“Chết dở” với số liệu thống kê từ doanh nghiệp

Nhiều khả năng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ “lỗi hẹn” với Chính phủ về việc trình đề án nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, dự kiến là vào tháng 11 năm nay. Bởi, dù bản dự thảo đã hoàn thành, nhưng số liệu thống kê lại có phần chưa... chắc chắn.

“Nhưng không chỉ số liệu về doanh nghiệp nhà nước đâu, mà các lĩnh vực khác cũng vậy, đều “nhảy múa, hát ca” hết”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Lê Xuân Bá ví von như vậy tại buổi họp lấy ý kiến các bộ, ngành cho đề án này.

Bởi vì, theo người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án, nếu tình hình các doanh nghiệp nhà nước đúng như số liệu của Tổng cục Thống kê thì “quá tốt, chẳng cần phải cải cách gì nữa”.

Tại phần đánh giá những mặt được, bản dự thảo đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận: “Hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động của doanh nghiệp nhà nước đã từng bước được cải thiện”.

Những con số chứng minh rành rọt cho luận điểm trên được phân tích từ số liệu của Tổng cục Thống kê. Cụ thể là số lượng doanh nghiệp thua lỗ giảm, kể cả trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tăng đáng kể sau 10 năm sắp xếp; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn gấp 1,35 lần toàn bộ khối doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước cao gấp khoảng 1,3 lần, giai đoạn 2007-2009; năng suất lao động tính trên doanh thu gấp từ 1,5-1,7 lần doanh nghiệp FDI…

Ngược lại, cũng chính bản đề án nhìn nhận, khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước; chi phí vốn để tạo ra doanh thu cao hơn trung bình toàn hệ thống doanh nghiệp; số lỗ cao gấp nhiều lần doanh nghiệp tư nhân; vai trò dẫn dắt trong các lĩnh vực công nghệ cao mờ nhạt; tạo việc làm thấp; năng lực cạnh tranh nhỏ bé…

Về chuyện số liệu thì “khá”, nhưng nhận xét lại gay gắt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung nói: “Tôi đọc số liệu thấy ngờ ngợ, chưa ổn lắm!”.

Dẫn chứng loạt số liệu đáng chú ý khác, ông lưu ý rằng, sau 20 năm có Luật Doanh nghiệp, tính đến nay 73,6% số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập vẫn còn hoạt động, nhưng tình hình dường như tệ hơn trong 9 tháng đầu năm nay.

Những ý kiến đồng quan điểm với ông Trung cho rằng, một bản kế hoạch về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước có thể coi là một “tuyên ngôn” cải cách kinh tế của Chính phủ, nên không có chuyện làm cho có. Và, điều hành của Chính phủ nếu được căn cứ trên các con số chưa chuẩn xác thì sẽ như thế nào?

Cho nên, nhiều vị khi tham gia ý kiến với ban soạn thảo lưu ý rằng, số liệu của Tổng cục Thống kê là tổng hợp từ báo cáo của doanh nghiệp gửi lên, tính chính xác của con số chưa được đảm bảo, nên không dùng được cho bản đề án sẽ là cơ sở để Thủ tướng Chính phủ điều hành.

Chuyện doanh nghiệp tùy theo cơ quan nhận báo cáo mà đưa số liệu cũng được đại diện Ban Đổi mới doanh nghiệp của Bộ Xây dựng nhắc lại như một dẫn chứng cho số liệu thống kê từ doanh nghiệp hiện nay, được xem là có ít giá trị phân tích.

“Ngay cả Bộ Xây dựng lấy số liệu từ doanh nghiệp mình quản lý để phục vụ công việc của Bộ cũng đã khó…”, vị này cho biết.

Đại diện đến từ Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) chia sẻ khó khăn, rằng ngay cả cơ quan này cũng không dễ tiếp cận thông tin tài chính của doanh nghiệp. “Mỗi năm, chúng tôi đều có yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty báo cáo một lần, nhưng cứ như đi xin”, ông cho hay.

Giải thích về những con số cho thấy hiệu quả doanh nghiệp nhà nước “đột ngột” tốt hơn nhìn nhận lâu nay của xã hội, Phó viện trưởng CIEM Trần Xuân Lịch cho biết, toàn bộ số liệu về khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện nay không có nguồn nào đảm bảo hoàn toàn chính xác, nên “cực chẳng đã” phải sử dụng của Tổng cục Thống kê.

Ban soạn thảo cũng biết rằng, doanh nghiệp tư nhân có tình trạng khai thấp lợi nhuận để trốn thuế; khu vực FDI thì có hiện tượng chuyển giá làm giảm hiệu quả kinh doanh, trong khi doanh nghiệp nhà nước thì không ít trường hợp “thổi phồng” thành tích.

Cũng có những số liệu chính xác hơn, nhưng, tiếp cận được lại chẳng dễ. Chuyện “nói thêm” ở buổi họp rằng, một tập đoàn về năng lượng nọ, mỗi lần họp, khi phát tài liệu đều đóng dấu mật, hết giờ là thu về, nên có ghi chép gì thì cũng chỉ là tham khảo, không thể sử dụng được.

“Báo cáo trên nền tảng thông tin không chính xác là “chết”, phải có thêm thời gian kiểm chứng lại số liệu…”,  đại diện Bộ Tư pháp tham gia ý kiến. Số liệu của kiểm toán, của thanh tra, của Quốc hội… được ông đề nghị tham khảo thêm. Tuy thế, cũng có ý kiến cho rằng kể cả trường hợp này vẫn còn là khó khăn.

Đại diện của Ủy ban Chứng khoán cho biết, ngay cả với thị trường chứng khoán, thông tin vốn được cho là minh bạch và đều qua kiểm toán, nhưng khi có vụ việc vỡ lở, thậm chí kết quả kiểm toán cũng không đúng với thực tế. Hơn nữa, số liệu kiểm toán, hay thanh tra chỉ có tính chất vụ việc, không thể đại diện cho toàn bộ doanh nghiệp nhà nước.

Trước mắt, như một giải pháp tạm thời cho chuyện “chết dở” vì số liệu thống kê, cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CIEM, và đại diện các bộ, ngành đều thống nhất xin lùi lại thời gian trình đề án nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước đến quý 2 năm tới. 

VnEconomy

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia