Việt Nam tham vấn đối tác về tình hình kinh tế vĩ mô

Hội nghị tham vấn đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam - Ảnh Chinhphu.vn
 
Các chuyên gia, các nhà tài trợ cho rằng các quyết sách đề ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ  đã thực sự phát huy hiệu quả mạnh mẽ, giúp Việt Nam ngày càng đạt được những kết quả tích cực về phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới.

Hôm nay (6/9), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị tham vấn đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị. 

Những ý kiến thẳng thắn, xây dựng

Tại Hội nghị, c
ác chuyên gia, các nhà tài trợ đánh giá rất cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong đối phó với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát. Đặc biệt, cho rằng các quyết sách đề ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội đã thực sự phát huy hiệu quả mạnh mẽ, giúp Việt Nam ngày càng đạt được những kết quả tích cực về phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới do tác động của khủng hoảng và suy thoái.
Việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11 sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu kép là duy trì, cân bằng được mục tiêu phát triển, tốc độ tăng trưởng hợp lý và đảm bảo được các vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nói.

Bà Victoria Kwakwa cho rằng những kết quả mà Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội như tốc độ tăng trưởng đạt khá (5,4% trong Quý I, 5,7% trong Quý II), xuất khẩu tăng mạnh, tỷ giá hối đoái ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng; công tác an sinh xã hội đạt được những kết quả tích cực… sẽ là tiền đề để Việt Nam tiếp tục phát triển và đạt tăng trưởng cao hơn trong năm 2012 và những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, bà Victoria Kwakwa cũng cho rằng, lạm phát ở mức cao; sức ép mới lên tỷ giá hối đoái; lãi suất cho vay còn cao; mối quan ngại về “sức khỏe” của các ngân hàng… là những vấn đề mà Việt Nam cần phải xem xét, để có các giải pháp hiệu quả.

Đề xuất Việt Nam cần kiên trì các mục tiêu của Nghị quyết 11, bà Victoria Kwakwa cho rằng, sẽ giúp Việt Nam tránh các yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

Đưa ra những dự báo về tình hình kinh tế thế giới, ông Benedict Bingham, Đại diện Thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào, nhấn mạnh hậu quả của suy thoái kinh tế thế giới, vấn đề nợ công… sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới các nền kinh tế trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh chung như vậy, ông Benedict Bingham khuyến nghị, trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững; đảm bảo tính bền vững của nợ công, tránh nợ xấu; tính ổn định của tiền đồng...

Việc tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ đóng góp tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô; cân bằng các cán cân kinh tế… mà còn tạo cơ hội cho đầu tư, tăng trưởng và tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ; về sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. 

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Tomoyuki Kimura khuyến nghị Việt Nam cần quản lý hiệu quả hơn vấn đề về đầu tư công bởi đây là một trong những lĩnh vực rất dễ gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ mô; cùng với đó là phải đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước để tăng cường tính hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Đại sứ Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… đề xuất, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phát triển nông nghiệp, đưa tín dụng vào phát triển nông nghiệp; coi nông nghiệp một trong những thế mạnh của nền kinh tế trong quá trình phát triển. Đi liền với đó là tăng cường hơn nữa nguồn lực đầu tư cho ngành công nghiệp; tháo gỡ những có khăn cho các doanh nghiệp, duy trì và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam mong muốn sự hợp tác, hỗ trợ hơn nữa

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiến, đóng góp của các chuyên gia, các nhà tài trợ, các vị Đại sứ…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, các ý kiến rất thẳng thắn, xây dựng, đã chỉ ra những tồn tại của nền kinh tế như kinh tế vĩ mô chưa được giải quyết từ nguyên nhân căn bản, còn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn…đồng thời còn đưa ra những khuyến nghị như tiếp tục thực hiện sâu rộng và hiệu quả Nghị quyết 11; việc giải quyết vấn đề kinh tế vĩ mô không chỉ bằng các giải pháp trước mắt mà phải có các giải pháp mang tính chất lâu dài, trong đó có tái cấu trúc nền kinh tế, quan tâm tới an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý tốt nợ công…

Ghi nhận các ý kiến, Người đứng đầu Chính phủ cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện Nghị quyết 11, trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Hiện, lạm phát của Việt Nam đang có xu hướng giảm và sẽ kiềm chế trong năm 2011 ở mức 18% và năm 2012 sẽ đưa lạm phát xuống còn 1 con số; tăng trưởng GDP năm 2011 sẽ ở mức khoảng 6%.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết thêm, các giải pháp đề ra trong năm 2011 là đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán ở mức tăng dưới 15%; kiểm soát tỷ giá và giữ được ổn định về tỷ giá; lãi suất sẽ điều hành theo hướng lãi suất giảm đi liền với giảm lạm phát.

Việt Nam thấy rõ những mặt đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và sẽ quyết tâm bằng nội lực, phát huy sức mạnh của của cả hệ thống chính trị và toàn dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác nhiều hơn nữa của các chuyên gia, các nhà tài trợ, cộng đồng quốc tế…, nhất là trong tư vấn về chính sách, hỗ trợ nguồn lực để Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong năm 2011 và các năm tiếp theo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.

(theo Chinhphu.vn)

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia