Ba 'ông trùm' xuất khẩu tàu ngầm phi nguyên tử

Theo SAMTO, trong 4 năm (2011-2014), số lượng tàu ngầm phi nguyên tử mới (NAPL) được xuất khẩu trên thị trường thế giới sẽ là 12 chiếc có tổng giá trị 4,48 tỷ USD.
SAMTO – Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế của Nga

Dự kiến, trong giai đoạn này số lượng NAPL được xuất khẩu trên thị trường thế giới sẽ giảm, tuy nhiên từ năm 2015, con số này sẽ tăng đáng kể. Bởi vì, từ năm 2015 và những năm sau đó các “ông trùm” (Đức, Nga, Pháp) trên thị trường thế giới đã có tương đối nhiều đơn đặt hàng NAPL.

Từ năm 2007-2010, tổng số lượng tàu ngầm xuất khẩu trên thế giới là 16 chiếc với tổng giá trị lên đến 5,124 tỷ USD. Trong số đó, NAPL chiếm 14 chiếc (5,051 tỷ USD), tương đương 87,5% về số lượng và 98,5% về giá trị.

Theo dự đoán, giai đoạn 2011-2014, các con số trên sẽ là 85,7% và 88,7%. Giai đoạn 2007-2010, nhu cầu trung bình về các loại tàu ngầm mới trên thị trường thế giới là 3,5 chiếc/ năm. Dự kiến, giai đoạn năm 2011-2014, nhu cầu hàng năm sẽ giảm xuống còn 3 chiếc.

Đức

Giữ vị trí đầu tiên trong danh sách nhà cung cấp tàu ngầm mới lớn nhất thế giới là Đức (17 chiếc với tổng giá trị 6,189 tỷ USD). Trong đó, giai đoạn 2007-2010, Đức đã xuất khẩu 9 chiếc NAPL với tổng giá trị lên tới 3,227 tỷ USD.

Hiện nay, Đức có các đơn đặt hàng cho giai đoạn 2011-2014 và các giai đoạn tiếp theo. Các đơn đặt hàng nước ngoài gửi đến Đức để mua NAPL mới giai đoạn 2011-2014 là 8 chiếc với giá 2,962 tỷ USD.

Giai đoạn 2013-2014, Thái Lan đặt hàng của Đức 6 chiếc NAPL “Type 206A” cho hải quân. Hàn Quốc sẽ đóng 6 chiếc NAPL “Type 214” giai đoạn 2012-2017 theo giấy phép của Đức. Italy – 2 chiếc NAPL “Type 212” theo giấy phép giai đoạn 2015-2016.
Tàu ngầm phi nguyên tử Type 206A của Đức.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng Đức đóng mới 6 chiếc NAPL “Type 214” giai đoạn 2015-2018. Sắp tới Đức sẽ chuyển giao cho Israel 2 chiếc NAPL “Type 212” theo hợp đồng ký từ năm 2006.

Ngoài ra, có thể Đức sẽ chuyển giao nốt 1 chiếc NAPL loại này cho bên đặt hàng vào năm 2017 trong trường hợp đủ tài chính để đóng mới. Hy Lạp cũng có ý định đóng 2 chiếc NAPL “Type 214” theo giấy phép của Đức giai đoạn (2017-2018).

Nga và Pháp

Vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng thuộc về Nga (6 chiếc NAPL với giá 2,117 tỷ USD). Giai đoạn 2007-2010, Nga đã xuất khẩu 2 chiếc NAPL trị giá 600 triệu USD.

Giai đoạn 2011-2014, theo dự đoán, Nga sẽ xuất khẩu 4 chiếc. Đối tác lớn của Nga là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, Nga có cơ hội lớn trên thị trường Ấn Độ, Indonesia, Venezuela và hàng loạt các nước khác.

Theo bảng thứ hạng của danh sách trên, Pháp là nước đứng thứ 3.

Pháp đang thực hiện gói hợp đống lớn với Brazil (4 chiếc NAPL “Scorpion”, thời hạn chuyển giao 2017-2021) và Ấn Độ (6 chiếc NAPL “Scorpion”, thời hạn chuyển giao 2015-2018).

Về dự định tiến hành các vụ thầu quốc tế để mua NAPL có Australia (6 chiếc), Bangladesh (1 chiếc), Ấn Độ (6 chiếc), Indonesia (2 chiếc), Pakistan (3 chiếc). Mới đây, Philippines cũng tuyên bố về kế hoạch mua NAPL.
Anh Dũng (theo Armstrade)
Theo Đất Việt

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia