Theo ông Jose Villalon, đại diện quỹ bảo vệ thiên nhiêu (WWF) tại Mỹ, thống kê sơ bộ, hiện cá tra phải gánh tới 23 chuẩn khác nhau liên quan đến quy trình nuôi và không có một “tiêu chuẩn vàng” nào để các nhà nhập khẩu cùng chấp nhận.
Như cá tra xuất khẩu vào châu Âu phải có HACCP (tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), nhưng Nhật Bản, Mỹ lại không cần tiêu chuẩn này. Và sau sự cố cá tra Việt Nam bị đưa vào danh sách đỏ trong cẩm nang tiêu dùng tại nhiều nước châu Âu, hiện Hà Lan và Đức ra yêu cầu cá tra phải có chứng nhận ASC (chương trình dán nhãn và chứng nhận hàng đầu thế giới đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm). Còn người nuôi trong nước nếu dựa theo VietGap cũng không khỏi bất an, vì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào người mua.
Ông Peter Hamaker, Giám đốc Công ty Mayonna (Hà Lan) cho rằng, con cá tra chỉ là nạn nhân của truyền thông và các tổ chức phi chính phủ tại một số nước châu Âu. Tình trạng đã từng xảy ra với lươn nuôi tại Hà Lan trước đây. Khi đó sản phẩm lươn từ Hà Lan đang ở vị trí thống lĩnh thị trường thủy sản nhiều nước EU thì xảy ra những đồn đoán vô căn cứ về tính không an toàn của vật nuôi này, khiến doanh số của các nhà xuất khẩu lươn tại Hà Lan về điểm xuất phát.
Việc tạo ra các “scandal” rồi áp những tiêu chuẩn mới cho các nhà xuất khẩu chỉ là hình thức kiếm lời của các tổ chức phi chính phủ.
Theo vị này, Việt Nam cần sớm thay đổi hình ảnh tiêu cực trên về con cá tra. Đối với thủy sản đánh bắt, người tiêu dùng phương Tây tin tưởng vào chứng nhận MSC, còn thủy sản nuôi trồng là ASC. Còn ông Jose Villalon gợi ý, Việt Nam nên chủ động đáp ứng các yêu cầu của thị trường Mỹ, EU, đi từ tiêu chuẩn GlobalGap đến ASC. Đây là điểm mấu chốt để đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng 2 thị trường này, đó cũng như một thông điệp về quy trình nuôi an toàn và thân thiện với môi trường.
Cá tra Việt Nam, nạn nhân của các phương tiện truyền thông. Ảnh: T.Kiên. |
Như cá tra xuất khẩu vào châu Âu phải có HACCP (tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), nhưng Nhật Bản, Mỹ lại không cần tiêu chuẩn này. Và sau sự cố cá tra Việt Nam bị đưa vào danh sách đỏ trong cẩm nang tiêu dùng tại nhiều nước châu Âu, hiện Hà Lan và Đức ra yêu cầu cá tra phải có chứng nhận ASC (chương trình dán nhãn và chứng nhận hàng đầu thế giới đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm). Còn người nuôi trong nước nếu dựa theo VietGap cũng không khỏi bất an, vì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào người mua.
Ông Peter Hamaker, Giám đốc Công ty Mayonna (Hà Lan) cho rằng, con cá tra chỉ là nạn nhân của truyền thông và các tổ chức phi chính phủ tại một số nước châu Âu. Tình trạng đã từng xảy ra với lươn nuôi tại Hà Lan trước đây. Khi đó sản phẩm lươn từ Hà Lan đang ở vị trí thống lĩnh thị trường thủy sản nhiều nước EU thì xảy ra những đồn đoán vô căn cứ về tính không an toàn của vật nuôi này, khiến doanh số của các nhà xuất khẩu lươn tại Hà Lan về điểm xuất phát.
Việc tạo ra các “scandal” rồi áp những tiêu chuẩn mới cho các nhà xuất khẩu chỉ là hình thức kiếm lời của các tổ chức phi chính phủ.
Theo vị này, Việt Nam cần sớm thay đổi hình ảnh tiêu cực trên về con cá tra. Đối với thủy sản đánh bắt, người tiêu dùng phương Tây tin tưởng vào chứng nhận MSC, còn thủy sản nuôi trồng là ASC. Còn ông Jose Villalon gợi ý, Việt Nam nên chủ động đáp ứng các yêu cầu của thị trường Mỹ, EU, đi từ tiêu chuẩn GlobalGap đến ASC. Đây là điểm mấu chốt để đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng 2 thị trường này, đó cũng như một thông điệp về quy trình nuôi an toàn và thân thiện với môi trường.
0 nhận xét