Ông Obama luôn mong muốn sớm đạt được thỏa thuận về nâng mức trần vay nợ trước thời hạn chót sắp tới nhằm ngăn chặn nguy cơ nước Mỹ bị vỡ nợ công.
Mỹ đang đối diện với khoản trần nợ lớn. |
Trong bối cảnh trần nợ Mỹ vẫn chưa được nâng, câu hỏi được đặt ra trần nợ Mỹ là gì? Tại sao cần phải nâng trần nợ?
Nếu không có sự gia tăng về hạn mức trần nợ vào ngày 2/8 thì Chính phủ Mỹ sẽ hết tiền mặt để trả các hóa đơn, trong đó bao gồm lợi ích an sinh xã hội, lương hưu quân sự, thanh toán nhà thầu và lãi suất tiền vay. Một số điều nên biết về trần nợ của Mỹ:
1. Điều đầu tiên cần biết trần nợ là gì?
Trần nợ là hạn mức được thiết lập bởi Quốc hội Mỹ về số nợ mà Chính phủ Liên bang có thể vay. Các chính trị gia đồng ý nâng trần nợ mỗi khi họ bỏ phiếu cho một khoản tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế như vậy trong thực tế tranh luận về trần nợ là chủ yếu bàn cãi về việc trả các hóa đơn.
2. Tại sao nước Mỹ lại nợ quá nhiều?
Có rất nhiều lý do, nhưng có thể kể ra một số nguyên nhân chính là dưới thời Tổng thống George W.Bush, nợ của Mỹ đã tăng tới hơn 4.000 tỷ USD do chi phí chiến tranh tại Iraq và Afghanistan cùng với việc cắt giảm thuế mới. Đến thời của Tổng thống Obama, nợ của Mỹ tăng thêm 3.900 tỷ USD do các chương trình kích cầu kinh tế và cắt giảm thuế trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu.
Mức chi nhiều hàng tháng của Chính phủ Mỹ hơn mức thu khoảng 120 tỷ USD và chỉ có một tài khoản ngân hàng tại Cục Dự trữ Liên bang với hơn 100 tỷ USD để sử dụng.
Chính phủ thường vay tiền từ các chính quyền địa phương, các chương trình hưu trí cho công nhân... Tuy vậy, tất cả các hoạt động vay này sẽ phải ngừng lại khi nó đã chạm tới hạn mức trần nợ.
Nếu Quốc hội Mỹ tiếp tục nâng trần nợ và cho vay nhiều tiền hơn nữa, cuối cùng thị trường Mỹ sẽ mất niềm tin vào khả năng chi trả các khoản nợ của chính phủ liên bang, lãi suất vay sẽ tăng. Ngược lại, nếu từ chối nâng trần nợ, các nhà đầu tư có thể mất niềm tin nhanh chóng hơn, và lãi suất vẫn sẽ tăng.
3. Trần nợ đang “đe dọa” Mỹ?
Nhiều người nghi ngờ rằng, Chính phủ Mỹ sẽ không thể thanh toán các hóa đơn của mình nếu Quốc hội không tăng trần nợ.
Ban đầu, nếu trần nợ không được tăng sẽ làm cho kinh tế Mỹ sẽ càng tồi tệ hơn nhiều. Lãi suất tiền nợ sẽ mãi tăng lên, hệ thống tài chính sẽ bị mắc kẹt tạm thời và một cuộc suy thoái chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả của cắt giảm chi tiêu chính phủ 10% GDP trong vòng một vài tuần.
4. Kinh tế toàn cầu cũng bị "vạ lây"?
Đối với thị trường quốc tế, trần nợ Mỹ có thể làm giảm uy tín về khả năng thanh khoản. Dù trong tình trạng khó khăn hiện nay, Mỹ vẫn là một trong những thị trường nợ lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu có thể cho vay với lãi suất thấp nhưng liệu Mỹ có thể trả nợ một cách dễ dàng?
Khi mà hồi phục kinh tế toàn cầu dựa chủ yếu vào sự ổn định kinh tế Mỹ, vấn đề giới hạn nợ có thể gây bất ổn cho thị trường tài chính thế giới. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đồng ý rằng, nếu trần nợ không được nâng thì sẽ là thảm họa với nền kinh tế.
6. Mỹ sẽ phải cắt giảm chi tiêu của chính phủ
Chỉ còn gần một tuần nữa nước Mỹ sẽ có thể phải tuyên bố vỡ nợ, tuy nhiên cho đến thời điểm này, Tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về nâng mức trần vay nợ và cắt giảm thâm hụt ngân sách. Hiện lãnh đạo của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, mỗi bên đang soạn thảo một kế hoạch riêng cho vấn đề này.
Cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ chưa công bố cụ thể về bản kế hoạch do mỗi bên soạn thảo. Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner nói rằng, kế hoạch của Hạ viện là cắt giảm ngay 1.000 tỷ USD chi tiêu của chính phủ để đổi lại sẽ nâng mức trần nợ quốc gia ngắn hạn, trong khoảng 6 tháng. Ông John Boehner cũng nhấn mạnh rằng, ông không dám chắc hai đảng có thể đạt được thỏa thuận chung về vấn đề này vào ngày 2/8 tới hay không.
Nguyên Thảo (theo news.com.au)
Đất Việt
0 nhận xét