Nhiều bà vợ vung tiền mua sắm quá đà khiến gia đình xào xáo, hạnh phúc lung lay
Là tay hòm chìa khóa của gia đình, trong thời buổi đắt đỏ hiện nay, lý ra các chị phải chi tiêu hợp lý, dè sẻn từng chút để vun vén gia đình nhưng họ đã tiêu xài hoang phí.
Tiền núi cũng… lở
Anh Tấn, chủ một tiệm làm cửa sắt lớn ở Q.Bình Tân-TPHCM, mỗi tháng thu nhập ngót nghét 20 triệu đồng. Vợ anh làm tiếp tân cho một công ty, lương tháng hơn 5 triệu đồng. Thế nhưng, tháng nào, họ cũng cự nự về chuyện tiền nong chỉ vì thói chưng diện của vợ anh Tấn.
Trước đây, có lúc anh Tấn đem cả chục triệu đồng về cho vợ nhưng… mươi bữa sau, đến kỳ đóng tiền học cho con, chị lại than hết tiền. Lúc đầu, anh còn cố gắng kiếm tiền đưa thêm cho vợ nhưng tình trạng thiếu hụt cứ diễn ra. Dù vợ nêu đủ lý do nhưng anh Tấn biết chị đã đổ tiền vào các khoản mua sắm, làm đẹp. Chán cảnh ngày nào cũng hục hặc tiền nong, anh Tấn chuyển sang đối sách chỉ đưa cho vợ tiền chợ, điện, nước và học phí của con. Do việc làm ăn của anh thường phải giao thiệp bạn bè nên anh Tấn không ít lần say bí tỉ, đêm không về. Mâu thuẫn tiền nong ngày càng trầm trọng và hạnh phúc gia đình đang trên bờ vực.
“Cưa sừng làm nghé”
Trước đây, chị Xuyến (Q. Tân Phú-TPHCM) là gái nông thôn chân chất, không biết đến phấn son, ăn mặc rất giản dị, vì thế mà anh Long đem lòng yêu và quyết rước cô công nhân này về làm vợ. Bước vào tuổi trung niên, chị cao huyết áp. Thương vợ, anh Long bảo chị ở nhà nội trợ và từ đó, chị bỗng dưng… ăn diện se sua. Hôm rồi, chị xúng xính trong chiếc áo thun vàng chóe bó sát người và chiếc váy màu đỏ, hớn hở chờ chồng về. Vừa vào nhà, anh Long tròn xoe mắt như đang nhìn... người ngoài hành tinh!
Chị thường ra chợ sắm những bộ quần áo tuổi “teen” về mặc khiến hàng xóm xì xào: “Già mà còn cưa sừng làm nghé”… Anh Long thấy không được mắt nên nhỏ to góp ý, chị liền bảo: “Ông đúng là Hai Lúa, lên thành phố bao nhiêu năm mà không biết ăn mặc gì hết!”. Lâu dần, anh ngại những lời bàn tán và những cái nhìn xoi mói của người xung quanh nên thường tránh đi cùng vợ.
Chị Xuyến còn kéo cả con gái cùng “thời trang” với chị, mua đủ thứ về để… hai mẹ con cùng diện. Thế là, anh Long thêm một mối lo, con gái 15 tuổi bắt chước mẹ diện quần áo diêm dúa, phấn son đầy mặt. Lương tháng của anh Long hơn 10 triệu đồng, cộng thêm hằng tháng ông cậu bên Mỹ cho thêm 100 USD vậy mà tháng nào nhà anh cũng thiếu trước, hụt sau, mâm cơm thường chỉ lèo tèo đĩa rau luộc cùng mấy con cá khô. Khi mẹ chồng đau ốm, anh Long bảo vợ đưa tiền lo thuốc thang thì chị bảo: “Không có tiền!”, có khi còn “đốp” lại: “Mấy đồng lương anh đưa nhiều lắm à”. Thế là chén bát, đồ đạc bay vèo vèo...
Tiền núi cũng… lở
Anh Tấn, chủ một tiệm làm cửa sắt lớn ở Q.Bình Tân-TPHCM, mỗi tháng thu nhập ngót nghét 20 triệu đồng. Vợ anh làm tiếp tân cho một công ty, lương tháng hơn 5 triệu đồng. Thế nhưng, tháng nào, họ cũng cự nự về chuyện tiền nong chỉ vì thói chưng diện của vợ anh Tấn.
Vừa đi làm về, anh Tấn đã bị vợ kéo vào phòng để khoe chiếc váy trắng. Anh ngạc nhiên hỏi: “Tuần trước, em mới mua bộ váy màu đen rồi!”. Chị Tấn cười bảo: “Em mặc đi đám cưới chị trưởng phòng rồi. Cái này em mua để tuần tới đi đám cưới chị kế toán. Mặc đồ cũ đi dự tiệc, người ta cười cho!”. Nghe thế, anh Tấn chỉ biết lắc đầu ngao ngán, nhất là mỗi khi vợ ngọt nhạt: “Còn trẻ phải tranh thủ sửa soạn. Em diện là để anh được đẹp mặt”.
Minh họa: NGUYỄN TÀI
Nghĩ như vậy nên tủ quần áo của chị Tấn chẳng kém một cửa hàng thời trang, với đủ kiểu quần áo, váy đầm, dây nịt, giày vớ và cả trang phục ngủ, nội y… Mỗi khi thấy có mẫu váy áo, phụ kiện mới vừa ý là chị tìm mua cho được. Nhiều thứ chị chỉ dùng một, hai lần rồi treo lên làm “cảnh” và tủ “hàng” của chị ngày một nhiều. Trước đây, có lúc anh Tấn đem cả chục triệu đồng về cho vợ nhưng… mươi bữa sau, đến kỳ đóng tiền học cho con, chị lại than hết tiền. Lúc đầu, anh còn cố gắng kiếm tiền đưa thêm cho vợ nhưng tình trạng thiếu hụt cứ diễn ra. Dù vợ nêu đủ lý do nhưng anh Tấn biết chị đã đổ tiền vào các khoản mua sắm, làm đẹp. Chán cảnh ngày nào cũng hục hặc tiền nong, anh Tấn chuyển sang đối sách chỉ đưa cho vợ tiền chợ, điện, nước và học phí của con. Do việc làm ăn của anh thường phải giao thiệp bạn bè nên anh Tấn không ít lần say bí tỉ, đêm không về. Mâu thuẫn tiền nong ngày càng trầm trọng và hạnh phúc gia đình đang trên bờ vực.
“Cưa sừng làm nghé”
Trước đây, chị Xuyến (Q. Tân Phú-TPHCM) là gái nông thôn chân chất, không biết đến phấn son, ăn mặc rất giản dị, vì thế mà anh Long đem lòng yêu và quyết rước cô công nhân này về làm vợ. Bước vào tuổi trung niên, chị cao huyết áp. Thương vợ, anh Long bảo chị ở nhà nội trợ và từ đó, chị bỗng dưng… ăn diện se sua. Hôm rồi, chị xúng xính trong chiếc áo thun vàng chóe bó sát người và chiếc váy màu đỏ, hớn hở chờ chồng về. Vừa vào nhà, anh Long tròn xoe mắt như đang nhìn... người ngoài hành tinh!
Chị thường ra chợ sắm những bộ quần áo tuổi “teen” về mặc khiến hàng xóm xì xào: “Già mà còn cưa sừng làm nghé”… Anh Long thấy không được mắt nên nhỏ to góp ý, chị liền bảo: “Ông đúng là Hai Lúa, lên thành phố bao nhiêu năm mà không biết ăn mặc gì hết!”. Lâu dần, anh ngại những lời bàn tán và những cái nhìn xoi mói của người xung quanh nên thường tránh đi cùng vợ.
Chị Xuyến còn kéo cả con gái cùng “thời trang” với chị, mua đủ thứ về để… hai mẹ con cùng diện. Thế là, anh Long thêm một mối lo, con gái 15 tuổi bắt chước mẹ diện quần áo diêm dúa, phấn son đầy mặt. Lương tháng của anh Long hơn 10 triệu đồng, cộng thêm hằng tháng ông cậu bên Mỹ cho thêm 100 USD vậy mà tháng nào nhà anh cũng thiếu trước, hụt sau, mâm cơm thường chỉ lèo tèo đĩa rau luộc cùng mấy con cá khô. Khi mẹ chồng đau ốm, anh Long bảo vợ đưa tiền lo thuốc thang thì chị bảo: “Không có tiền!”, có khi còn “đốp” lại: “Mấy đồng lương anh đưa nhiều lắm à”. Thế là chén bát, đồ đạc bay vèo vèo...
Làm đẹp cũng là dao hai lưỡi Nói về những trường hợp nêu trên, các chuyên gia tư vấn cho rằng làm đẹp là nhu cầu chính đáng nhưng phải chừng mực, phù hợp, biết cân đối chi tiêu cũng như cần quan tâm và nghĩ đến người thân. Nếu quá đà, làm đẹp cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi. Đối với người xung quanh, người làm đẹp không đúng cách sẽ trở nên xấu hơn cả về vẻ bên ngoài lẫn con người bên trong và nguy hiểm nhất là khiến gia đình căng thẳng, hạnh phúc vỡ tan. Vì thế, trong những trường hợp này, người chồng cần tỉnh táo và sớm có giải pháp chấn chỉnh hiệu quả để tránh hậu quả đáng tiếc. V.Ngọc |
Nguyệt My
Theo NLĐ online
0 nhận xét