Trục lợi từ chứng thư bảo lãnh

Kẽ hở phổ biến nhất là bên được bảo lãnh bắt tay với ngân hàng, chia thành nhiều hồ sơ để vượt qua hạn mức bảo lãnh thanh toán.


Bản chất của chứng thư bảo lãnh là một loại giấy tờ có giá, trong đó bao gồm bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh (ngân hàng - NH) và bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng). Đến hạn, NH phát hành chứng thư bảo lãnh có bổn phận phải thanh toán cho bên thụ hưởng.
“Vô tư” phát hành
Thực tế cho thấy tổng giám đốc các NH thường cho phép giám đốc các chi nhánh hoặc một số cán bộ chủ chốt được quyền bảo lãnh thanh toán với một số tiền nhất định. Văn bản gốc của chứng thư bảo lãnh sẽ được giao cho bên thụ hưởng, còn bên được bảo lãnh và NH phát hành chỉ nắm giữ bản sao. Sau khi phát hành chứng thư bảo lãnh, mọi thông tin liên quan đều được đưa vào hệ thống kiểm soát nội bộ và được lãnh đạo các NH theo dõi chặt chẽ. Lý thuyết là vậy nhưng nếu cán bộ NH cố tình gian lận, lừa đảo thì chứng thư bảo lãnh vẫn được phát hành một cách “vô tư”.
Minh họa: NGUYỄN TÀI
Do có quyền hạn nên không ít cán bộ NH đã phát hành chứng thư bảo lãnh “ma”.  Điển hình như việc ông Đỗ Đức Hưng, nguyên giám đốc NH NN-PTNT (Agribank) Chi nhánh Hồng Hà (Hà Nội), đã ký nhiều chứng thư bảo lãnh thanh toán không có hồ sơ với tổng số tiền hơn 345 tỉ đồng. Nhiều khách hàng của Vietnam Airlines cũng được bảo đảm thanh toán 1 tỉ đồng thông qua chứng thư bảo lãnh của Agribank Chi nhánh Hồng Hà...
Tuy nhiên, gần đây, khi ông Hưng bị bắt tạm giam, các chứng thư bảo lãnh do ông này ký đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Từ đó, Agribank không  thanh toán theo yêu cầu của Vietnam Airlines. Mới đây, Vietnam Airlines đã phát đi thông báo tạm thời không chấp nhận chứng thư bảo lãnh gia hạn hoặc phát hành mới của Agribank...
Một vụ nổi cộm khác đang gây chú ý trong dư luận là vụ NH Đông Nam Á (SeaBank) từ chối thanh toán chứng thư bảo lãnh 150 tỉ đồng trái phiếu của Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex-Viettel (VVF). Trái phiếu này được VVF mua của Công ty CP Tập đoàn Vina Megastrar thông qua chứng thư bảo lãnh vô điều kiện của SeaBank, do nguyên phó tổng giám đốc SeaBank Nguyễn Thị Hương Giang ký. Thế nhưng, đến hạn, SeaBank từ chối thanh toán vì cho rằng người ký chứng thư bảo lãnh không đúng thẩm quyền, có dấu hiệu gian lận… Vụ việc đang được các cơ quan pháp luật điều tra. 
Quá nhiều kẽ hở
Để phát hành chứng thư bảo lãnh, các NH đều ban hành quy trình thẩm định, xem xét kỹ lưỡng năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của bên được bảo lãnh giống như quy trình cho vay, bởi khi đã thanh toán cho bên thụ hưởng đồng nghĩa NH đã cho bên được bảo lãnh vay tiền. Tuy vậy, việc phát hành chứng thư bảo lãnh của các NH hiện vẫn còn rất nhiều kẽ hở.
Trưởng phòng pháp chế của một NH ở TPHCM cho biết: Bên cạnh hiện tượng cán bộ NH làm giả chứng thư bảo lãnh để trục lợi (sẽ không có hồ sơ trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại NH), kẽ hở phổ biến nhất hiện nay là bên được bảo lãnh bắt tay với cán bộ NH để được bảo lãnh thanh toán một số tiền như ý muốn. Ví dụ, giám đốc chi nhánh NH chỉ được quyền phát hành chứng thư bảo lãnh tối đa 10 tỉ đồng/doanh nghiệp (DN).
Thế nhưng, DN này có thể biến hóa thành 5 DN khác nhau, chấp nhận chi một khoản hoa hồng cho cán bộ NH phân bổ  thành 5 hồ sơ để được bảo lãnh thanh toán 50 tỉ đồng. Khi đó, giám đốc chi nhánh sẽ báo cáo cấp trên đã phát hành chứng thư cho 5 DN, mỗi DN có hạn mức 10 tỉ đồng, vượt qua tầm kiểm soát nội bộ.
Tổng giám đốc một NH ở Hà Nội cũng cho hay chứng thư bảo lãnh được phát hành theo hình thức thế chấp tài sản lẫn tín chấp. Vì vậy, không ít cá nhân, tổ chức đang sở hữu chéo NH đề nghị tổng giám đốc, HĐQT các NH phát hành chứng thư bảo lãnh thanh toán để đầu tư sản xuất…, nhất là bảo lãnh thanh toán cho việc mua cổ phần. Khi đến hạn, NH phải thực hiện thanh toán, tức NH đã cho DN vay tiền. Nếu gặp khó khăn, DN không trả được nợ, số tiền NH cho họ vay trở thành nợ xấu.
Cần kiểm tra thông tin người ký 
Theo phó tổng giám đốc chuyên trách giám sát hoạt động của một NH lớn, chứng thư bảo lãnh chỉ có giá trị pháp lý khi người ký có đủ thẩm quyền về hạn mức bảo lãnh và được người đại diện pháp luật của NH (chủ tịch HĐQT hoặc tổng giám đốc) ủy quyền ký phát hành. Trường hợp chứng thư bảo lãnh do tổng giám đốc hay chủ tịch HĐQT ký nhưng có thể người ký không phải là đại diện hoặc được ủy quyền về mặt pháp luật thì chứng thư bảo lãnh đó cũng không có giá trị. Vì thế, bên thụ hưởng cần tìm hiểu, kiểm tra chính xác quyền hạn của người ký chứng thư bảo lãnh, nếu không sẽ gặp nhiều rắc rối khi yêu cầu NH thanh toán. 
Th.Thơ 

 

THY THƠ - TÔ HÀ 
Theo NLĐ

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia