Đã thấy thành công của thắt chặt tiền tệ
Đã có những dấu hiệu thành công bước đầu của Chính phủ trong việc ổn định nền kinh tế và thị trường tài chính bằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ và những biện pháp nhằm hạn chế đô-la hóa thị trường. Tuy nhiên những chính sách trên đồng nghĩa với việc làm giảm sự phát triển kinh tế, bằng chứng là sự trì trệ của hoạt động tài chính. Ngân hàng và doanh nghiệp bày tỏ sự lo lắng khi vay vốn chậm lại và lãi suất tăng cao. Dẫu vậy, Chính phủ đã cho thấy rõ cam kết sử dụng những biện pháp cứng rắn trong 6 tháng cuối năm 2011.
Những biện pháp làm giảm đô-la hóa của Chính phủ sẽ hạ nhiệt nhu cầu mua USD và vàng, giúp ổn định thị trường tài chính cho đến cuối năm. Như vậy, việc VND mất giá được dự báo chậm hơn, vào năm 2012 và sẽ bắt đầu từ quý 3/2011. Tuy nhiên việc thắt chặt chính sách tài chính có thể dẫn đến nhiều biến động giá cả trong năm 2012. Thêm vào đó, sự phức tạp của cán cân thanh toán và lượng dự trữ ngoại hối ít là những vấn đề nổi trội của Việt Nam trong kỳ hạn trung.
Lãi suất trái phiếu cao và những dự đoán về sự bình ổn của tỷ giá VND/USD đang khôi phục sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Dòng tiền chảy vào thị trường sẽ làm giảm lợi tức trong tương lai.
Đã có những dấu hiệu thành công bước đầu của CP trong việc ổn định kinh tế và thị trường tài chính bằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ và hạn chế đô-la hóa thị trường. |
Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu bình ổn kinh tế lên trên phát triển. Lạm phát ở mức 19,8% trong tháng năm và vẫn đang tăng lên khiến Chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc làm giảm lạm phát xuống mức mục tiêu đặt ra 15% (trung bình năm) và đồng thời giảm mục tiêu phát triển kinh tế xuống 6% từ 7,5%. Lạm phát có thể tiếp tục tăng cao trong quý 3/2011 đến 22% nhưng sau đó sẽ giảm dần trong quý 4. Dự báo lãi suất ngân hàng sẽ không được hạ cho đến khi lạm phát thực sự giảm.
Những sức ép của Chính phủ nhằm ổn định giá cả đang khiến ngân hàng và doanh nghiệp lo lắng vì lãi suất vay tăng cao. Việc thắt chặt chính sách tài chính đồng nghĩa với việc tăng cho vay nhưng số lượng những khoản cho vay cho các tập đoàn lại giảm đi. Khi những chính sách tài chính quyết liệt làm giảm sự phát triển kinh tế ngắn hạn, lạm phát thấp và sự ổn định của trữ lượng ngoại hối sẽ thu hút nhiều FDI hơn.
Sự phát triển vốn thấp vẫn có thể duy trì sự phát triển kinh tế có lợi nếu vốn được điều tời những ngành sản xuất như nông nghiệp và công nghiệp nhiều hơn so với những ngành không sản xuất. Chính phủ cần phải xác định rõ, liệu có nên can thiệp nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi một cú va chạm mạnh hay nên để cho những doanh nghiệp thiếu tính cạnh tranh phá sản hay cải tổ.
Sự mất giá của Đồng VN kể từ năm 2008 có thể được giải thích bới: 1. Thâm hụt cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối thấp. 2. Lạm phát trong chỉ số tiêu dùng (CPI) cao và sự lỏng lẻo của chính sách tài chính. 3. Thiếu niềm tin vào chính sách.
Thâm hụt cán cân tài chính được thu hẹp cho thấy sự giảm dần của thâm hụt trong tài khoản vãng lai (từ 7 tỷ USD trong Q1/2008 xuống 733 triệu USD trong Q3/2010). Nhập siêu, đúng như dự đoán, vào khoảng 13% của GDP cả nước. Mặc dù nhập siêu trung bình trong quý 2 là vào khoảng 1,5 tỷ USD (không đáng lo ngại so với mức 2,5-3 tỷ USD của năm 2008) nhưng cần quan tâm theo dõi vì nó có nguy cơ tăng cao khi nhu cầu trong nước vẫn tăng cao và giá nguyên liệu trên thế giới vẫn rất cao.
Theo IMF, sự tăng cường trữ lượng ngoại hối là một thước đo quan trọng về VND. Dự trữ ngoại hối của VN đã tăng từ 0,9 tỷ USD trong tháng năm lên 13,5 tỷ USD (giữa năm). Sự tăng giá của VND là một tín hiệu khả quan khi nhà nước có cơ hội gia tăng trữ lượng ngoại hối. Tuy nhiên, trong tháng 5, trữ lượng ngoại hối mới đạt được bằng giá trị của 1.42 tháng nhập khẩu. Trên hết, rủi ro lớn nhất cho cán cân tài chính của VN là sự gia tăng của nhập siêu và một trữ lượng ngoại hối thấp.
Tỷ giá sẽ lên 22.000 VND/USD vào giữa 2012
Trong nỗ lực làm giảm lạm phát, chính sách tiền tệ đã được đưa ra nhằm gia tăng sự cách biệt giữa lãi suất gửi VND và USD và những hạn chế áp dụng trong mua bán vàng giảm động cơ tích trữ USD và vàng, giải tỏa áp lực mất giá của VND.
Sự giảm giá VND trong vài năm qua cho thấy chủ định làm giảm nhập siêu, nhưng cũng đồng thời là cách giải tỏa áp lực của thị trường khiến VND mất giá thêm. Điều này tạo ra vòng luẩn quẩn khi xu thế chung của thị trường là mua USD/vàng với dự đoán về sự mất giá của VND, và chính điều đó tạo điều kiện cho sự mất giá thêm của VND. Sự tín nhiệm thấp về các chính sách tỷ giá trong ba năm qua có liên quan mật thiết đến sự tín nhiệm thấp của các chính sách tài chính.
Những dự đoán về sự mất giá của VND đã được đẩy lùi đến năm 2012 thay vì là ở Q3/2011 như hiện nay do những chính sách tài chính quyết liệt được áp dụng bởi Chính phủ. Tuy nhiên vẫn còn những rủi ro hiện hữu như: lạm phát giá tiêu dùng gia tăng, nhập siêu tăng cao, trữ lượng ngoại hối thấp, và cả những rủi ro của sai lầm trong những chính sách mới.
Dưới tác động của những chứng sách nhằm ổn định thị trường tài chính của Chính phủ, chúng tôi lùi lại thời điểm dự báo của đợt giảm giá VND trong tương lai từ Quý 3 năm 2011 (như báo cáo hồi đầu năm của Standard Chartered Bank) sang năm 2012. Hiện chúng tôi dự báo tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 20.600 cuối quý 3 năm 2011, nhưng sẽ tăng lên mức 22.000 đồng vào cuối quý 4 năm 2012. Cụ thể như sau:
Thời điểm | Q3/2011 | Q4/2011 | Q1/2012 | Q2/2012 | Q3/2012 | Q4/2012 |
Tỷ giá USD/VND | 20.600 | 20.600 | 21.400 | 21.400 | 22.000 | 22.000 |
Số lượng trái phiếu đã đạt tới đỉnh trong năm nay, và nhu cầu trong nước sẽ bình ổn số lượng trài phiếu trước đỉnh điểm lạm phát trung bình của năm trong Q3/2011. Ngân hàng cần mua VND36 nghìn tỷ mệnh giá trái phiếu [và t-bills] để thay thế khoản vay mãn hạn. 20% tăng trưởng của danh sách trái phiếu của các ngân hàng đồng nghĩa với tăng trưởng của tài sản và các khoản cho vay, và cũng có nghĩa sẽ có thêm nhu cầu mua 40 nghìn tỷ VND trái phiếu.
4 điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam:
* NHNN vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm giảm thiểu lạm phát (ít nhất trong 6 tháng tới).
* Giá lương thực và dầu ổn định.
* Có sự tin tưởng vào VND.
* Lạm phát bắt đầu giảm hàng tháng từ t6/2011.
Các nhà đầu tư nước ngoài nên suy nghĩ tới việc đầu tư vào những trái phiếu có kỳ hạn 1-3 năm ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy vẫn có 2 rủi ro chính cho việc đầu tư vào trái phiếu mệnh giá VND và sẽ còn hiện hữu trong kỳ hạn tầm trung:
* Lạm phát còn cao, cán cân tài chính yếu, trữ lượng ngoại hối ít, hoặc sự thay đổi ngược chiều của những chính sách tiền tệ quyết liệt và các biện pháp trống đô-la hóa có thể lại làm tăng áp lực trong tỷ giá USD-VND.
* Ít sự lưu động trong buôn bán, có thể làm cho những chiến lược thoát ra trước khi trái phiếu mãn hạn hao tốn tiền của.
Tác giả: Đoàn Trung Hiếu (lược dịch từ báo cáo của SCB)// VEF
0 nhận xét