Hơn một tuần qua, nhiều khách hàng gửi VND tại các ngân hàng thương mại đã không còn được “trả giá” lãi suất cao ngất ngưỡng với ngân hàng nữa.
Giảm dần
Chị Nguyễn Thị Phượng gửi 200 triệu đồng tại một ngân hàng có chi nhánh trên đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận, TP HCM), cho biết, cách đây một tháng, với số tiền này, chị có thể nhận được mức lãi suất là 17% một năm nhưng nay cũng ngân hàng này, chị chỉ được mức lãi suất 14%. “Nhân viên ngân hàng cho biết, chỉ trên 300 triệu đồng mới có mức lãi suất cao hơn 14% một năm và mức này cũng đã giảm so với trước khoảng 2% một năm”, chị Phượng nói.
Lãi suất huy động giảm là tình hình chung ở nhiều ngân hàng trong hai tuần trở lại đây. Tuy nhiên, mức giảm này vẫn chỉ là giảm so với thực tế lãi suất, chứ không phải giảm so với mức trần huy động 14% một năm mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Cụ thể, tại một số ngân hàng, với mức tiền gửi trên 150 triệu đồng, lãi suất đã giảm khoảng 2,5% một năm, còn 15 - 15,5%. Những khoản tiết kiệm cao hơn cũng chỉ được huy động tối đa 17% và mức phổ biến nhất khoảng 16,5%. “Trước đây, giới hạn vượt trần lãi suất huy động của ngân hàng tôi là 4,5% một năm thì nay đã giảm xuống còn 3,5% một năm. Ngay cả với những khoản vốn tiết kiệm khủng (vài tỷ đồng trở lên), lãi suất cao cũng chỉ ở mức 14% cộng với 3,5% (17,5%)”, nhân viên ngân hàng có chi nhánh tại quận 1 cho biết. Tại các ngân hàng khác, giới hạn lãi suất còn giảm nhiều hơn, từ 5% một năm xuống chỉ còn từ 2,5%.
Ở các kỳ ngắn hạn, lãi suất huy động VND cũng được các ngân hàng giảm xuống so với mức trần. Như Ngân hàng Đông Á, kỳ hạn một tuần giảm xuống còn 13,5% một năm, 2 tuần còn 13,92%… Ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng cá nhân của Ngân hàng ACB, cho biết: “Lãi suất huy động VND đã có tín hiệu giảm dần. Nên, lãi suất cho vay tiền đồng có khả năng giảm trong thời gian tới. Tình hình lãi suất huy động tiền đồng tại ACB cũng diễn ra tương tự”.
Dễ “vung tay quá trán”
Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, từ 20/6 đến nay, những thông tin xung quanh việc lãi suất huy động có xu hướng giảm đã khiến số khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tìm đến ngân hàng tìm hiểu vay vốn VND có dấu hiệu tăng lên. “Nhiều cá nhân, doanh nghiệp cần vốn và chỉ chờ lãi suất giảm ít nhiều để vay. Nên khả năng nếu lãi suất giảm thì tín dụng VND sẽ tăng trưởng nhanh”, lãnh đạo một ngân hàng nhận định.
Nhưng, dù lãi suất hạ nhiệt là tín hiệu vui, một số chuyên gia vẫn lo ngại các ngân hàng sẽ “vung tay quá trớn” trong cho vay, vượt tăng trưởng dư nợ tín dụng quá 20%. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ bùng nổ lạm phát vào cuối năm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, khẳng định: “Nguyên tắc chung là lãi suất giảm thì cho vay sẽ tăng lên, nhưng đã có chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng không được quá 20% làm ràng buộc, các ngân hàng phải tự điều tiết dư nợ tín dụng của mình. Lãi suất cho vay giảm sẽ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp đang cần vốn hiện nay, nhưng cũng mở ra thách thức với các ngân hàng. Họ cần biết chọn điều gì là tốt cho tăng trưởng của ngân hàng mình”.
Cũng theo ông Dũng, lãi suất huy động bắt buộc phải giảm. Chỉ số CPI và cung cầu vốn của nền kinh tế (ràng buộc 20%) bắt buộc các ngân hàng phải tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất, giảm lạm phát.
Giảm dần
Chị Nguyễn Thị Phượng gửi 200 triệu đồng tại một ngân hàng có chi nhánh trên đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận, TP HCM), cho biết, cách đây một tháng, với số tiền này, chị có thể nhận được mức lãi suất là 17% một năm nhưng nay cũng ngân hàng này, chị chỉ được mức lãi suất 14%. “Nhân viên ngân hàng cho biết, chỉ trên 300 triệu đồng mới có mức lãi suất cao hơn 14% một năm và mức này cũng đã giảm so với trước khoảng 2% một năm”, chị Phượng nói.
Lãi suất huy động giảm nhiệt lại dấy lên mối lo ngân hàng "vung tay quá trán" trong việc cho vay. Ảnh: P.Nhi. |
Lãi suất huy động giảm là tình hình chung ở nhiều ngân hàng trong hai tuần trở lại đây. Tuy nhiên, mức giảm này vẫn chỉ là giảm so với thực tế lãi suất, chứ không phải giảm so với mức trần huy động 14% một năm mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Cụ thể, tại một số ngân hàng, với mức tiền gửi trên 150 triệu đồng, lãi suất đã giảm khoảng 2,5% một năm, còn 15 - 15,5%. Những khoản tiết kiệm cao hơn cũng chỉ được huy động tối đa 17% và mức phổ biến nhất khoảng 16,5%. “Trước đây, giới hạn vượt trần lãi suất huy động của ngân hàng tôi là 4,5% một năm thì nay đã giảm xuống còn 3,5% một năm. Ngay cả với những khoản vốn tiết kiệm khủng (vài tỷ đồng trở lên), lãi suất cao cũng chỉ ở mức 14% cộng với 3,5% (17,5%)”, nhân viên ngân hàng có chi nhánh tại quận 1 cho biết. Tại các ngân hàng khác, giới hạn lãi suất còn giảm nhiều hơn, từ 5% một năm xuống chỉ còn từ 2,5%.
Ở các kỳ ngắn hạn, lãi suất huy động VND cũng được các ngân hàng giảm xuống so với mức trần. Như Ngân hàng Đông Á, kỳ hạn một tuần giảm xuống còn 13,5% một năm, 2 tuần còn 13,92%… Ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng cá nhân của Ngân hàng ACB, cho biết: “Lãi suất huy động VND đã có tín hiệu giảm dần. Nên, lãi suất cho vay tiền đồng có khả năng giảm trong thời gian tới. Tình hình lãi suất huy động tiền đồng tại ACB cũng diễn ra tương tự”.
Dễ “vung tay quá trán”
Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, từ 20/6 đến nay, những thông tin xung quanh việc lãi suất huy động có xu hướng giảm đã khiến số khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tìm đến ngân hàng tìm hiểu vay vốn VND có dấu hiệu tăng lên. “Nhiều cá nhân, doanh nghiệp cần vốn và chỉ chờ lãi suất giảm ít nhiều để vay. Nên khả năng nếu lãi suất giảm thì tín dụng VND sẽ tăng trưởng nhanh”, lãnh đạo một ngân hàng nhận định.
Nhưng, dù lãi suất hạ nhiệt là tín hiệu vui, một số chuyên gia vẫn lo ngại các ngân hàng sẽ “vung tay quá trớn” trong cho vay, vượt tăng trưởng dư nợ tín dụng quá 20%. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ bùng nổ lạm phát vào cuối năm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, khẳng định: “Nguyên tắc chung là lãi suất giảm thì cho vay sẽ tăng lên, nhưng đã có chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng không được quá 20% làm ràng buộc, các ngân hàng phải tự điều tiết dư nợ tín dụng của mình. Lãi suất cho vay giảm sẽ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp đang cần vốn hiện nay, nhưng cũng mở ra thách thức với các ngân hàng. Họ cần biết chọn điều gì là tốt cho tăng trưởng của ngân hàng mình”.
Cũng theo ông Dũng, lãi suất huy động bắt buộc phải giảm. Chỉ số CPI và cung cầu vốn của nền kinh tế (ràng buộc 20%) bắt buộc các ngân hàng phải tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất, giảm lạm phát.
Mỹ Dung
Theo ĐVO
0 nhận xét