Biến hóa những nét vẽ

Nghệ thuật graffiti (vẽ trên tường) thường khiến nhiều người dễ liên tưởng đến các bức tường được “nhuộm” bởi những lọ sơn xịt đủ màu sắc, đôi khi có phần bừa bãi và vô tội vạ. Giờ đây, bằng nhiều mục đích chuyển tải khác nhau, những nét vẽ đầy biến hóa không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn.

  • Nghệ thuật song hành cùng quảng cáo

Ngành công nghiệp quảng cáo trên thế giới đã trải qua rất nhiều giai đoạn. Ở thời điểm hiện tại, những đoạn quảng cáo được thực hiện công phu, từ ý tưởng đến dàn dựng, không còn quá mới mẻ.

Gần đây, dọc hai bên đường ở các khu vực trung tâm, từ thành phố New York đến Los Angeles, thay vì trang trí bảng hiệu với những dòng chữ cơ bản, thay đổi màu sắc và đính kèm những dàn đèn LED chiếu sáng theo cách thức quen thuộc, những người yêu graffiti đã tạo ra những bảng hiệu vô cùng bắt mắt. Họ gọi đó là nghệ thuật windows splashes (vẽ quảng cáo trên tường), một xu hướng đang rất thịnh hành.

Quảng cáo dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.

Cũng có một số quan điểm cho rằng windows splashes là sự phát triển của nghệ thuật vẽ chữ ký hiệu. Những con chữ được vẽ phá cách theo một quy luật sáng tạo để tạo ra hiệu ứng hình ảnh đi kèm. Theo giới chuyên môn, windows splashes không phải là môn nghệ thuật mới mẻ.

Từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, nhiều nghệ sĩ đã bắt đầu biết đến việc vẽ quảng cáo trên các cửa hiệu nhưng dịch vụ này chỉ thực sự bùng nổ vài năm trở lại đây, khi làn sóng hip hop kéo theo nghệ thuật graffiti tạo thành “cơn bão” đối với người trẻ.

Điểm mạnh của phương thức quảng cáo này là bạn có thể tác động trực tiếp lên đối tượng một cách thân thiện và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất. Trong số những đối tượng tham gia giao thông, người đi bộ là những người có thể ngắm tác phẩm quảng cáo của bạn lâu nhất. Đặc biệt, mức chi phí khá mềm (khoảng 100 - 300USD cho một bảng hiệu hoàn thiện) so với các hình thức quảng cáo thông thường.

  • Tư duy mới của nghệ thuật đường phố

Cũng xuất phát từ graffiti nhưng được thực hiện có quy hoạch và chịu sự quản lý chặt chẽ, những tác phẩm nghệ thuật đường phố đã trở thành nét thu hút du lịch ở các TP khắp các châu lục như: Melbourne (Australia), Berlin (Đức), Sao Paulo (Brazil), Stavanger (Na Uy), London (Anh).

Những TP này được tờ Guardian xếp vào 5 TP đặc trưng của nghệ thuật đường phố nhờ những không gian sáng tạo mở, được tập hợp ở một số khu vực trung tâm của TP. Qua đó, người ta có thể mở ra nhiều dịch vụ liên quan để phục vụ khách du lịch, hay chỉ đơn giản là người yêu graffiti.

Ở Melbourne có hẳn gói tham quan nghệ thuật đường phố (Melbourne Street Art Tours). TS Adrian Doyle, Học viện Nghệ thuật Victorian, được chính quyền địa phương giao quản lý gói tham quan này. Với 69USD, bạn sẽ được một nghệ sĩ graffiti dẫn đi tham quan những tác phẩm graffiti tiêu biểu của thành phố cùng một số điểm đến thú vị khác trong hơn 3 giờ.

Sau đó, bạn sẽ được nhấm nháp một chút rượu vang hay bia, cùng trò chuyện về nghệ thuật graffiti với những người đi cùng. Ở những TP còn lại, cách thức thực hiện cũng tương tự, với mục đích đưa hoạt động sáng tác graffiti vào sự quản lý chặt chẽ, không làm mất mỹ quan TP, và cũng là cách để giới thiệu văn hóa, hình ảnh của người dân địa phương thông qua những nét vẽ sáng tạo.

NHƯ QUỲNH// SGGP

Tags: ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia