Trường quốc tế: Thật giả lẫn lộn

Gọi là "trường quốc tế” nhưng không ít nơi là cảnh tượng chật hẹp, trần thấp, hành lang rộng chưa đầy 1 m

Báo Người Lao Động ngày 9-9 đã có bài viết “Không mặn mà trường quốc tế”, phản ánh việc đang có xu hướng nhiều học sinh ở các trường có tên gọi gắn thêm hai chữ “quốc tế” xin  chuyển về học trường công lập. Mở rộng vấn đề, chúng tôi ghi nhận thêm nhiều điều về loại trường này.
Quốc tế chỉ ở cái tên?
Ở Trường THPT Dân lập Quốc tế trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhận - TPHCM, chương trình học của học sinh về cơ bản không khác gì các trường phổ thông bình thường khác. Học sinh ở đây học chương trình của Bộ GD-ĐT và học chương trình tiếng Anh tăng cường. trường có tổ chức dạy các môn tự nhiên theo chương trình nước ngoài nhưng chỉ dừng lại ở mức giới thiệu.
Những trường mang danh “quốc tế” hay có chương trình học na ná Trường THPT Dân lập Quốc tế không phải là ít và đang phát triển nhanh về số lượng. Điểm giống nhau của loại trường này là có phòng học máy lạnh, lớp học chỉ khoảng 20-25 học sinh, phương pháp giảng dạy nhẹ nhàng, luyện nhiều tiếng Anh, học sinh đi dã ngoại nhiều. So với trường công lập, hình thức hoạt động của loại trường này “nổi” hơn nên một thời thu hút được những phụ huynh có điều kiện tài chính. Tuy nhiên, xét về tính quốc tế cho đúng nghĩa thì phải xem lại.
Một tiết thảo luận nhóm của học sinh Trường Tiểu học Lương Định Của - TPHCM, một trong những
 trường có tiếp nhận học sinh các trường “quốc tế” chuyển về học. Ảnh: TẤN THẠNH
Ban Văn hóa Xã hội HĐND TPHCM trong một lần làm việc với Sở GD-ĐT TP đã đề nghị lãnh đạo Sở GD-ĐT phải làm rõ tính chất quốc tế của các trường hiện nay. Trong lần làm việc đó, ông Nguyễn Văn Minh, Phó trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP, nói rằng nhiều trường dùng chữ “quốc tế” chỉ để chiêu dụ phụ huynh.
Đó là chưa kể cơ sở vật chất của một vài trường chẳng “quốc tế” tí nào. Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP từng khảo sát cơ sở của một trường dạng này và ghi nhận: ngoài lớp học khoảng 20 học sinh có gắn máy lạnh, tranh ảnh sinh động nhưng  bên ngoài là không gian chật hẹp, hành lang rộng chưa đầy 1 m. Sự xuất hiện dễ dãi ngày càng nhiều các trường mang danh “quốc tế” khiến không ít phụ huynh nhầm lẫn.
Trường quốc tế thật không nhiều
Hiện ở TPHCM còn có một dạng trường quốc tế hoàn toàn sử dụng chương trình của nước ngoài như chương trình của Mỹ (tại Trường THPT Dân lập Quốc tế APU, Trường Quốc tế Nam Sài Gòn…), chương trình của Anh (tại Trường Quốc tế TPHCM, Trường Quốc tế dạy bằng tiếng Anh…) hay chương trình của Úc, Singapore…
Chương trình học của học sinh Trường THPT Dân lập Quốc tế trên đường Nguyễn Trọng Tuyển,
quận Phú Nhuận - TPHCM về cơ bản không khác gì các trường phổ thông bình thường khác Ảnh: TẤN THẠNH
Thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM cho biết dạng này hiện có khoảng 34 trường. Các trường quốc tế này thường có khoảng 16 đến 20 học sinh/lớp; thời khóa biểu được cấu trúc và sắp xếp khoa học giúp học sinh cân bằng  giữa học và vui chơi, giữa việc tiếp thu lý thuyết với thực hành. Mức học phí vì vậy cũng cao. Ví dụ tại Trường Quốc tế dạy bằng tiếng Anh, học phí khoảng 15.000 USD/năm. Phụ huynh cho con học ở những trường này có mục tiêu chuẩn bị cho con du học bậc ĐH vì học sinh tốt nghiệp có bằng cấp được công nhận ở nước ngoài và đủ khả năng vào thẳng ĐH mà không phải qua khóa dự bị.
Nếu học ở các trường đúng nghĩa là quốc tế thì rất nhiều lợi thế như đã nêu ở trên, song chẳng may nếu đang học giữa chừng mà gia đình đột ngột mất nguồn tài chính thì việc chuyển tiếp về trường công lập sẽ rất khó khăn. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, học sinh ở trường quốc tế không học chương trình của Bộ GD-ĐT (ví dụ như không học lịch sử, địa lý…) nên rất khó chuyển về học tiếp ở các trường dạy chương trình Việt Nam.
Ngành giáo dục phải sớm can thiệp nếu không sẽ đi đến hỗn loạn, thật giả không phân biệt được. Phải kiểm tra toàn diện chuyên môn, xem chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất có tương xứng với mức học phí thu vào? Thả nổi quản lý trường quốc tế là không được.
TS Mai Ngọc Luông (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục TPHCM)
Sẽ tăng cường kiểm tra
Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học - Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết sở quản lý các trường quốc tế, trường dạy chương trình của Bộ GD-ĐT, thì sở chỉ quản lý khối THPT còn THCS và tiểu học do các phòng GD-ĐT thì quận, huyện quản lý. Những trường dạy chương trình của Bộ GD-ĐT đều phải tuân thủ chương trình do Bộ GD-ĐT quy định.
Thời gian qua, nhiều giáo viên trường công lập và dư luận phàn nàn về chất lượng học sinh các trường mang danh “quốc tế”. Để bảo đảm  quyền lợi cho  học sinh học ở trường ngoài công lập, đặc biệt là loại trường “quốc tế”, Sở GD-ĐT yêu cầu các phòng GD-ĐT tăng cường quản lý, thường xuyên kiểm tra để bảo đảm các trường thực hiện đúng chương trình một cách có chất lượng.
HUY LÂN
Theo NLĐ

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia