Tướng Mỹ 'hoan nghênh' TQ cấp vũ khí cho châu Phi

Trong khi quan chức Mỹ và phương Tây lo ngại việc Trung Quốc cung cấp vũ khí cho các nước “bất hảo” tại châu Phi, tướng Carter Ham lại cho rằng nên như vậy.
Thực tế, châu Phi là khu vực có thể cảm nhận rõ nhất sự cắt giảm viện trợ quân sự nước ngoài. Đây cũng là nơi tập trung 7 trong số 10 “nước thất bại” hàng đầu trên thế giới, gồm Somalia, Chad, Sudan, Zimbabwe, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi và Guinea. Mỹ coi những nước này là "nơi trú ẩn an toàn" cho các nhóm cực đoan và cướp biển.

Tuy nhiên, khi Mỹ giảm bớt vai trò “cảnh sát toàn cầu” thì mọi người nghĩ rằng Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống đó, ít ra là ở châu Phi, Tướng Carter Ham, Tư lệnh của Mỹ ở châu Phi bày tỏ. “Giống như Mỹ và nhiều nước khác, rõ ràng Trung Quốc đang cung cấp trang thiết bị cho quân đội các nước châu Phi", ông này nói.
Việc Trung Quốc bán  vũ khí cho châu Phi có thể giúp Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Quân đội Mỹ “hoan nghênh” Trung Quốc thúc đẩy vai trò là nước cung cấp vũ khí cho châu Phi bởi nó sẽ giúp sức cho các nỗ lực chống khủng bố.

"Như việc Trung Quốc cung cấp tàu hải giám cho lực lượng an ninh của Congo “rất hữu ích". Đây là điều Congo cần nhưng quân đội Mỹ lại không thể đáp ứng được", Tướng Ham chia sẻ.

Những quan ngại trước sự mở rộng ảnh hưởng của ba nhóm cực đoan tại châu Phi, gồm al-Qaeda ở vùng Maghreb Hồi giáo (AQIM), Boko Harem và Al-Shabab, đang gia tăng áp lực lên Mỹ và các đồng minh khu vực trong việc đối phó với hoạt động tuyển quân và thiết lập căn cứ đào tạo trên toàn châu Phi của các tổ chức này.

Tướng Ham cho rằng trong bối cảnh nguồn lực của Mỹ suy giảm thì sự tham gia của Trung Quốc đáng được khuyến khích. "Tôi không coi đó là sự đua tranh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc."

Nhiều nước châu Phi đang dùng máy bay Trung Quốc và tuần tra vùng duyên hải bằng tàu của Trung Quốc. Không nên xem đây là cuộc chạy đua vũ trang mà nên nhìn nhận là "các nước châu Phi quyết định lựa chọn một cách phù hợp nhất nguồn cung cấp quân nhu, trang thiết bị mà họ cần".

"Là một người Mỹ, tôi thích họ chỉ dùng đồ của Mỹ? Chắc chắn điều đó giúp Mỹ can dự vào khu vực này dễ dàng hơn. Nhưng châu Phi sẽ có quyết định tốt nhất cho mình“.

Trong lúc lực lượng không quân NATO vẫn đang ráo riết truy tìm Gaddafi, các quan chức của Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Phi (AFRICOM) lo ngại kho vũ khí mà chính quyền Gaddafi bỏ lại sẽ rơi vào tay các nhóm khủng bố.
Mối quan tâm lớn nhất là kho vũ khí tên lửa vác vai của chính quyền Gaddafi. Bộ Ngoại giao Mỹ, AFRICOM và các đồng minh khu vực đang hợp tác để ngăn chặn các hệ thống phòng không di động này rơi vào tay bọn khủng bố.
Một mối quan tâm khác là số vũ khí thông thường và vật liệu nổ (có thể được sử dụng để chế tạo bom). Theo ông Ham, "nếu không được kiểm soát, số vũ khí này sẽ rơi vào tay của AQIM, Boko Harem và Al-Shabab." Cuối cùng, các hóa chất cũng cần được lưu ý vì có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hóa học.        
Việt Thành (theo Nationaldefense)
ĐVO

Tags: , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia