Kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp

Kinh tế - xã hội nước ta đang diễn biến theo hướng nào? Làm gì để kinh tế trong thời gian tới phát triển đúng hướng? PV Báo SGGP đã phỏng vấn TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, để làm rõ những vấn đề nêu trên.
Tổng dư nợ tín dụng lên tới 1,2 lần GDP!
- PV: Điều gì khiến ông quan tâm nhất về kinh tế - xã hội trong 6 tháng qua?
TS TRẦN DU LỊCH: Mặc dù đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, nhưng kinh tế tiếp tục bộc lộ các vấn đề rất đáng quan tâm: lạm phát tăng cao, tiền đồng mất giá, lãi suất cao. Đây là bộ ba bất khả thi trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm. Cái gốc của bất ổn kinh tế nước ta là từ chính cơ cấu kinh tế mà ra, đó là việc phát triển dựa trên lao động giá rẻ, là xuất khẩu tài nguyên thô; nền công nghiệp gia công; nhập siêu triền miên... Các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô chỉ là những biện pháp tình thế, chưa giải quyết được căn cơ vấn đề.
Vấn đề rất đáng lo lắng khác, đó là hệ thống ngân hàng thương mại đang bị lỗi, phải ưu tiên cấu trúc lại. Tổng dư nợ tín dụng lên tới 1,2 lần GDP, như vậy nó đang nằm ở đâu? Mặt khác, nền kinh tế VN tăng trưởng là dựa phần lớn vào nợ, cả nhà nước lẫn doanh nghiệp (DN). 97% tín dụng nền kinh tế dựa vào ngân hàng thương mại, còn các định chế tài chính tín dụng phi ngân hàng chỉ chiếm 3% đã làm cho thị trường tài chính trở nên méo mó! Đây là những vấn đề cần được làm rõ căn nguyên mới có thể tìm ra hướng xử lý trong thời gian tới.
- Thưa TS, lạm phát đã vượt mức 13% ngay trong 6 tháng đầu năm. Liệu chúng ta có giữ được mức 17% trong năm 2011?
Lạm phát về cơ bản đã đạt đỉnh ngay trong tháng 4-2011 với mức tăng tới 3,2% và từ tháng 5 đã bắt đầu giảm. Năm 2008 chúng ta lo lạm phát sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm nhưng đến đầu quý 4, CPI bắt đầu âm. Tôi đang lo ngại là nếu chúng ta không triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp thì tình hình này sẽ lặp lại do sức mua giảm. Vấn đề này cũng không kém nguy hiểm so với lạm phát.
Sở dĩ CPI những tháng đầu năm tăng cao là do yếu tố tăng tổng cầu và do chi phí đẩy tăng. Hiện chúng ta đã giảm tổng cầu nên sẽ tác động đến sức mua trên thị trường. Một khi tổng cầu giảm sẽ kéo CPI giảm. Theo tôi, từ tháng 7 trở đi, CPI sẽ lắng lại nên nhiều khả năng chỉ tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2011 ở mức 17% là khả thi. Nếu CPI giảm dưới mức 1%/tháng là điều kiện để giảm dần lãi suất. Điều này sẽ giải quyết được bất cập chạy đua về lãi suất tiền gửi, gỡ khó về vốn và lãi suất cho các DN. Mặt khác, nếu lạm phát giảm sẽ tác động tốt đến yếu tố tâm lý của người dân.
- Liên quan đến việc cắt giảm đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết 11, nhiều ý kiến lo ngại khi cho rằng chúng ta triển khai và thực hiện chưa được như mong muốn. Ông có nghĩ như vậy không?
Theo tôi hiểu, Chính phủ không có chủ trương cắt giảm đầu tư đối với các dự án đã nằm trong kế hoạch được bố trí vốn của năm 2011, mà là điều chuyển và cơ cấu vốn phù hợp cho từng dự án. Các dự án đã đủ thủ tục trong năm 2011 vẫn được triển khai. Mục đích của việc cắt giảm đầu tư chính là việc tính toán lại dự án nào cần làm trước, dự án nào làm sau, chính phủ không có chủ trương là cắt bỏ và không đầu tư cho các dự án cần thiết, cấp bách. Cái gốc của vấn đề khi chúng ta triển khai Nghị quyết 11 là các cấp ngành đã có sự chuyển biến mạnh về ý thức trong hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng dàn trải dự án ở các bộ, ngành và các địa phương. Từ việc cắt giảm đầu tư công trong năm 2011 cần nâng lên thành vấn đề tái cơ cấu, phân bổ lại nguồn vốn đầu tư. Còn việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên sẽ vận động tiết kiệm cho bộ máy hành chính, chủ yếu là để trả lương nhưng chúng ta cũng sẽ có thêm kinh nghiệm trong tiết kiệm.
Tái cấu trúc nền kinh tế
- Theo ông, vấn đề đặt ra trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012 là gì? Ngoài 6 gói giải pháp trong Nghị quyết 11, chúng ta có cần thêm những giải pháp mới?
Để kinh tế trong những tháng cuối năm phát triển đúng hướng, sẽ không có giải pháp mới mà cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp đề ra trong Nghị quyết 11. Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, cách thực hiện phải quyết liệt nhưng linh động hơn so với những gì chúng ta đã và đang làm. Cần có sự phối hợp tốt giữa các bộ ngành và địa phương trong việc triển khai các giải pháp. Bên cạnh đó, Chính phủ nên chuẩn bị sớm một chương trình tổng thể về tái cấu trúc nền kinh tế và giải quyết vấn đề nhập siêu. Phải từng bước chuyển từ nền kinh tế gia công sang sản xuất, gắn với việc phát triển công nghiệp phụ trợ. Xử lý tốt hơn mô hình dựa vào lao động giá rẻ, cơ cấu lại hệ thống tài chính, chấn chỉnh lại và lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Để đối phó với nhập siêu, đã đến lúc các bộ, ngành cần xây dựng các công cụ, hàng rào kỹ thuật để giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng VN, cho dù muộn nhưng vẫn phải kiên trì thực hiện để trở thành văn hóa tiêu dùng của người Việt.
Thúy Hải (thực hiện)
SGGP

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia