt khác, việc đào tạo, huấn luyện cán bộ y tế trường học cũng chưa chú trọng đến việc sơ, cấp cứu ban đầu cho trẻ gặp tai nạn.
Theo Sở Y tế TPHCM, hiện TP có 1.200 trường mầm non, mẫu giáo nhưng cán bộ y tế chỉ đáp ứng 37-40%, trong đó chỉ khoảng 10% cán bộ y tế đạt chuẩn. Chính vì vậy, đã có những cái chết thương tâm, những đứa trẻ tàn tật bởi những bất cẩn mà người lớn gây ra.
 Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Khoa Hồi sức cấp cứu BV Nhi đồng 1 cho biết, tai nạn thương tích ở trẻ nhập viện như cơm bữa và có vô vàn tình huống dẫn tới. Từ bị bỏng nước sôi, uống nhầm thuốc trừ sâu đến nuốt pin, té vào xô nước, té cầu thang… “Tất cả đều do cha mẹ hay người giữ trẻ lơ đãng với trẻ”, BS Tiến khẳng định. Bác sĩ Vũ Quang Vinh, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi đồng 2 cho biết, mỗi năm nơi đây tiếp nhận hơn 500 ca trẻ bị tai nạn thương tích trong sinh hoạt. “Có những trường hợp thật khó tin như trẻ nuốt phải cây đinh dài tới 3cm”, BS Vinh nói.

QUỲNH CHI
SGGP

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia