Kỷ lục ngân hàng thay tướng

Chưa có thống kê cuối cùng, song chắc chắn chưa năm nào các ngân hàng Việt Nam thay tướng nhiều như 2012...

Bối cảnh chuyển giao năm nay không còn màu hồng như loạt bổ nhiệm, chiêu mộ như thời 2006 - 2007.
Loạt thay đổi tổng giám đốc trong năm 2012 không chỉ gắn với mỗi ngân hàng thương mại, mà còn phản ánh những thay đổi lớn trong hệ thống.
Ở mỗi mô hình khác nhau, vị trí, vai trò và sự ảnh hưởng của tổng giám đốc trong mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Dù thế nào họ đều là những người lãnh đạo quan trọng, thậm chí là linh hồn của ngân hàng đó.
18 quyết định trong năm
Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) mở đầu cho làn sóng thay tướng trong năm 2012, ngay từ ngày 1/1. Và đến thời điểm này, thống kê qua các thông tin công bố, đã có 18 quyết định như vậy trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
18 thành viên này gồm: Western Bank, Techcombank, ACB, Sacombank, Southern Bank, VPBank, Tienphong Bank, SCB, ABBank, Kienlong Bank, Baoviet Bank, Maritime Bank, OCB, LienVietPostBank, VietABank, VietCapital Bank, MDB và BIDV.
Phía sau con số 18 này là tần suất thay đổi khá dày tại một số thành viên. Một số trường hợp phải thay đổi từ 2 - 3 tổng giám đốc chỉ trong vài năm trở lại đây; có trường hợp người vừa bổ nhiệm chưa ấm chỗ đã lại chuyển.
Mỗi quyết định gắn với mỗi lý do khác nhau. Do thực hiện tái cơ cấu; do thay đổi nhiệm kỳ hoặc người tiền nhiệm đến tuổi nghỉ hưu; do thay đổi lớn về chủ sở hữu, từ hoạt động thâu tóm; do sự cố pháp lý; do các khó khăn nội tại…
Trong đó, có những thay đổi thu hút sự chú ý của công chúng, thậm chí là gây xôn xao trên thị trường. Như đầu năm là sự kiện ông Nguyễn Đức Vinh chia tay Techcombank. Hay ông Phan Huy Khang làm tổng giám đốc Sacombank, sau những thay đổi lớn về chủ sở hữu và cơ cấu quản trị. Hay ông Đỗ Minh Toàn làm tổng giám đốc ACB sau khi người tiền nhiệm gặp rủi ro pháp lý.
Chuyển giao trong gian khó
Dễ thấy trong loạt thay đổi năm 2012 vẫn gắn với nhiều gương mặt cũ. Ông Nguyễn Đức Vinh sau khi rời Techcombank đã trở lại làm tổng giám đốc VPBank. Ông Phan Huy Khang trước khi đến Sacombank là tổng giám đốc Southern Bank. Ông Nguyễn Hưng rời VPBank đến với TienPhong Bank. Hay những thay đổi vị trí điều hành cao nhất từ VietABank đến ABBank cũng vậy…
Nhưng, một nét mới đã nhen nhóm: thuê CEO người nước ngoài. Hướng thay đổi này gắn với Techcombank, Maritime Bank và MDB. Thành công hay không của hướng đi này vẫn còn ở phía trước.
Còn thay đổi rõ nét hơn trong đội ngũ lãnh đạo cao cấp tại các ngân hàng thương mại năm 2012 là xuất hiện nhiều gương mặt mới, một sự kế thừa của thế hệ trẻ - điều đã bắt đầu thể hiện trong năm 2011 như tại VIB, OceanBank.
Tại nhiều thành viên, tổng giám đốc hiện nay là thế hệ “7x”, trên dưới 40 tuổi - trẻ và ở độ chín của nghề. Họ chủ yếu là những hạt nhân của chính ngân hàng gây dựng nhiều năm qua, và nay là thời điểm chuyển giao.
Tổng giám đốc một ngân hàng đã nhiều tuổi từng chia sẻ rằng: “Mình làm tổng giám đốc đã quá lâu, có khi lại kìm hãm sự phát triển của tuổi trẻ. Cá nhân tôi với ngân hàng đến giờ không phải là quá quan trọng, bởi lúc này chúng tôi đã có nhiều gương mặt mới, tài năng và sẵn sàng thay thế”.
Phía sau những thay đổi đó là cơ hội cho những gương mặt mới, cho thế hệ trẻ thể hiện và khẳng định mình. Song, thử thách phía trước là rất lớn. Bởi bối cảnh chuyển giao năm nay không còn màu hồng như loạt bổ nhiệm, chiêu mộ như thời 2006 - 2007. Họ đang đối diện với thực tế được xem là khó khăn nhất trong nhiều năm qua, hơn cả năm khủng hoảng 2008.
Theo VnEconomy
Theo NLĐ

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia