Xin nhà nước ứng vốn trả nợ Vinachem: Đừng đổ tiền nữa!

(Tài chính - Kinh doanh) - Đối với Vinachem giải pháp duy nhất là bán ngay nhà máy hoặc cho phá sản, không thể tiếp tục đổ thêm tiền cứu dự án này.

TS Đinh Sơn Hùng - nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM cho rằng, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ cân đối nguồn trả nợ khoản vay Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) của Dự án Đạm Ninh Bình do Tập đoàn Hoá chất (Vinachem) làm chủ đầu tư là rất phi lý, không thể chấp nhận được.

Cụ thể Bộ Công thương kiến nghị, cho phép Vinachem chỉ trả nợ lãi, phí, không trả nợ gốc trong 5 năm (10 kỳ với số tiền 125 triệu USD). Như vậy, với đề xuất của Bộ Công thương thì từ năm 2017-2022, Ngân sách Nhà nước sẽ phải ứng vốn để trả nợ cho phía Trung Quốc thay Vinachem với tổng số tiền là 125 triệu USD.
Nhà máy Đạm Ninh Bình

Vị chuyên gia nhấn mạnh, "đối với Vinachem giải pháp duy nhất là bán ngay nhà máy hoặc cho phá sản, không thể tiếp tục đổ thêm tiền cứu dự án này".

Phụ thuộc Trung Quốc
Lần lại lịch sử, ông Hùng dẫn ra hàng loạt những dự án như Đạm Ninh Bình, Gang Thép Thái Nguyên, Xơ sợi Đình Vũ, dự án đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông... ông đặt câu hỏi: Vì sao hầu hết các dự án đầu tư nghìn tỉ thua lỗ, yếu kém đều có dính đến nhà thầu hoặc có liên quan tới nguồn vốn vay từ Trung Quốc?

Không cần chờ đợi phóng viên đặt câu hỏi, vị chuyên gia trả lời ngay: "Đó là do chúng ta bị phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay từ Trung Quốc".

Theo ông Hùng, Trung Quốc là nước luôn đi tìm ảnh hưởng của mình, thành ra những nguồn viện trợ của Trung Quốc phải hết sức cẩn trọng.

Vì vậy, để đạt được mục đích các doanh nghiệp Trung Quốc có thể áp dụng nhiều chiêu trò, kể cả gian dối trong làm ăn như bỏ thầu giá rẻ, sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu gây mất lòng tin.

Nguy hiểm hơn là tham vọng gia tăng ảnh hưởng về kinh tế hòng thao túng, lôi kéo, đẩy các nước đối tác vào thế bị  động, cứ phải chạy theo.

"Khi bị phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Từ chỗ nợ công tăng cao; đầu tư không hiệu quả, nợ không có nguồn trả, Việt Nam sẽ tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc. Vì lý do trên, Chính phủ kiên quyết không được đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương, không thể tiếp tục để dự án dẫn dắt làm mất tiền mà không hy vọng hiệu quả", ông Hùng nhấn mạnh.

Trên thực tế, những hệ lụy và phiền toái của các dự án trên thì đã hiển hiện rất rõ. Cụ thể, tại tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông thì đã có hàng loạt sự cố mất an toàn, thậm chí đã có người chết.
Việc chậm tiến độ dự án, làm ăn thua lỗ, thậm chí còn mang công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường mà bài học đau đớn nhất là Formosa...

Đặc biệt, các dự án đầu tư hoặc có vốn vay ODA của Trung Quốc thường yêu cầu đưa một lượng lớn lao động sang làm việc, gây ra rất nhiều những hệ lụy và những bất an đối với các cơ quan quản lý cũng như người dân lao động trong nước. 

"Sự hạn chế trong điều hành quản trị cộng với sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay của Trung Quốc đã dẫn tới hàng loạt những vấn đề bất cập trong quản lý, cũng như hiệu quả sử dụng dòng vốn vay quá thấp", ông Hùng nhấn mạnh.

Vì thế, ông Hùng cho rằng, Việt Nam cần phải hết sức thận trọng, giảm dần phụ thuộc vào nguồn vốn viện trợ của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia cho rằng, cần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước. Chấm dứt tình trạng một bộ quản lý vài ba doanh nghiệp. Ông Hùng thẳng thắn: "Bộ vừa là cơ quan quản lý hành chính, có chức năng tham mưu, ban hành chính sách nhưng lại vừa đi làm kinh tế là rất không ổn".

Có lợi ích nhóm không?
Đặt thẳng câu hỏi với dự án Đạm Ninh Bình, ông Hùng băn khoăn: Liệu có vấn đề lợi ích nhóm ở đây không? Giải thích vì sao đưa ra câu hỏi như vậy, vị chuyên gia lý giải:

Thứ nhất, Bộ Công thương vừa là cơ quan chủ quản, vừa được giao xử lý những yếu kém, thua lỗ tại dự án này.

Tuy nhiên, kết quả chưa thấy rõ nhưng đã nhiều lần có những đề xuất, xin xỏ vô lý, mặc dù trước đó, Chính phủ đã có chỉ đạo không đổ thêm tiền cứu dự án thua lỗ.

"Vậy Bộ Công thương xin hoãn, khoanh, giãn, thậm chí lấy ngân sách trả nợ thay cho Đạm Ninh Bình là vì lý do gì? Là do Bộ Công thương không biết tình hình khó khăn của ngân sách hay do thấy được thì xin mãi?".

Thứ hai, tại sao Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu thực hiện cổ phần hóa nhưng Bộ Công thương cứ lần nữa không thực hiện? Thậm chí, Bộ Công thương còn để Vinachem đề xuất xin hoãn cổ phần hóa cho tới khi dự án nhà máy Đạm Ninh Bình có lãi?".

Vị chuyên gia thẳng thắn: "Việc này chỉ có thể giải thích là họ đang bảo vệ lợi ích của chính mình". Ông nói rõ, nợ nần của Vinachem doanh nghiệp phải tự giải quyết. Nêu khó khăn trong quyết toán với nhà thầu Trung Quốc như một lý do để trì hoãn cổ phần hóa là không thể chấp nhận được.

Từ những tồn tại nêu trên, vị TS đề xuất Chính phủ cần có thái độ kiên quyết trong chỉ đạo xử lý những dự án yếu kém, thua lỗ của ngành công thương, bắt đầu từ Đạm Ninh Bình để làm gương.

"Tôi nhắc lại, với Đạm Ninh Bình, Chính phủ cần thể hiện rõ ràng hai vấn đề: Thứ nhất, kiên quyết không nhân nhượng, không tiếp tục đổ thêm tiền để cứu.

Thứ hai, Chính phủ cần đưa ra cơ chế cứng như giao thẳng thời hạn trong vòng bao nhiêu tháng Bộ Công thương phải xử lý dứt điểm những tồn tại, yếu kém tại dự án trên. Chỉ có như vậy mới hi vọng việc xử lý có kết quả", ông Hùng nêu.  

Hoài An// Baodatviet

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia