Diện tích nghiên cứu quy hoạch là 50ha, trong đó bao gồm các hạng mục khu trung tâm, khu lưu trú phục vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, ẩm thực, chăm sóc sức khỏe và hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, khu vui chơi giải trí gồm các hạng mục công trình phục vụ thể thao, vui chơi giải trí, tối đa cao 5 tầng. Ngoài ra, dự án còn có khu kỹ thuật, bến du thuyền.
Dự án tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, mặt nước để tạo cảnh quan và làm nền cho các công trình. Các công trình thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, kết hợp truyền thống. Hệ thống cây xanh được tổ chức theo dạng vườn hoa, thảm cỏ kết hợp với các công trình kiến trúc tạo không gian xanh. Dự án do Công ty Cổ phần đầu tư du lịch hồ Sông Đà làm chủ đầu tư với tổng số vốn hơn 250 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2015.
Sông Đà nhìn từ trên cao. (Ảnh minh họa) |
Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Đoạn ở Việt Nam dài khoảng 527 km. Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Những nơi sông chảy qua trên địa phận Việt Nam làm nên nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè. Các phụ lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn).
Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Năm 1994, khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy. Năm 2005, khởi công công trình thủy điện Sơn La với công suất theo thiết kế là 2.400 MW...
Lưu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao...
Theo Đất Việt
0 nhận xét