Lại đề xuất huy động vàng, đô: Nghe lạ quá!

(Kinh tế - Tài chính) - ''Tôi thấy mục đích huy động đô của Hội đồng tư vấn là thiếu cơ sở và quá lạ lùng''.

Trước thông tin các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia lại kiến nghị nghiên cứu cơ chế huy động vàng và USD trong dân vào sản xuất, kinh doanh, chuyên gia ngân hàng Bùi Quang Tín phân tích hai vấn đề.



Thứ nhất về chủ trương huy động đô trong dân, vị chuyên gia ngạc nhiên, không rõ mục đích của Hội đồng tư vấn là gì.

Ông giải thích, nguyên lý tích trữ vàng và đô là rất khác nhau. Vàng là một loại tài sản bảo đảm, có thể tích trữ ở nhà dân trong nhiều năm mà không bị hao hụt, rách nát, trong khi tích trữ đô lại rất rủi ro cho người dân.

Đô có thể bị mối, mọt, bị rách nát... do không được bảo quản tốt. Người dân có thể bị mất không số tiền đó hoặc phải quy đổi làm giảm giá trị của đồng đô đang có. Sự ổn định của thị trường đô trong thời gian qua cũng là lý do khiến dân hững hờ với việc tích trữ đô.

Trên thực tế, nếu gửi tiết kiệm ngân hàng lãi suất không cao, thậm chí chỉ bằng 0%. Nhưng nếu cộng dồn các ưu đãi, quà tặng khác, người gửi đô vẫn có thể được hưởng mức lãi suất từ 0,5-1%. Như vậy người dân không thiệt, có lãi mà lại an toàn.

Vì vậy, TS Tín cho biết, mục đích huy động đô của Hội đồng tư vấn là chưa rõ ràng vì trên thực tế đô cũng không còn trong dân để huy động nữa.

"Tôi thấy mục đích huy động đô của Hội đồng tư vấn hơi lạ lùng. Dân có tiền đô họ thường gửi ngân hàng hoặc gửi cho người thân quy đổi sang tiền Việt để kinh doanh, sản xuất chứ không tích trữ để mà huy động được", ông Tín nói.

Các nút thắt chưa được tháo gỡ, đề xuất vẫn chỉ là đề xuất

Về đề xuất huy động vàng của Hội đồng tư vấn, TS Bùi Quang Tín vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng: "Đồng ý nhưng bây giờ chưa phải thời điểm thích hợp để thực hiện chủ trương này".

Ông Tín phân tích, trong bối cảnh nền tài chính đang khát vốn như hiện nay, nếu huy động được vàng đang nằm trong dân và coi đó là nguồn tài sản bảo đảm dùng để thế chấp vay vốn nước ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, làm được không dễ.

Ông cho biết, có tiền là mua vàng cất trong tủ đã trở thành thói quen của người dân VN từ nhiều năm nay. Vậy bằng cách nào thay đổi được thói quen này để huy động vàng trong dân là bài toán rất khó.

Theo ông, để có thể huy động được vàng trong dân cần tối thiểu 3 điều kiện:
Thứ nhất, NHNN nhà nước phải đứng ra phát hành những chứng chỉ vàng, sau đó thông qua các NHTM để huy động vàng, nghĩa là phải đảm bảo tính an toàn cho tài sản của người dân. Nếu vậy, câu hỏi sẽ đặt ra: Chứng chỉ vàng sau khi huy động sẽ được quy đổi thế nào? Quy đổi bằng vàng hay bằng tài sản nào khác?

Thứ hai, quy định lãi suất cụ thể thế nào? Gửi vàng không thể đảm bảo lãi suất như gửi tiền mặt. Vì huy động lãi suất cao sẽ có nguy cơ gây ra những bất ổn trong chính sách điều hành tiền tệ. Cơ chế chống vàng hóa sẽ thất bại. Nhưng nếu lãi suất gửi quá thấp cũng sẽ không hấp dẫn được người dân.

Thứ ba, khi gửi vàng vào ngân hàng thì theo hình thức nào? Là gửi tiết kiệm hay theo hình thức kinh doanh? Thông thường, người dân gửi vàng vào ngân hàng là có tâm lý muốn đầu cơ, tức là muốn kiếm tiền từ gửi vàng. Vậy, câu hỏi ở đây sẽ là: NHNN phát hành chứng chỉ vàng rồi sau đó sẽ thế nào?

"Tôi chưa thấy ai nói tới vấn đề này. Kể cả Hiệp hội kinh doanh vàng hay NHNN cũng mới chỉ kiến nghị, đưa ra chủ trương nhưng cũng chưa kiến nghị được định hướng sử dụng vàng sau khi huy động cụ thể như thế nào?", vị chuyên gia nhận xét.

Kết luận lại vấn đề, TS Tín cho biết, muốn huy động được vàng của dân thì trước hết phải đảm bảo cho được một nền kinh tế ổn định, minh bạch.

Tiếp đến là đảm bảo cho được lợi ích của người dân gửi vàng cũng như sự an toàn của đồng tiền đem gửi.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cho biết ông cũng có chung lo ngại với nhiều người dân đang tích trữ vàng. Trước hàng loạt những vấn đề bất cập trong huy động cũng như đầu tư, thì những lo lắng về sự an toàn của đồng vốn gửi là rất chính đáng. 

"Rất nhiều dự án đội vốn, trì trệ, kéo dài thời gian. Nhiều dự án cao tốc xây xong không có người đi... Trong khi đó, việc các NHTM huy động vàng trong dân nhưng không kiểm soát, không quản lý được để xảy ra tình trạng mất vốn, gây hậu quả nghiêm trọng như Ngân hàng ACB, Ngân hàng Đông Á...

Vì vậy, ngay lúc này có thể người dân sẽ không quay lưng lại với chủ trương trên, nhưng họ không hào hứng hưởng ứng ngay mà sẽ chờ đợi. Chờ đời một thời điểm thích hợp, chờ đợi một cơ chế hợp lý", ông Tín cho hay.

Vấn đề cuối cùng TS Bùi Quang Tín đề cập là sẽ giao cho cơ quan nào đứng ra huy động vàng? Nếu huy động thì chuẩn vàng thế nào cũng là vấn đề rất phức tạp. Quy chuẩn vàng trong nước với vàng thế giới sẽ quy định thế nào? Ai sẽ là người chịu thiệt nếu chuẩn vàng Việt Nam đang thấp hơn thế giới?

"Khi những vấn đề trên chưa được giải đáp thì mọi đề xuất vẫn chỉ là đề xuất, rất khó có thể thực hiện được", vị chuyên gia nhấn mạnh. 

Hoài An// Báo Đất Việt

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia