Bà Trang Ý, sinh năm 1862, tên thật là Vũ Thị Duyên, là khuê nữ của Thái Tử Thái Bảo, Đông Các Đại Học Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Vũ Xuân Cẩn, một đại thần có nhiều đóng góp trong triều đình nhà Nguyễn.
Khuê nữ tiến cung
Khuê nữ tiến cung
Theo lệ thường của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, phàm là con gái của các quan trong triều sẽ được vinh dự, tiến cung làm phi tần “nâng khăn sửa túi” cho hoàng đế và tùy theo phẩm trật của người cha, cô được tuyển vào cấp bậc cao hay thấp. Bà Trang Y không là ngoại lệ, nên sớm được tiến cung ở bên cạnh vua Tự Đức.
Vua Tự Đức thời trẻ. |
Trong hàng trăm phi tần muôn phần nhan sắc, bà Trang Ý được vua để mắt và dành trọn tình yêu thương. Cũng chính vì thế, sau khi tiến cung, chẳng bảo lâu, vào năm Tự Đức nguyên niên (1848), bà được phong vào hàng Tân, năm Tự Đức thứ 3 (1850) được phong làm Cần Phi, năm Tự Đức thứ 13(1860) được tấn phong làm Thuần Phi, rồi lên đến tột đỉnh là Hoàng Quý Phi (vào đời vua Tự Đức, ngài không lập hoàng hậu, mà chỉ cao nhất là hoàng phi).
Vì hoàng đế không thể có con nên năm 1868, bà còn được giao việc nuôi dạy Dục Đức làm thế tử.
Vì hoàng đế không thể có con nên năm 1868, bà còn được giao việc nuôi dạy Dục Đức làm thế tử.
Không những bản thân được vinh hiển, gia đình và dòng họ bà nhờ thế cũng nhận được nhiều ân sủng của triều đình.
Nỗi buồn khó nói
Dù được vua Tự Đức thương yêu nhất, bà Trang Ý vẫn phải chịu cảnh “chiếu đơn, giường lạnh”. Nguyên do là không phải ông hoàng "say hoa" ở nơi nào khác, mà từ nhỏ, vua mắc bệnh đậu mùa, lại hay ốm đau nên sức khoẻ không được sung mãn. Tệ hơn, về đường sinh lý, ông còn bị bất lực nên không thể "gần gũi" đàn bà...
Dù được vua Tự Đức thương yêu nhất, bà Trang Ý vẫn phải chịu cảnh “chiếu đơn, giường lạnh”. Nguyên do là không phải ông hoàng "say hoa" ở nơi nào khác, mà từ nhỏ, vua mắc bệnh đậu mùa, lại hay ốm đau nên sức khoẻ không được sung mãn. Tệ hơn, về đường sinh lý, ông còn bị bất lực nên không thể "gần gũi" đàn bà...
Bà Trang Ý vẫn hết lòng với vua và luôn cố gắng hoàn tất vai trò trong chốn hậu cung để xứng đáng với địa vị được sùng ái. Thế nhưng, ở đời mấy hai học hết chữ ngờ... Và chuyện là vào năm Tự Đức thứ 35 (1882), tình hình đất nước có nhiều biến động, vua quá bận với việc chủ trì các cuộc họp bàn của triều đình để tìm phương đối phó với giặc Pháp, đã khiến sức khỏe suy sụp, lại thêm tật hay ổi cáu, tức giận đột ngột và vô cớ.
Cá bà vợ của vua Tự Đức sống đến đầu thế kỷ XX. Ảnh tư liệu. |
Một lần do sự chậm trễ thuốc men của người phục dịch, Tự Đức nổi trận lôi đình, buộc tội bà Trang Ý là thiếu cẩn trọng, giáng xuống hàng Trung Phi. Lúc đó, bà vô cùng đau khổ. Mãi sau này, vua hối hận - trước khi chết (19/7/1883), đã di ngôn truyền phải phong cho bà Trang Ý làm Hoàng hậu.
Sau khi vua Tự Đức băng, Thế tử Dục Đức là con nuôi lên kế vị, nhưng ở ngôi vị được ít ngày thì bị các quyền thần Nguyễn Văn Tưởng và Tôn Thất Thuyết phế truất và tống ngục... Thế là việc tưởng dễ lại bất thành...
Phục chức trở thành Khiêm cung hoàng hậu
Vua Hiệp Hoà nối ngôi, muốn y theo lời căn dặn cuối cùng của hoàng huynh định tấn phong bà chức Hoàng Hậu. Nhưng tình hình chính trị lúc bấy giờ quá căng thẳng, bi đát, đã xin được từ mệnh. Hiệp Hoà nài nỉ, bà viện lý do có tang, thêm Dục Đức bị tống ngục - bà cũng có phần chịu trách nhiệm, do đó chỉ xin một ân huệ làm Khiêm Cung để ngày đêm lo việc hương khói phụng thờ cố hoàng đế. Được chấp thuận, bà Trang Ý cùng hàng trăm thứ phi của vua Tự Đức rời Hoàng thành lên Khiêm Cung.
Vua Hiệp Hoà lệnh cho triều thần tham cứu sử cũ, tìm một tiền lệ sách phong cho bà một tước vị danh chính ngôn thuận. Sau một thời gian, họ đã sưu tầm được các sử liệu như: đời nhà Đường có Bửu Lịch hoàng hậu ở điện Nghĩa An được phong là Nghĩa An hoàng hậu; đời Tống Hiến Tích Thái hậu ở cung Minh Đức cũng được phong Minh Đức hoàng hậu.... Như vậy, chiếu sử liệu, có thể lấy tên điện, tên cung mà tôn phong.
Bà Trang Ý ở Khiêm cung được phong là Khiêm Cung Hoàng Hậu. Bản sách phong được rước lên Khiêm Cung và long trọng tuyên đọc, bà Trang Ý phụng mệnh và mọi việc êm đẹp. Khiêm hoàng hậu tức Lệ Thiên Anh hoàng hậu đã sống tại Khiêm Cung cho đến ngày 24/5/19120 thì qua đời. Lăng bà được xây dựng ngay trong khuôn viên lăng Tự Đức, đó là Khiêm Thọ lăng, nơi đây mỗi ngày có hàng trăm khách du lịch đến thăm quan….
Mặc dù kết cục có hậu, song xét về khía cạnh một người đàn bà, bà Trang Ý ít nhiều vẫn là người phụ nữ bất hạnh. Bà cũng là một trong những đại diện tiêu biểu cho những bà hoàng, bà phi trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Những người một khi đã bước chân vào cung cấm chỉ có đi mà không thể trở lại. Cả cuộc đời, số phận, hạnh phúc hay bất hạnh, tràn đầy hạnh phúc hay ão não u buồn... tất cả chỉ phụ thuộc vào một người duy nhất: hoàng đế!
Mặc dù kết cục có hậu, song xét về khía cạnh một người đàn bà, bà Trang Ý ít nhiều vẫn là người phụ nữ bất hạnh. Bà cũng là một trong những đại diện tiêu biểu cho những bà hoàng, bà phi trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Những người một khi đã bước chân vào cung cấm chỉ có đi mà không thể trở lại. Cả cuộc đời, số phận, hạnh phúc hay bất hạnh, tràn đầy hạnh phúc hay ão não u buồn... tất cả chỉ phụ thuộc vào một người duy nhất: hoàng đế!
Theo ĐVO
0 nhận xét