Lần theo hành trình huyền thoại: Thà chết để bảo mật

Suốt 14 năm bị giam giữ qua nhiều nhà tù và chịu đựng đủ kiểu tra tấn dã man của địch, ông và đồng đội vẫn không hé răng về con đường huyền thoại trên biển


Ông Huỳnh Ba và vợ trong căn nhà tình nghĩa do Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng
Ông Huỳnh Ba, nhân chứng cuối cùng trên chuyến tàu không số nhổ neo rời bến sông Gianh - Quảng Bình vào khoảng cuối năm 1961, nay đã bước qua tuổi 86. Dù già yếu nhưng hồi ức về hành trình gian nan trên chuyến tàu năm ấy và những tháng ngày ròng rã trong lao tù vẫn luôn hiện hữu trong ông.
Thất bại nhớ đời
Ngồi trong căn nhà do Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Ba chậm rãi đọc 35 năm huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, cuốn sách gối đầu nằm của mình. Ông vẫn thường đọc cuốn sách này để ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ của mình, nhất là chuyến đi trên chiếc tàu gỗ không số duy nhất trong đời cùng 5 đồng đội. Chuyến đi đó bất thành và tàu không thể cập bến như dự định.
Khoảng tháng 3-1958, khi còn là giao liên tuyến Đà Nẵng - Nha Trang - Buôn Ma Thuột, ông Ba được Ban Thống nhất Trung ương điều ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Ông cùng 5 đồng đội: Nguyễn Bất, Nguyễn Sanh, Nguyễn Lữ, Huỳnh Sơn và Trần Mức được giao vào Quảng Bình thực hiện chuyến đi trên chiếc tàu không số đầu tiên. Tàu này chở 5 tấn vũ khí, 0,5 tấn vải, 0,5 tấn ni lông đi mưa và một lô thuốc chống sốt rét, dự định cập bến Hố Chuối tại chân đèo Hải Vân để chi viện cho Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng.
Người được giao đón chuyến tàu là ông Nguyễn Chơn, Trưởng Ban Quân sự Quảng Nam (sau này là thượng tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, được phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 1970). Năm 1994, chính tướng Nguyễn Chơn đã tìm gặp ông Huỳnh Ba và xác nhận đây là nhân chứng cuối cùng trên chuyến tàu không số đầu tiên mà ông nhận lệnh đón nhưng bất thành.
nhân gió mùa Đông Bắc tràn về, chiếc tàu không số nhận lệnh xuất phát. Chiều hôm ấy, trên cửa biển sông Gianh, 6 chiến sĩ trên tàu đã có buổi chia tay lặng lẽ với các cán bộ Tiểu đoàn 603. Ông Huỳnh Ba bồi hồi: “Chiều sông Gianh, gió thốc vào người lạnh tê tái, anh em chúng tôi uống chén rượu cho ấm lòng trước lúc chia tay. Không ai bảo ai, chúng tôi nắm chặt tay xúc động trước nhiệm vụ thiêng liêng. Đúng 18 giờ, tàu xuất phát rời bến sông Gianh trong sóng to, gió lớn”.
Đêm đầu tiên, tàu chạy thẳng ra hải phận quốc tế với dự định sau đó sẽ vòng sát vào chân đèo Hải Vân. Hôm sau, bất ngờ gió giật mạnh, biển động và mưa lớn khiến con tàu gỗ tròng trành chực lật ngã. “Tàu cứ chao đảo, anh em bị mưa gió táp vào mặt lạnh buốt nhưng ai cũng cố sức chống đỡ với niềm tin nó sẽ cập bến an toàn”. Đến 12 giờ, một trận gió giật mạnh khiến một tay lái bị gãy. Với tay lái còn lại, ông Ba cùng đồng đội tiếp tục chèo chống.
Con tàu cứ thế trôi về phía Nam, đến ngày thứ ba thì dạt vào đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi. Các thành viên trên tàu định quay ra thì gió lại giật khiến cánh tay lái còn lại gãy nốt. “Chúng tôi vẫn cố giữ tinh thần và quyết cùng nhau chống chọi với gió bão để vào đến bờ. Nhiều lúc đã đuối sức nhưng nghĩ tới lời thề trước lúc ra đi, chúng tôi lại kiên trì đánh vật với con tàu để vượt qua sóng gió” - ông Ba xúc động.
Đến hôm thứ tư, sóng gió dịu dần, mọi người trên tàu thở phào nhẹ nhõm. Thế nhưng, họ lại gặp phải tàu địch đang tuần tiễu trên biển. Biết không thể thoát khỏi tàu địch, theo kế hoạch đã tính trước, thuyền trưởng Nguyễn Bất quyết định thả tất cả vũ khí và hàng hóa xuống biển để phi tang trong sự tiếc nuối. Chiều hôm ấy, cả 6 chiến sĩ đều bị địch bắt.
Bất khuất trong lao tù
Dù các chiến sĩ đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ đề phòng khi bị bắt thì khai là tàu đánh cá trôi dạt nhưng địch vẫn không tin. Chúng bắt giam cả 6 người. “Những năm tháng sau đó không thể nào phai nhòa trong ký ức của tôi. 14 năm bị đày đọa ở các nhà lao lớn, nhỏ bằng những hình thức tra tấn dã man nhưng tôi và đồng đội vẫn quyết tâm không hé răng về con đường trên biển”- ông Huỳnh Ba cho biết.
Trải qua hết nhà lao ở Lý Sơn, Đà Nẵng, rồi vào Nha Cảnh sát ở Sài Gòn đến nhà tù Chí Hòa, Gia Định…, dù sử dụng nhiều thủ đoạn, địch vẫn không làm lung lay ý chí của những người tham gia mở con đường huyền thoại. Nhắc lại những đòn tra tấn ghê rợn của địch, như cho uống nước xà phòng rồi xốc lên xuống liên tục, dùng dây siết cổ treo lơ lửng trên sàn, gí điện…, đôi mắt ông Ba lại đỏ ngầu căm phẫn tội ác của chúng và xót thương đồng đội. “Cuối cùng, địch đày chúng tôi ra nhà tù Côn Đảo. Ở một chuồng cọp tại khu B, chúng tiếp tục tra tấn chúng tôi đến chết đi, sống lại nhiều lần nhưng không ai hé răng nửa lời, thà chết để bảo vệ con đường bí mật. Cuối cùng, 5 đồng đội của tôi đã lần lượt hy sinh”- ông Ba đau đớn.
Đến tháng 7-1974, khi biết không thể khuất phục được người thủy quân gan dạ này, địch đành thả ông Huỳnh Ba. “Bọn chúng chở tôi đến vứt ở bến xe, không tiền bạc, không giấy tờ tùy thân và sức khỏe đã kiệt quệ” – ông Ba nhớ lại. Ông Ba cố tìm cách liên lạc với cách mạng và sau đó không lâu, ông được đưa về Đà Nẵng, tiếp tục tham gia chiến đấu đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.
Phút hội ngộ ngỡ ngàng
Khi vào quân ngũ, ông Huỳnh Ba đã có 2 con gái. Sau mười mấy năm tù đày, ông trở lại quê hương, bước lên chuyến xe lam tuyến Đà Nẵng – Nam Ô. Ông không thể ngờ trên chuyến xe đó, con gái lớn của ông là chị Huỳnh Thị Hòa cũng đi cùng. “Khi tôi đi, Hòa chỉ 3 tuổi, em nó sinh ra chưa đầy một tháng nên tôi không thể nhận ra, dù cha con ngồi cạnh nhau” - ông Ba cho biết.
“Khi xe về đến nhà, tôi gặp một người quen cũ. Thấy tôi và Hòa bước xuống xe mà không nhận biết nhau, bà ấy liền la toáng lên: “Ông Ba ơi, con gái ông đó!”. Sau giây phút ngỡ ngàng, cha con chúng tôi ôm chặt nhau mừng mừng, tủi tủi” – ông Ba xúc động.
Kỳ tới: Nặng tình với đất mẹ
Bài và ảnh: Bích Vân
NLD

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia