|
Ngoại trưởng Anh William Hague hôm qua (27/7) đã thông báo, nước này sẽ trục xuất tất cả các nhà ngoại giao còn lại trong Đại sứ quán Libya tại Anh và sẽ chính thức công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia của phe nổi dậy là chính phủ hợp pháp duy nhất của đất nước Bắc Phi.
"Thủ tướng và tôi đã đưa ra quyết định, Anh sẽ chính thức công nhận và coi Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia là chính phủ hợp pháp duy nhất của Libya", Ngoại trưởng Hague đã tuyên bố như vậy tại một cuộc họp báo.
"Chúng tôi đang đề nghị Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia cử một đại diện ngoại giao mới đến tiếp quản Đại sứ quán Libya tại thủ đô London”, ông Hague cho biết thêm.
Cũng theo Ngoại trưởng Hague, Anh đã quyết định dỡ bỏ phong tỏa đối với các tài khoản trị giá 91 triệu bảng Anh (tương đương 148 triệu USD) thuộc một công ty dầu mỏ của Libya và chuyển số tiền này cho Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia.
Bộ Ngoại giao Anh hôm qua đã triệu tập đại diện ngoại giao của chính phủ Libya đến để đưa ra yêu cầu buộc tất cả các nhân viên còn lại trong Đại sứ quán Libya tại thủ đô London nhanh chóng rời Anh. Hiện còn 8 nhà ngoại giao Libya ở Anh.
Trước đây Anh thường nói khẳng định họ chỉ công nhận “đất nước chứ không công nhận chính phủ”. Tuy nhiên, lần này, với Libya họ đã phá lệ. Giải thích về chuyện này, Ngoại trưởng Anh cho rằng, đó là “tình huống có một không hai” và việc công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya có thể giúp Anh “dỡ bỏ phong tỏa đối với một số tài sản một cách hợp pháp ".
Theo ông Hague, Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya đã thể hiện cam kết đối với một “đất nước Libya dân chủ và công khai... đối lập với sự tàn bạo của chính quyền Gaddafi đối với người dân ".
Ở thành trì chính Benghazi của phe nổi dậy, Chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia Mustafa Abdul-Jalil đã ca ngợi quyết định của Anh là một sự thúc đẩy về mặt chính trị và kinh tế cho họ.
Phe nổi dậy Libya đã lựa chọn ông Mahmud Al-Naku, một nhà văn đồng thời là một phóng viên, vào vị trí tân Đại sứ Libya tại London. Ông Al-Naku cho biết, ông đã sống lưu vong suốt 33 năm qua bởi vì ông này chống lại chính quyền của Tổng thống Muammar Gaddafi.
Ngược lại với sự vui mừng của phe nổi dậy, chính phủ Libya tỏ ra rất tức giận trước động thái mới trên của Anh. Thứ trưởng Ngoại giao Libya – ông Khaled Kaim đã nói với các phóng viên rằng, quyết định của Anh là chưa từng thấy và thể hiện sự vô trách nhiệm. Tripoli tuyên bố sẽ tìm cách hủy bỏ quyết định đó thông qua các tòa án.
Hiện giờ rất khó để biết được việc Anh trục xuất các nhà ngoại giao Libya có ảnh hưởng thế nào với chính quyền ở thủ đô Tripoli.
Mỹ xem xét đề nghị mở đại sứ quán tại Washington của phe nổi dậy
Trong lúc này, chính quyền của ông Gaddafi đang phải đối mặt với nguy cơ thất bại thêm trên mặt trận ngoại giao khi Mỹ cho biết nước này đang xem xét yêu cầu của phe nổi dậy Libya về việc mở một đại sứ quán tại thủ đô Washington.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - ông Mark Toner cho hay, Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya hôm 26/7 đã chính thức gửi đơn đến Washington đề nghị được mở Đại sứ quán tại Mỹ.
Ông Toner ám chỉ, Mỹ đồng tình với lời đề nghị của phe nổi dậy Libya nhưng vẫn cần phải cân nhắc nhiều khía cạnh khác.
Như vậy, tính đến thời điểm này, cả Anh, Pháp và Mỹ - 3 nước đi đầu trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya, đều đã chính thức thừa nhận tính hợp pháp của phe nổi dậy Libya và bác bỏ chính phủ ở Tripoli.
Tuy nhiên, trên mặt trận, các cường quốc trên đang gặp khó ở đất nước Bắc Phi. Dù đã tiến hành các cuộc không kích dữ dội và liên tiếp trong suốt nhiều tháng qua, NATO vẫn không làm thay đổi nổi thế trận ở Libya. Mọi thứ vẫn rơi vào thế bế tắc kéo dài. Hôm qua, một người dân Libya đã kiện NATO ra tòa án dân sự ở Bỉ, cáo buộc liên minh quân sự này đã giết hại vợ và 3 người con của anh trong một cuộc không kích.
Anh Khaled Hemidi cho biết, vợ anh và những đứa con của ông đã chết oanuổng trong một cuộc đánh bom của NATO nhằm vào cha của anh ở phía tây thủ đô Tripoli hôm 20/6. Cha của Khaled là ông Khuwildi Hemidi – một tay chân thân cận của Tổng thống Gaddafi. Ông này không bị hề hấn gì trong vụ đánh bom.
Vụ án này sẽ được trình lên tòa án ở Brusels vì đây là nơi có trụ sở của NATO. Phiên điều trần đầu tiên sẽ diễn ra trong khoảng từ 7 đến 10 ngày tới.
Tripoli bombing that the regime said killed nine civilians.
Trong một diễn biến khác có liên quan, một tòa án ở Bỉ đã bác bỏ đơn kiện NATO của con gái ông Gaddafi – bà Aisha. Bà Aisha đã cáo buộc NATO mắc tội ác chiến tranh khi đánh bom giết hại con gái và một người anh em ruột của bà.
Kiệt Linh - (theo Telegraph, BBC, THX)
VnMedia
0 nhận xét