Hàng loạt cuộc thi với danh nghĩa tìm kiếm tài năng được tổ chức dưới hình thức chương trình truyền hình thực tế đang thi nhau ra đời. Những chương trình này ít nhiều góp phần phát hiện tài năng và làm phong phú đời sống văn hóa giải trí của người dân qua màn ảnh nhỏ nếu không đi theo sau nó là những tính toán thương mại hóa của nhà tổ chức.
Đi tìm nhân tài?
Tính đến nay, có trên 10 cuộc thi tìm kiếm tài năng dưới hình thức truyền hình thực tế diễn ra trên các kênh truyền hình có độ phủ sóng trên toàn quốc mà hình thức tổ chức đều na ná nhau.
Thiếu sự đồng thuận
Trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 5-7 tại TPHCM, nhiều câu hỏi được báo giới đặt ra xoáy quanh cái tên “quá kêu” của chương trình Hành trình tìm kiếm vua hài đất Việt 2011 và danh hiệu dành cho người thắng cuộc “Vua hài đất Việt”. Nhiều ý kiến cho rằng ngay cả những danh hài rất nổi tiếng của Việt Nam còn chưa được danh xưng là “vua hài” vì cũng sẽ có người thích, người không thích, trong khi đó, chương trình lại tôn vinh một diễn viên không chuyên bằng ngôi vị “Vua hài đất Việt” chỉ sau một cuộc thi là điều bất hợp lý.
Lý giải của ban tổ chức chương trình về danh hiệu “Vua hài đất Việt” rằng “người chiến thắng sẽ trở thành vua hài đất Việt trong khuôn khổ chương trình mà thôi” đã không giải tỏa được thắc mắc cũng như lo ngại của giới truyền thông và cả giới nghệ sĩ chuyên nghiệp. Ngay chính nghệ sĩ Đức Hải được mời làm thành viên ban giám khảo cuộc thi cũng tỏ ra băn khoăn, đề nghị nên “thay đổi tên chương trình cho phù hợp hơn”. Hay như lời của thành viên ban giám khảo, nghệ sĩ Minh Nhí: “Tôi cũng đang chờ đợi câu trả lời của ban tổ chức để chính mình có đủ sáng suốt quyết định ngồi vào vị trí ban giám khảo của cuộc thi hay không. Bởi hơn 10 năm trước, Báo Văn Hóa cũng từng tổ chức cuộc bình chọn 5 danh hài được yêu thích nhất nhưng sân chơi này không được diễn ra liên tục. Dẫu vậy, đó cũng chỉ là bình chọn ra danh hài được yêu thích chứ không phải là vua hài”.
NSƯT Hồng Vân chia sẻ: “Ngay chính nghệ sĩ chúng tôi, những người hoạt động lâu năm trong nghề cũng không ai dám nhận mình là “danh hài” hay “vua hài” bởi sẽ có người thích và không thích mình”.
Đơn thuần là “câu” quảng cáo
Thực tế, trường hợp “cố đấm ăn xôi” của ban tổ chức chương trình Hành trình tìm kiếm vua hài đất Việt 2011 không phải trường hợp hiếm gặp. Minh chứng rõ nét là thời gian gần đây, những cuộc tranh tài dưới hình thức chương trình truyền hình thực tế, thường được đặt cho những cái tên rất kêu, như: “Thần tượng âm nhạc Việt Nam”, “Ngôi sao tiếng hát truyền hình”, “Siêu mẫu”…
Tất cả cũng chỉ để tìm cách thu hút khán giả, cũng đồng nghĩa với việc thu hút quảng cáo, tài trợ. Và trên thực tế nhiều chương trình đã có doanh thu rất lớn. Đây là lý do công ty nào cũng có sẵn sáng kiến tổ chức những cuộc thi tìm kiếm tài năng nghệ thuật.Dẫu biết rằng muốn làm một chương trình truyền hình thực tế thì phải có tiền, nhưng một khi các chương trình đó bị thương mại hóa thì mục đích của cuộc chơi chỉ có tính hình thức mà thôi.
Đi tìm nhân tài?
Lần đầu tiên, một chương trình truyền hình thực tế được tổ chức nhằm tìm kiếm một tài năng diễn hài thay vì ca sĩ như thường thấy nên Hành trình tìm kiếm vua hài đất Việt 2011 thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là khi tên gọi của cuộc thi khá kêu. Chương trình, do Công ty Heartlink Media phối hợp với Nhà hát Kịch Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức và sản xuất, sẽ diễn ra ở TPHCM, Hà Nội và 3 tỉnh Quảng Bình, Bắc Giang và Nam Định là những nơi, theo ban tổ chức, có những làng hài và có nền văn hóa lâu đời của Việt Nam. Để đến được ngôi vị “vua”, các thí sinh sẽ phải trải qua những vòng thi: sơ tuyển, vòng loại 100 thí sinh, vòng 30 thí sinh, vòng 15 thí sinh và vòng chung kết.
Các thí sinh tham dự cuộc thi House of Dreams với mong ước trở thành ca sĩ. Ảnh: NHẤT MAI
Ra mắt cùng lúc là chương trình House of Dreams – Sáng bừng sức sống, do Công ty Galaxy Studio phối hợp cùng Early Risers sản xuất, đã phát sóng trên kênh VTV6 vào lúc 21 giờ chủ nhật hằng tuần cũng là chương trình truyền hình thực tế mà theo ban tổ chức là nhằm tìm kiếm và đào tạo chuyên nghiệp 5 tài năng âm nhạc trẻ trở thành một nhóm hát chuyên nghiệp tại Việt Nam. Giống như các cuộc thi khác, House of Dreams cũng tuyển sinh khắp cả nước, tạo cảm giác cạnh tranh khốc liệt cho người xem. Chương trình diễn ra từ ngày 8-4 với vòng thi thử giọng tại Cần Thơ, sau đó diễn ra tại Đà Nẵng, Hà Nội và TPHCM. Những người đảm trách việc tìm ra 5 cô gái với 5 cá tính và giọng hát tiềm năng qua cuộc thi là ca sĩ Hồng Nhung, nhà sản xuất âm nhạc Anh Tuấn và biên đạo múa Y Thanh.Tính đến nay, có trên 10 cuộc thi tìm kiếm tài năng dưới hình thức truyền hình thực tế diễn ra trên các kênh truyền hình có độ phủ sóng trên toàn quốc mà hình thức tổ chức đều na ná nhau.
Thiếu sự đồng thuận
Trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 5-7 tại TPHCM, nhiều câu hỏi được báo giới đặt ra xoáy quanh cái tên “quá kêu” của chương trình Hành trình tìm kiếm vua hài đất Việt 2011 và danh hiệu dành cho người thắng cuộc “Vua hài đất Việt”. Nhiều ý kiến cho rằng ngay cả những danh hài rất nổi tiếng của Việt Nam còn chưa được danh xưng là “vua hài” vì cũng sẽ có người thích, người không thích, trong khi đó, chương trình lại tôn vinh một diễn viên không chuyên bằng ngôi vị “Vua hài đất Việt” chỉ sau một cuộc thi là điều bất hợp lý.
Lý giải của ban tổ chức chương trình về danh hiệu “Vua hài đất Việt” rằng “người chiến thắng sẽ trở thành vua hài đất Việt trong khuôn khổ chương trình mà thôi” đã không giải tỏa được thắc mắc cũng như lo ngại của giới truyền thông và cả giới nghệ sĩ chuyên nghiệp. Ngay chính nghệ sĩ Đức Hải được mời làm thành viên ban giám khảo cuộc thi cũng tỏ ra băn khoăn, đề nghị nên “thay đổi tên chương trình cho phù hợp hơn”. Hay như lời của thành viên ban giám khảo, nghệ sĩ Minh Nhí: “Tôi cũng đang chờ đợi câu trả lời của ban tổ chức để chính mình có đủ sáng suốt quyết định ngồi vào vị trí ban giám khảo của cuộc thi hay không. Bởi hơn 10 năm trước, Báo Văn Hóa cũng từng tổ chức cuộc bình chọn 5 danh hài được yêu thích nhất nhưng sân chơi này không được diễn ra liên tục. Dẫu vậy, đó cũng chỉ là bình chọn ra danh hài được yêu thích chứ không phải là vua hài”.
NSƯT Hồng Vân chia sẻ: “Ngay chính nghệ sĩ chúng tôi, những người hoạt động lâu năm trong nghề cũng không ai dám nhận mình là “danh hài” hay “vua hài” bởi sẽ có người thích và không thích mình”.
Đơn thuần là “câu” quảng cáo
Thực tế, trường hợp “cố đấm ăn xôi” của ban tổ chức chương trình Hành trình tìm kiếm vua hài đất Việt 2011 không phải trường hợp hiếm gặp. Minh chứng rõ nét là thời gian gần đây, những cuộc tranh tài dưới hình thức chương trình truyền hình thực tế, thường được đặt cho những cái tên rất kêu, như: “Thần tượng âm nhạc Việt Nam”, “Ngôi sao tiếng hát truyền hình”, “Siêu mẫu”…
Tất cả cũng chỉ để tìm cách thu hút khán giả, cũng đồng nghĩa với việc thu hút quảng cáo, tài trợ. Và trên thực tế nhiều chương trình đã có doanh thu rất lớn. Đây là lý do công ty nào cũng có sẵn sáng kiến tổ chức những cuộc thi tìm kiếm tài năng nghệ thuật.Dẫu biết rằng muốn làm một chương trình truyền hình thực tế thì phải có tiền, nhưng một khi các chương trình đó bị thương mại hóa thì mục đích của cuộc chơi chỉ có tính hình thức mà thôi.
Thực tế cho thấy cuộc thi nào cũng giương cao mục đích tìm kiếm nhân tài cho đất Việt nhưng sau khi cuộc thi kết thúc, chương trình đã thỏa mãn được nhà tài trợ, quảng cáo là chấm hết, mặc cho nhân tài đi về đâu. |
Thùy Trang
Báo NLĐ
0 nhận xét