Trước thông tin của báo chí Mỹ cho rằng Ấn Độ “đóng băng” hợp đồng mua MiG-29K của Nga, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, đô đốc Nirmal Verma thông báo với hãng tin RIA Novosti của Nga rằng vụ tai nạn đối với MiG-29KUB hôm 23/6 sẽ không làm thay đổi kế hoạch mua máy bay loại này của New Delhi.
Vào năm 2003, Ấn Độ đã ký hợp đồng hiện đại hóa tàu sân bay Admiral Gorshkov và mua 16 chiếc MiG-29K và máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-29KUB để trang bị cho tàu. Năm 2010, đơn hàng mua thêm 29 chiếc máy bay loại trên cùng cho những tàu sân bay tương lai đã được hình thành.
Chiếc MiG-29KUB 2 chỗ ngồi đã rơi vào ngày 23/6 ở vị trí cách thị trấn Akhtubinsk trong vùng Astrakhan khoảng 43km. Máy bay gặp sự cố trong khi đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm theo kế hoạch khiến 2 phi công thiệt mạng.
Ngay sau đó, Không quân Nga đã quyết định tạm ngừng các chuyến bay của tất cả máy bay MiG-29 để chờ kết quả điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn.
Trong tuần này, một tờ báo Mỹ thông báo rằng Ấn Độ dường như đã quyết định từ chối mua thêm máy bay MiG-29 sử dụng trên tàu sân bay. Tuy nhiên, Lực lượng Hải quân Ấn Độ vốn nhận được những chiếc MiG-29K đầu tiên đã tuyên bố New Delhi sẽ không thay đổi kế hoạch mua loại máy bay này.
“Kế hoạch mua những máy bay MiG-29K của chúng tôi vẫn không thay đổi”, ông Nirmal Verma tuyên bố hôm 29/6 tại New Delhi.
Theo lời ông, phía Nga đã thông báo cho Lực lực Hải quân Ấn Độ rằng trong quá trình thử nghiệm, phi công đã thực hiện những thao tác phức tạp ở vận tốc siêu âm. “Họ thông báo cho chúng tôi rằng, nguyên nhân tai nạn không phải do lỗi kỹ thuật mà do yếu tố con người”, ông Verma giải thích.
Theo Tư lệnh Verma, Hải quân Ấn Độ đang chờ kết quả chi tiết nguyên nhân gây ra vụ tai nạn trên.
Trước đó, Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga đã thành lập ủy ban điều tra nguyên nhân gây ra sự cố đối với máy bay MiG-29.
Máy bay tiêm kích trên boong MiG-29K- một chỗ và MiG-29KUB - hai chỗ ngồi, là máy bay đa năng thế hệ 4++, máy bay được thiết kế để giải quyết các vấn đề hợp nhất các khả năng không chiến, tác chiến đối đất, đối hải với vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao, cả ban ngày lẫn đêm, ở nhiều điều kiện thời tiết.
Hiện chưa có phản ứng chính thức từ phía Nga liên quan đến thông tin Ấn Độ hoãn mua máy bay MiG-29K/KUB của nước này. Tuy nhiên, dường như báo chí Mỹ đang “khoét sâu” những rắc rối có thể trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ấn Độ trong thời gian gần đây.
Tháng trước, Nga đã hủy hai cuộc tập trận song phương với Ấn Độ, trong đó có series tập trận hải quân và lục quân Indra trong những tuần gần đây. Theo nhận định của báo chí Ấn Độ, động thái này có thể bắt nguồn từ chỗ Ấn Độ đã từ chối mua máy bay chiến đấu mới của Nga.
Mặc dù Nga có đưa ra lý do bất ngờ hủy các cuộc tập trận với Ấn Độ là vì các chiến hạm của họ chưa sẵn sàng, chúng phải triển khai để tham gia chiến dịch trợ giúp Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân ở nhà máy Fukushima. Nhưng điều khiến người Ấn Độ bất ngờ là các tàu chiến của Nga sau đó đã ra khơi tham gia một cuộc tập trận của Nga, thay vì tham gia chiến dịch trợ giúp Nhật Bản như tuyên bố. Sau đó, Ấn Độ đã tỏ ra thất vọng về quyết định hủy tập trận của Nga.
Động thái trên của Nga đưa ra sau khi Ấn Độ chọn hai loại máy bay chiến đấu của châu Âu là ứng viên sáng giá cho hợp đồng máy bay trị giá 10,4 tỷ USD. Trong cuộc đua này, không chỉ có máy bay Nga, mà máy bay của Mỹ và Thụy Điển cũng bị Ấn Độ loại bỏ.
Vào năm 2003, Ấn Độ đã ký hợp đồng hiện đại hóa tàu sân bay Admiral Gorshkov và mua 16 chiếc MiG-29K và máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-29KUB để trang bị cho tàu. Năm 2010, đơn hàng mua thêm 29 chiếc máy bay loại trên cùng cho những tàu sân bay tương lai đã được hình thành.
Chiếc MiG-29KUB 2 chỗ ngồi đã rơi vào ngày 23/6 ở vị trí cách thị trấn Akhtubinsk trong vùng Astrakhan khoảng 43km. Máy bay gặp sự cố trong khi đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm theo kế hoạch khiến 2 phi công thiệt mạng.
Ngay sau đó, Không quân Nga đã quyết định tạm ngừng các chuyến bay của tất cả máy bay MiG-29 để chờ kết quả điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn.
Trong tuần này, một tờ báo Mỹ thông báo rằng Ấn Độ dường như đã quyết định từ chối mua thêm máy bay MiG-29 sử dụng trên tàu sân bay. Tuy nhiên, Lực lượng Hải quân Ấn Độ vốn nhận được những chiếc MiG-29K đầu tiên đã tuyên bố New Delhi sẽ không thay đổi kế hoạch mua loại máy bay này.
“Kế hoạch mua những máy bay MiG-29K của chúng tôi vẫn không thay đổi”, ông Nirmal Verma tuyên bố hôm 29/6 tại New Delhi.
Theo lời ông, phía Nga đã thông báo cho Lực lực Hải quân Ấn Độ rằng trong quá trình thử nghiệm, phi công đã thực hiện những thao tác phức tạp ở vận tốc siêu âm. “Họ thông báo cho chúng tôi rằng, nguyên nhân tai nạn không phải do lỗi kỹ thuật mà do yếu tố con người”, ông Verma giải thích.
Theo Tư lệnh Verma, Hải quân Ấn Độ đang chờ kết quả chi tiết nguyên nhân gây ra vụ tai nạn trên.
Trước đó, Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga đã thành lập ủy ban điều tra nguyên nhân gây ra sự cố đối với máy bay MiG-29.
Máy bay tiêm kích trên boong MiG-29K- một chỗ và MiG-29KUB - hai chỗ ngồi, là máy bay đa năng thế hệ 4++, máy bay được thiết kế để giải quyết các vấn đề hợp nhất các khả năng không chiến, tác chiến đối đất, đối hải với vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao, cả ban ngày lẫn đêm, ở nhiều điều kiện thời tiết.
Hiện chưa có phản ứng chính thức từ phía Nga liên quan đến thông tin Ấn Độ hoãn mua máy bay MiG-29K/KUB của nước này. Tuy nhiên, dường như báo chí Mỹ đang “khoét sâu” những rắc rối có thể trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ấn Độ trong thời gian gần đây.
Tháng trước, Nga đã hủy hai cuộc tập trận song phương với Ấn Độ, trong đó có series tập trận hải quân và lục quân Indra trong những tuần gần đây. Theo nhận định của báo chí Ấn Độ, động thái này có thể bắt nguồn từ chỗ Ấn Độ đã từ chối mua máy bay chiến đấu mới của Nga.
Mặc dù Nga có đưa ra lý do bất ngờ hủy các cuộc tập trận với Ấn Độ là vì các chiến hạm của họ chưa sẵn sàng, chúng phải triển khai để tham gia chiến dịch trợ giúp Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân ở nhà máy Fukushima. Nhưng điều khiến người Ấn Độ bất ngờ là các tàu chiến của Nga sau đó đã ra khơi tham gia một cuộc tập trận của Nga, thay vì tham gia chiến dịch trợ giúp Nhật Bản như tuyên bố. Sau đó, Ấn Độ đã tỏ ra thất vọng về quyết định hủy tập trận của Nga.
Động thái trên của Nga đưa ra sau khi Ấn Độ chọn hai loại máy bay chiến đấu của châu Âu là ứng viên sáng giá cho hợp đồng máy bay trị giá 10,4 tỷ USD. Trong cuộc đua này, không chỉ có máy bay Nga, mà máy bay của Mỹ và Thụy Điển cũng bị Ấn Độ loại bỏ.
(Theo RIA/VIT)// VnMedia
0 nhận xét