Australia ưu tiên phát triển hải quân có khả năng tác chiến vùng biển xa, độc lập triển khai kiểm soát biển trong khu vực tích cực can dự quân sự vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Australia ưu tiên phát triển hải quân có khả năng tác chiến vùng biển xa, độc lập triển khai kiểm soát biển trong khu vực tích cực can dự quân sự vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hải quân Australia ra đời năm 1901, cùng lúc thành lập Liên bang, lúc đầu gọi là Hải đoàn quân Liên bang, đến năm 1909 đổi thành Hải quân Hoàng gia Australia.
Khi đại chiến 2 nổ ra, một phần vì phụ thuộc nhiều vào Anh, Chính phủ Australia đã tuyên chiến với Đức ngày 3/9/1939 và sẵn sàng tham chiến ở Đông Nam Á, Thái Bình Dương.
Trong ba quân chủng còn non trẻ và mỏng lực lượng, thì Hải quân được coi là khá nhất với 2 tàu tuần dương hạng nặng, 4 tuần dương hạng nhẹ, 5 tàu khu trục, 2 tàu hộ vệ và một số tàu tuần tiễu ven bờ.
Các chiến hạm Australia đã đụng trận đầu tiên ở Địa Trung Hải, rồi lần lượt tác chiến trên vùng biển Bắc Phi, Trung Đông, Nam Âu và Tây Âu.
Ở phía Đông Nam Á, lực lượng này đã tham chiến ở vùng biển Malaysia và Indonesia. Do vậy, Hải quân thu được nhiều kinh nghiệm cho tác chiến và xây dựng lực lượng sau này.
Từ sau đại chiến thế giới 2 đến nay, quân đội Australia trong đó có hải quân đã tham gia một số cuộc chiến tranh với lực lượng nhỏ, nhưng tham gia diễn tập rất nhiều.
Hải quân Australia ra đời năm 1901, cùng lúc thành lập Liên bang, lúc đầu gọi là Hải đoàn quân Liên bang, đến năm 1909 đổi thành Hải quân Hoàng gia Australia.
Khi đại chiến 2 nổ ra, một phần vì phụ thuộc nhiều vào Anh, Chính phủ Australia đã tuyên chiến với Đức ngày 3/9/1939 và sẵn sàng tham chiến ở Đông Nam Á, Thái Bình Dương.
Trong ba quân chủng còn non trẻ và mỏng lực lượng, thì Hải quân được coi là khá nhất với 2 tàu tuần dương hạng nặng, 4 tuần dương hạng nhẹ, 5 tàu khu trục, 2 tàu hộ vệ và một số tàu tuần tiễu ven bờ.
Các chiến hạm Australia đã đụng trận đầu tiên ở Địa Trung Hải, rồi lần lượt tác chiến trên vùng biển Bắc Phi, Trung Đông, Nam Âu và Tây Âu.
Ở phía Đông Nam Á, lực lượng này đã tham chiến ở vùng biển Malaysia và Indonesia. Do vậy, Hải quân thu được nhiều kinh nghiệm cho tác chiến và xây dựng lực lượng sau này.
Từ sau đại chiến thế giới 2 đến nay, quân đội Australia trong đó có hải quân đã tham gia một số cuộc chiến tranh với lực lượng nhỏ, nhưng tham gia diễn tập rất nhiều.
Tàu hải quân các nước Australia, Pháp, Canada, Mỹ, Nhật...tham gia tập trận RIMPAC 2010. |
Các cuộc diễn tập mà hải quân nước này thường xuyên tham gia gồm RIMPAC với gần 20 nước ở châu Mỹ, Milan ở Nam Á và Đông Nam Á, Kakadu với 7 nước ở vùng biển Australia, Bersama Padu ở Malaysia với 5 nước.
Bộ tư lệnh Hải quân Australia hiện nay (đóng ở thủ đô Canberra) có 5 thành phần chính là: Bộ tư lệnh hạm đội (ở căn cứ Stirling, đây cũng là căn cứ của tàu ngầm và tàu khu trục Anzac); Bộ tư lệnh Không quân Hải quân; Bộ tư lệnh yểm trợ; Bộ tư lệnh huấn luyện và Bộ tư lệnh hỗ trợ bảo vệ bờ biển.
Bộ tư lệnh hạm đội là thành phần quan trọng nhất, có các biên đội tàu ngầm, tàu tuần tiễu, tàu đổ bộ, tàu quét mìn, tàu khảo sát phục vụ, tàu huấn luyện. Bộ tư lệnh không quân hải quân có các phi đội trực thăng chống ngầm, chống tàu mặt nước, bảo đảm, huấn luyện.
Chiến lược ngăn chặn nguy cơ trên biển
Xác định là một “cường quốc hạng trung”, có nền kinh tế rất phát triển đất rộng mênh mông ở Nam bán cầu, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng Australia đánh giá tình hình “châu Á không còn như xưa”, sẽ xảy ra nhiều diễn biến phức tạp hơn, nhiều điểm tranh chấp hơn.
Do đó, nước này “tập trung tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng hải quân nhằm chặn đứng, đẩy lùi các cuộc tấn công trên biển cũng như để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế”. Hiện nay, chủ trương này dựa vào sức mạnh Hải quân Australia, nằm ở “bộ 3” tàu ngầm, tàu hộ vệ và tàu đổ bộ hiện đại.
Tên lửa hóa tàu ngầm
Đội tàu ngầm Australia hiện có 6 chiếc lớp Collino, mỗi tàu trang bị tên lửa chống hạm chiến thuật Harpoon UGM-84C, 6 ngư lôi 533mm. Đây là loại tàu ngầm điện – dieszel truyền thống lớn nhất thế giới do Australia tự đóng.
Tên lửa hành trình đối hạm UGM-84 phóng từ tàu ngầm. |
Tuy nhiên, với chủ trương quốc phòng trên, 6 tàu ngầm là chưa đủ. Theo ông Paul Dibb, tác giả Sách trắng quốc phòng Australia năm 1987, các tàu ngần này cần được đóng tại Australia, và được trang bị vũ khí tầm xa có hỏa lực mạnh như các tên lửa hành trình.
Cụ thể, lực lượng tàu ngầm này cần phải có khả năng chiến đấu trong khu vực kéo dài từ phía đông Ấn Độ Dương đến phía nam Thái Bình Dương và cả các vùng biển thuộc Đông Nam Á, bao gồm cả Biển Đông, đến các đại dương phía Nam.
Bên cạnh đó, các tàu ngầm cần có khả năng phối hợp tác chiến với hải quân các nước đồng minh trong các trận chiến cường độ cao.
Vì vậy, Australia đang có kế hoạch đóng 12 tàu ngầm tầm xa với mức chi phí ước tính khoảng 36 tỷ USD. Trong đó, các tàu ngầm đầu tiên sẽ được biên chế hoạt động từ năm 2020.
Cũng theo kế hoạch các tàu ngầm mới sẽ được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk nhằm nâng cao khả năng tác chiến và vai trò răn đe.
Đầu tư tàu đổ bộ, hướng tới biển xa
Trên mặt nước, đội tàu hộ vệ của Australia có 12 tàu gồm 4 chiếc thuộc lớp Adelaid và 8 chiếc thuộc lớp Anzac. Chiến hạm lớp Adelaid trang bị tên lửa đối hạm Harpoon RGM-84C, tên lửa phòng không SM-1MR, ngư lôi 324mm, 1 pháo 76mm, 2 trực thăng Seahawk 70B chống ngầm.
Còn tàu hạm lớp Anzac trang bị tên lửa phòng không Sea Sparrow, ngư lôi, 1 pháo 127mm, 1 trực thăng SH-2G. Tương đối yên tâm với sức mạnh này, Hải quân Australia tập trung đầu tư vào các tàu đổ bộ.
Đầu tháng 3/2011, Hải quân Australia vừa hạ thủy tàu đổ bộ lớn nhất có tên HMAS Canberra dài 230,8m, rộng 32m, lượng giãn nước từ 27.851-30.700 tấn.
Đây có thể coi là tàu sân bay cỡ nhỏ với những vũ khí trang bị được gọi là “siêu phẩm” của nước này. Sự kiện hạ thủy tàu đổ bộ trực thăng loại lớn HMAS Canberra, đưa hải quân Australia gia nhập hàng ngũ các quốc gia sở hữu các tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn.
Cấu tạo tàu đổ bộ HMAS Canberra. |
HMAS có tốc độ tối đa 20,5 hải lý/h, tầm hoạt động 9.000 hải lý liên tục 50 ngày đêm trên biển. Tàu đáp ứng các yêu cầu của tác chiến đổ bộ đại dương, chở 1.000 sĩ quan và lính cùng 150 xe tăng (M1A1) xe thiết giáp.
Boong tàu rộng, cho phép 6 trực thăng hạ cánh hay cất cánh cùng một lúc. Khoang dưới tàu chứa 16 máy bay hạng nặng hoặc 24 máy bay hạng trung, nhẹ. Trên tàu có bệnh viện đầy đủ trang bị.
Vũ khí trên tàu có 4 pháo bắn nhanh M242 cỡ 25mm. Hệ thống phòng thủ tên lửa có radar Giraffe quét xa trăm km, các thiết bị điện tử, tích hợp hoạt động... tiếp tục được lắp đặt.
Trước khi tàu sân bay nhỏ Canberra hạ thủy, Australia đã mua của Anh tàu đổ bộ Largs Bay 16.000 tấn chở được 700 lính hải quân đánh bộ và 24 xe tăng. Trong 4 năm tới sẽ có tiếp tàu đổ bộ HMAS Adelaide. Ba tàu này nằm trong kế hoạch toàn diện chiếm lĩnh biển xa và gần trị giá 9 tỷ USD.
Trong 20 năm tới, Australia theo đuổi chương trình canh tân Hải quân. Trong đó, sẽ biên chế 12 tàu ngầm hiện đại thay thế 6 chiếc lớp Collino, 8 tàu khu trục, 1 tàu đổ bộ HMAS Adelaide, 16 tàu chiến khác, 24 trực thăng săn ngầm, các tên lửa hành trình tầm xa…
Theo Đất Việt
0 nhận xét