Bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp cứng rắn

Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam: Việt Nam cần có hành động bắt giữ các tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền và đưa ra xét xử như Nhật Bản, Philippines đã áp dụng


Ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, nhận định việc giới chức Trung Quốc tuyên bố có thể ký thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam cho phép cảnh sát biển kiểm tra tàu bè trên biển Đông là hành động bất chấp luật pháp quốc tế, có ý đồ vô cùng thâm hiểm và Việt Nam cần có hành động đối phó cụ thể.
Gia tăng hành động ngang ngược
Ông Mưu phân tích ngay sau khi cho thành lập “cái gọi là TP Tam Sa”, giao cho tỉnh Hải Nam quản lý và có điều lệ cho tự vệ được quyền kiểm soát tất cả các tàu cá nước ngoài khai thác trên biển Đông là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. “Điều này cho thấy Trung Quốc không dừng lại mà đang gia tăng hành động ngang ngược” - ông Mưu nhận định.
Cũng theo ông Mưu, việc hàng chục tàu cá Trung Quốc ồ ạt vào khai thác sâu trong vùng biển cách đảo Cồn Cỏ 43 km thuộc chủ quyền Việt Nam rồi làm đứt cáp tàu địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tại đây là có chủ đích và nhằm “chiếm” vùng biển không thuộc chủ quyền.
Ngư dân đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi ra khơi bám biển, giữ chủ quyền. Ảnh: VĂN MỊNH
Phản ứng trước sự leo thang này, ông Mưu cho biết ngày 5-12, Hội Nghề cá Việt Nam đã ký văn bản phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo, phá hoại cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, gửi Bộ Ngoại giao và Bộ NN-PTNT. Ông Mưu cũng cho rằng trong thời gian qua, phía Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm phạm biển Đông với chủ ý tính toán lâu dài, như: ra lệnh cấm đánh bắt hải sản ở khu vực biển Đông, huy động tàu cá khai thác trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, in hình lưỡi bò lên hộ chiếu ngoại giao, thông qua điều lệ quản lý trị an biên phòng trên biển của tỉnh Hải Nam...
Tàu vi phạm chủ quyền, phải bắt giữ
Ông Mưu đề nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp hữu hiệu, cứng rắn, phản đối việc làm phi pháp trên của Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay. “Việt Nam đã có đủ lực lượng chức năng và tới đây có lực lượng kiểm ngư thì cần phải có hành động bắt giữ các tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền và đưa ra xét xử như Nhật Bản, Philippines đã áp dụng” - ông Mưu đề nghị.
TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, khẳng định lực lượng chức năng Việt Nam như biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư hoàn toàn có quyền bắt giữ, lập biên bản để tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để bắt họ đền bù. “Thậm chí, nếu sự việc trầm trọng thì có quyền đưa ra tòa án xét xử theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Không nên dừng ở việc tiến hành xua đuổi tàu cá Trung Quốc hay tuyên bố phản đối” - ông Trục đề nghị.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám khẳng định Cục Kiểm ngư sẽ được thành lập vào thời điểm Nghị định 102 có hiệu lực ngày 25-1-2013. Khi đó, kiểm ngư là cơ quan thi hành chức năng quản lý Nhà nước trên biển với các tổ, đội cơ động. Lực lượng kiểm ngư cũng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước khác có chức năng bảo vệ an ninh trật tự và chủ quyền lãnh thổ trên biển để giải quyết các vụ việc cụ thể. Kiểm ngư được trang bị phương tiện thông tin liên lạc chuyên dùng, phương tiện thiết bị đặc thù, công cụ cần thiết để tự vệ và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
PVN không e ngại sức ép nào
Trước phát biểu ngang ngược của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi yêu cầu Việt Nam ngừng đơn phương thăm dò dầu khí trên các vùng biển tranh chấp ở biển Đông cũng như không quấy nhiễu tàu cá Trung Quốc, ngày 6-12, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu khẳng định: “PVN vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý thuộc chủ quyền Việt Nam mà không e ngại bất kỳ một sức ép nào từ phía Trung Quốc”.

THẾ DŨNG
Theo NLĐ

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia