"Petrolilmex không làm được, Bộ sẽ lập TCT khác!"

Để tạo sự minh bạch cho thị trường, theo nhiều chuyên gia việc tách Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thành hai đơn vị độc lập là một giải pháp khả thi. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn xăng dầu trên thị trường lại là một vấn đề nan giải khi mà Tập đoàn này đang sở hữu một thị phần khá lớn trên thị trường (đến 60%).
>>“Doanh nghiệp đừng có dọa Nhà nước”: Bộ trưởng Vương Đình Huệ, cảm ơn ông! 


 

Bộ Công Thương dọa vỡ hệ thống xăng dầu

Tuần qua, thị trường xăng dầu dường như đã nóng lên hơn bao giờ hết khi Bộ Tài chính chủ trì một hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" hôm 20/9.


Tại đây, khá nhiều vấn đề nóng bỏng liên quan đến xăng dầu đã được các chuyên gia đưa ra mổ xẻ, cùng với đó là những dự báo “đanh thép” về khả năng vỡ hệ thống xăng dầu, khi cơ chế điều hành chưa thể chạy theo đúng nghĩa thị trường mà Nghị định 84 về cơ chế quản lý xăng dầu theo thị trường đã quy định.
 Ảnh minh họa
 Ông Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Công Thương. ảnh: MH
Theo ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cách điều hành giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam thời gian qua mang tính nửa vời và chẳng giống ai, không hẳn là bao cấp cũng chẳng phải thị trường. Theo ông Tú, mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ Bộ Tài chính không xác định rõ mục tiêu là đảm bảo an ninh năng lượng hay bao cấp cho dân.


Ông Tú cho biết, chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu điều hành xăng dầu là gì? Đảm bảo an ninh năng lượng, chống lạm phát hay bao cấp cho dân? Vì nếu không làm được điều đó thì suốt “Chúng ta đang điều hành xăng dầu theo kiểu “bịt mắt bắt dê”, cứ làm chứ không rõ mục tiêu của mình là gì, giảm thì thích nhưng tăng lại không dám. Dùng tay chân thay cho cái đầu để điều hành, vì vậy mà bị dân thì coi như tội đồ... Đặc biệt, dân chửi cũng cố mà nghe, anh em họ hàng nhà tôi chửi, cũng phải chịu", ông Tú bức xúc.


Với vấn đề trên theo ông Tú, nếu thị trường xăng dầu vẫn điều hành theo kiểu giật cục như hiện nay thì sẽ gây ra sự nhầm tưởng rằng kinh doanh xăng dầu lời lắm, nên điều hành thế này cũng hời lắm. Cùng với đó là những suy nghĩ về một nguồn cung bất tận, thích thì cứ điều hành giật cục, lúc nào cũng có xăng. Doanh nghiệp thì đang gánh lỗ rất lớn.


“Nếu tiếp tục điều hành thế này, giá không đưa theo thị trường, không giải quyết các khoản lỗ cho doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến các nguy cơ vỡ hệ thống, đứt nguồn cung và chỉ còn nước lã để chạy”, ông Tú cảnh báo.


Cùng quan điểm với ông Tú, ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cũng cho rằng, cách điều hành xăng dầu trong nước vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Những lúc thị trường đang lãi thì Nhà nước lại không đưa ra chính sách giảm giá, trong lúc các doanh nghiệp xăng dầu lỗ thì Bộ Tài chính lại có quyết định giảm 500 đồng/lít xăng như trường hợp xảy ra ngày 26/8.


“Việc giảm này không đúng cả với Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu mà Chính phủ đã ban hành. Nếu điều hành như thế có thể dẫn tới nguy cơ vỡ toàn bộ hệ thống phân phối xăng dầu do Bộ Công Thương quản lý”, ông An trần tình.


Có thể giải tán doanh nghiệp quá lỗ

Trước vấn đề nêu trên của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới.


Tuy nhiên, giá xăng dầu trên thế giới là yếu tố nhạy cảm, biến động hàng giờ dưới những tác động của rất nhiều yếu tố về kinh tế - chính trị và xã hội. Mỗi một sự tăng, giảm của giá xăng dầu đều có tác động trực tiếp tới giá cả của hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trong nền kinh tế và điều đó sẽ ảnh hưởng ngay tới lợi ích của các đối tượng.


Ông Huệ cho biết, theo số liệu cập nhật từ Hải quan, tại thời điểm giảm giá xăng dầu, Petrolimex đã lãi tới 780 đồng mỗi lít xăng, sau khi đã tính đủ các chi phí và cả 300 đồng lợi nhuận định mức mà Chính phủ cho phép. Đặc biệt, trước khi giảm giá ông Huệ đã hỏi Chủ tịch Hội đồng thành vien của Petrolimex: "Có giảm giá được hay không?" và câu trả lời nhận được là có. "Tôi ra quyết định giảm giá là có cơ sở và tôi chịu trách nhiệm cá nhân về vấn đề này", ông Huệ nói.


"Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước", ông Huệ nói.


Năm 2008, Nhà nước đã trích trên 4.600 tỷ đồng để bù lỗ cho doanh nghiệp. Theo Bộ trưởng Huệ, sự hy sinh của Nhà nước chẳng ai đề cập tới, trong khi doanh nghiệp chỉ biết kêu lỗ mà không biết chia sẻ với người tiêu dùng.


Theo nhận định của ông Huệ, nguyên nhân khiến thị trường xăng dầu của Việt Nam không hoạt động cạnh tranh được như thị trường viễn thông di động là vì Petrolimex chiếm tới 60% thị phần và PV Oil chiếm đến 30% thị phần cả nước.


Còn liên quan đến vỡ hệ thống xăng dầu, ông Huệ cũng khẳng định rằng: “Bảo đảm nguồn cung, bình ổn, hoạt động kinh doanh... trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương. Việc vỡ hay không vỡ hệ thống không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Hiện nay, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đã vận hành 100% công suất là nguồn dự trữ cho thị trường nội địa. Vì vậy nếu doanh nghiệp nào bảo bỏ, thì chúng tôi đồng ý ngay”.


Mặc dù thị trường đang còn  quá nhiều vấn đề bất cập, và những giải pháp Bộ trưởng Bộ Tài chính đưa ra cũng khá quyết liệt song theo các chuyên gia, việc giải thể Petrolimex nghe có vẻ là một giải pháp khả thi, nhưng việc đảm bảo nguồn xăng dầu trên thị trường lại là một vấn đề nan giải khi mà Tập đoàn này đang sở hữu một thị phần khá lớn trên thị trường (60%).


Một giải pháp đã được đưa ra khi Petrolimex giải tán là có thể tách Petrolimex làm hai tổng công ty. Với giải pháp này, thị trường xăng dầu sẽ có ba công ty có thị phần tương đương nhau. Petrolimex 1, Petrolimex 2, và PV Oil đều chiếm lĩnh 30% thị phần.


Mặc dù đây là giải pháp này đã được các nước trên thế giới áp dụng khá hiệu quả đối với trường hợp độc quyền, nhưng tại Việt Nam để làm được điều này theo các chuyên gia vẫn còn nhiều khó khăn và cần rất nhiều thời gian để đưa ra quyết định.

Minh Hường

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia