Liên kết để phát triển du lịch

Nếu muốn phát triển về du lịch, các địa phương ở ĐBSCL phải tập trung phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và tăng cường liên kết trong hoạt động quảng bá

Trong khuôn khổ hoạt động của Hội chợ Du lịch Quốc tế (ITE) 2011, ngày 13-9 tại TPHCM, đã diễn ra hội thảo xúc tiến đầu tư hạ tầng du lịch ĐBSCL.
Hạ tầng, cơ sở vật chất còn kém
Ông Nguyễn Phong Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL, cho biết ĐBSCL là khu vực có tiềm năng rất lớn về du lịch, độc đáo và có sự khác biệt so với các vùng - miền của các nước. Theo ông Quang, trong 10 năm qua (2000-2010), khách du lịch đến ĐBSCL tăng bình quân 11%/năm, khách quốc tế tăng hơn 16%/năm, doanh thu du lịch tăng hơn 23%/năm.
Tuy nhiên, ông Phạm Thành Tươi, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho rằng tốc độ tăng trưởng về lượng khách và thu nhập du lịch vẫn chưa tương xứng với lợi thế của vùng. “Hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch chưa bảo đảm, việc liên kết hợp tác giữa các địa phương và doanh nghiệp trong vùng còn nhiều bất cập” – ông Tươi nói.
Với đặc điểm chung là miệt vườn, sông nước, các địa phương ở
ĐBSCL  dễ bị trùng lắp trong việc phát triển du lịch. Ảnh: NGỌC TRINH
Nhiều đại biểu cũng cho rằng du lịch ĐBSCL chưa thể bật lên được bởi hạ tầng, cơ sở vật chất cho loại hình này còn quá kém. Chẳng hạn, tỉnh Đồng Tháp có nhiều địa điểm nổi tiếng thu hút sự quan tâm của du khách như Vườn Quốc gia Tràm Chim, ngôi nhà cổ “người tình”, làng hoa kiểng Sa Đéc, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng … “Quãng đường từ TPHCM đến các địa danh này không xa nhưng lại khó đi bởi hạ tầng du lịch kém; sản phẩm du lịch có nhưng chất lượng dịch vụ không đạt” – đại diện một doanh nghiệp khai thác du lịch ở Đồng Tháp nói.
Ông Lê Minh Hoàng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, cho rằng khó khăn nhất để phát triển du lịch các địa phương hiện nay là xây dựng sản phẩm đặc trưng của từng vùng. “ĐBSCL nơi nào cũng là miệt vườn sông nước, có lễ hội, món ăn đặc trưng… Liệu việc phát triển du lịch vùng có trùng lắp, chồng chéo lẫn nhau bởi không có “đặc sản” của từng địa phương?” – ông Hoàng băn khoăn.
Tháo gỡ 4 nút thắt
Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho rằng muốn ĐBSCL phát triển du lịch tương xứng với điều kiện vốn có, cần tạo sự đột phá để tháo gỡ 4 nút thắt cơ bản về hạ tầng, “đặc sản” du lịch, liên kết hợp tác trong vùng và đào tạo nguồn nhân lực. “Các địa phương phải tìm kiếm những nguồn vốn để phát triển hạ tầng du lịch. Nhà nước không thể đầu tư thay mà chỉ đưa ra chiến lược, quy hoạch, đề án…” - ông Tuấn nhấn mạnh.
Khách du lịch đến ĐBSCL tăng bình quân 11%/năm, khách quốc tế tăng hơn 16%/năm. Ảnh: NGỌC TRINH
Theo ông Tuấn, mỗi địa phương nên tập trung phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo. Bên cạnh đó, cần tăng cường liên kết trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch để tạo ấn tượng đối với quốc tế. 
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho rằng không thể có sản phẩm du lịch tốt nếu các tỉnh hoạt động riêng lẻ. “Đây là những điều mà ngành du lịch cần phải nghĩ tới mới có thể cạnh tranh được” - bà Hồng nói.
Bốn quốc gia - Một điểm đến
Sáng cùng ngày, hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch quốc tế “Bốn quốc gia - Một điểm đến” (Việt Nam - Lào- Campuchia - Myanmar) đã khai mạc với sự tham dự của hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tại hội nghị, bộ trưởng du lịch của 4 nước đã trình bày những lợi thế cạnh tranh và kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực  xây dựng khu phức hợp giải trí, khu du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp của ngành du lịch nước mình. Đồng thời, 4 nước đã thống nhất đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và liên kết giao thông để phát triển du lịch trong khu vực, đặc biệt là vùng ĐBSCL của Việt Nam.
X.Hòa
Thái Phương
Theo NLĐ

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia