Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã bắt tay vào thử nghiệm từng phần các bộ phận sẽ được nâng cấp trên xe tăng Arjun Mk II của nước này.
Theo phát ngôn viên của DRDO, dù đến nửa cuối năm 2012, xe tăng Arjun Mk-II biến thể nâng cấp mới được đánh giá, nhưng các hệ thống vũ khí và điện tử riêng biệt trên xe tăng này đã được bắt đầu thử nghiệm từ bây giờ.
Các nâng cấp của xe tăng Arjun lên chuẩn Mk-II bao gồm 93 cải tiến, trong đó có 13 cải tiến lớn. Rất nhiều nâng cấp trong số này có sự hợp tác của Ấn Độ và nước ngoài.
Các nâng cấp của xe tăng Arjun lên chuẩn Mk-II bao gồm 93 cải tiến, trong đó có 13 cải tiến lớn. Rất nhiều nâng cấp trong số này có sự hợp tác của Ấn Độ và nước ngoài.
Xe tăng Arjun được Ấn Độ công bố có khả năng hành quân và độ bền bỉ vượt trội so với T-90S Bishma nhập khẩu của Nga. Tuy nhiên, giá thành cao là lý do Arjun chỉ chiếm một phần nhỏ trong lực lượng xe tăng Ấn Độ. |
Các nâng cấp này bao gồm:
- Thay thế động cơ MTU838Ka-501 đang sử dụng bằng động cơ V12 QSK-38 38.000 phân khối, làm mát bằng chất lỏng của Hoa Kỳ. Động cơ mới tuy chỉ có kích thước chỉ bằng 2/3 động cơ cũ nhưng có công suất tới 1.500 mã lực (động cơ xe tăng Arjun hiện nay chỉ có công suất 1.400 mã lực).
- Thay thế thiết bị truyền động RENK RK-304A trên xe bằng thiết bị mới của Pháp có tên là SESM ESM-500 với 5 số tiến và 2 số lùi.
- Giảm thể tích chiếm dụng của các thiết bị điện tử đồng thời thay thế thiết bị thông tin liên lạc bằng loại hiện đại hơn.
- Nâng cấp hệ thống pháo chính 120 mm để có thể bắn tên lửa tiêu diệt các mục tiêu tầm xa, thậm chí có thể sử dụng tên lửa đa năng để bắn hạ các loại trực thăng săn xe tăng.
- Nâng cấp hệ thống kính ngắm đêm góc rộng cho trưởng xe, đồng thời thêm khả năng tự động bắt bám mục tiêu cho thiết bị quan sát, giúp tăng độ chính xác khi bắn mục tiêu di chuyển.
- Lắp đặt thêm giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ mới có khả năng chống đạn thanh xuyên (APFSDS)
- Thay thế thiết bị truyền động RENK RK-304A trên xe bằng thiết bị mới của Pháp có tên là SESM ESM-500 với 5 số tiến và 2 số lùi.
- Giảm thể tích chiếm dụng của các thiết bị điện tử đồng thời thay thế thiết bị thông tin liên lạc bằng loại hiện đại hơn.
- Nâng cấp hệ thống pháo chính 120 mm để có thể bắn tên lửa tiêu diệt các mục tiêu tầm xa, thậm chí có thể sử dụng tên lửa đa năng để bắn hạ các loại trực thăng săn xe tăng.
- Nâng cấp hệ thống kính ngắm đêm góc rộng cho trưởng xe, đồng thời thêm khả năng tự động bắt bám mục tiêu cho thiết bị quan sát, giúp tăng độ chính xác khi bắn mục tiêu di chuyển.
- Lắp đặt thêm giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ mới có khả năng chống đạn thanh xuyên (APFSDS)
- Nâng cấp hệ thống điều hòa nhiệt độ giúp tăng hiệu quả chiến đấu trong thời tiết của Ấn Độ
Nhờ tất cả các nâng cấp này, kích cỡ của xe Arjun sẽ giảm đáng kể, làm giảm khả năng phát hiện của xe tăng đối phương trên chiến trường, đồng thời, khối lượng xe tăng cũng giảm từ 58,5 tấn xuống còn khoảng 55 tấn.
Nhờ tất cả các nâng cấp này, kích cỡ của xe Arjun sẽ giảm đáng kể, làm giảm khả năng phát hiện của xe tăng đối phương trên chiến trường, đồng thời, khối lượng xe tăng cũng giảm từ 58,5 tấn xuống còn khoảng 55 tấn.
Xe tăng Arjun được phát triển trong thời gian rất dài (37 năm) nên nhiều bộ phận đã lỗi thời và cần thiết phải nâng cấp để phù hợp với chiến trường hiện đại. |
Để tiến hành các nâng cấp này, DRDO cho biết: Cơ quan nghiên cứu và phát triển xe cộ chiến đấu (CVRDE) trực thuộc DRDO đã hợp tác với Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Israel IMI và công ty Elbit System.
Trong đó, IMI sẽ giúp đỡ Ấn Độ các nâng cấp nhằm tăng khả năng cơ động của Arjun như thiết kế lại tháp pháo và thânh xe còn Elbit System sẽ đảm nhận phần nâng cấp hỏa lực và các thiết bị bảo vệ.
Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ sản xuất 124 xe tăng Arjun lên chuẩn Mk-II chia làm hai giai đoạn với tổng chi phí khoảng 1,1 tỷ USD.
Giai đoạn 1, họ sẽ sản xuất 45 chiếc với 56 mục cải tiến, bao gồm khả năng phóng tên lửa từ nòng pháo và lắp đặt thiết bị nhìn đêm góc rộng cho trưởng xe.
Giai đoạn 2, 79 chiếc còn lại sẽ được xuất xưởng với đầy đủ 93 mục cải tiến. 30 chiếc xe tăng đầu tiên của giai đoạn 2 dự tính sẽ được xuất xưởng vào khoảng cuối năm 2013 tới đầu năm 2014.
Trong đó, IMI sẽ giúp đỡ Ấn Độ các nâng cấp nhằm tăng khả năng cơ động của Arjun như thiết kế lại tháp pháo và thânh xe còn Elbit System sẽ đảm nhận phần nâng cấp hỏa lực và các thiết bị bảo vệ.
Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ sản xuất 124 xe tăng Arjun lên chuẩn Mk-II chia làm hai giai đoạn với tổng chi phí khoảng 1,1 tỷ USD.
Giai đoạn 1, họ sẽ sản xuất 45 chiếc với 56 mục cải tiến, bao gồm khả năng phóng tên lửa từ nòng pháo và lắp đặt thiết bị nhìn đêm góc rộng cho trưởng xe.
Giai đoạn 2, 79 chiếc còn lại sẽ được xuất xưởng với đầy đủ 93 mục cải tiến. 30 chiếc xe tăng đầu tiên của giai đoạn 2 dự tính sẽ được xuất xưởng vào khoảng cuối năm 2013 tới đầu năm 2014.
Tính năng kỹ chiến thuật của xe tăng Arjun đang biên chế trong Quân đội Ấn Độ: Khối lượng: 58,5 tấn; Kích cỡ: dài 10,64 mét, rộng: 3,86 mét, cao: 2,32 mét; Động cơ: MTU V10 1.400 mã lực; Tốc độ tối đa: 72 km/h trên đường và 40 km/h trên địa hình không bằng phẳng Dự trữ hành trình: 450 km; Vũ khí: Một pháo nòng xoắn 120 mm, một súng máy phòng không 12,7 mm; và một súng máy đồng trục 7,62 mm; Giáp: Composite đa lớp có tên Kamchan; Tổ lái: 4 người; Giá thành: 3,8 triệu USD |
0 nhận xét