Giảm tăng trưởng để cứu nền kinh tế

Căn bệnh nghiện đầu tư, thèm dự án, đói tài nguyên đã đẩy nền kinh tế Việt Nam đến mức “báo động đỏ”.
Một lần nữa, chuyện hy sinh tăng trưởng để cứu nền kinh tế lại được kiến nghị. Các chuyên gia kinh tế cùng chung ý kiến, Chính phủ nên xếp mục tiêu tăng trưởng sau mục tiêu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nếu không muốn cả nền kinh tế bị “vỡ trận”.

Bất ổn gia tăng

Tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015”, do Ủy ban kinh tế Quốc hội tổ chức tại TP HCM ngày 23/9, nguyên Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, nền kinh tế rơi vào tình trạng đầu tư quá cao trong khi tăng trưởng thấp khiến môi trường kinh doanh hết tiềm năng, cạn tài chính, không có sức kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, việc đầu tư cao, dàn trải, dẫn đến việc nhập siêu các thiết bị phục vụ nhu cầu đầu tư lớn, làm tăng tỷ lệ nhập siêu.

Hy sinh tăng trưởng để cứu nền kinh tế là việc làm cấp bách. 

PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện kinh tế Việt Nam, dẫn một loạt bất hợp lý. Một thực tế hiện nay là chúng ta có vẻ tự hào vì nền kinh tế có GDP 100 tỷ USD với những con số hàng trăm cảng biển, 100 ngân hàng thương mại, 22 sân bay với 8 sân bay quốc tế (trong khi Nhật Bản nền kinh tế GDP 4.500 tỷ USD chỉ có 4 sân bay quốc tế)…, nhưng nhìn vào doanh thu từ cơ cấu kinh tế (nông nghiệp chiếm 20%, dịch vụ 40%....) thì công nghiệp chiếm được bao nhiêu (?). Nếu nhìn vào cơ cấu nền kinh tế hiện nay thì không thấy nông dân ở đâu mà chỉ thấy công nghiệp. Bất cập hơn là nền kinh tế đang nuôi ngành công nghiệp chứ không phải công nghiệp nuôi nền kinh tế, khu công nghiệp mở ra để tiêu phí chứ không phải phục vụ sản xuất.

Trong khi những biện pháp chống lạm phát đã và đang không hiệu quả, chỉ ngăn được tỉ lệ lạm phát trong ngắn hạn, mang tính chữa cháy nhiều hơn còn nguy cơ “khứ hồi” rất lớn. Đầu tư công thì u u minh minh, không biết con số thực cắt giảm bao nhiêu, chính sách tín dụng, tiền tệ không nhất quán… tất cả những yếu tố này khiến lòng tin của người dân trong nước xuống rất thấp. Việc người dân ồ ạt mua bán vàng, cảnh sát giao thông với người dân như nước với lửa, cướp bóc, giết người gia tăng… là những nguy cơ bất ổn đang hiện hữu. Tình thế những tháng cuối năm 2011 theo ông Thiên đang rất nóng, việc nằm trong nhóm 7 nước có mức tăng trưởng nóng nguy hiểm là cảnh báo có thực.

Tiến sĩ Võ Trí Thành,  Phó viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cảnh báo, tình hình kinh tế Việt Nam đang cực kỳ nghiêm trọng. Các nhà đầu tư bắt đầu nghi ngờ tính quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô, nếu không muốn nói đến nguy cơ “vỡ trận”.

Cần thay đổi mục tiêu

Mục tiêu hàng đầu hiện nay là phải đưa lạm phát về mức một con số, quyết liệt cắt giảm đầu tư công để ổn định kinh tế vĩ mô. Theo ông Trương Đình Tuyển, Chính phủ quyết cắt giảm đầu tư công phải chấp nhận giảm mục tiêu tăng trưởng, ông cũng không đồng tình nếu điều chỉnh tỷ giá trong bối cảnh hiện nay, việc điều chỉnh chỉ tiến hành khi lạm phát xuống mức một con số. “Trong năm 2012, Việt Nam chỉ nên đặt mục tiêu tăng trưởng 6% và đưa tỷ lệ lạm phát về mức 5% vào cuối năm sau. Để làm được điều này, thay vì rót vốn vào khối kinh tế Nhà nước mang lại hiệu quả thấp, nên chuyển hướng phân bổ, ưu tiên phát triển khối kinh tế tư nhân”, ông Tuyển nói.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, nếu không thể giảm lãi suất thì việc cần kíp là cứu doanh nghiệp bằng cách giảm thuế từ 25% xuống 22%. Điều này hoàn toàn phù hợp với giải pháp giảm thu mà nhiều chuyên gia đưa ra.

Còn theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, cải cách ngay tiền lương trong khu vực Nhà nước, vì đây được coi là yếu tố quan trọng nếu muốn tái cấu trúc nền kinh tế. Đồng thời nên đặt mục tiêu giảm thu ngân sách, không thể duy trì mức thu 28% như hiện nay, “giảm thu sẽ giảm chi và sẽ cắt giảm đầu tư công…”, ông Thiên nói.
Đăng Thư
Theo Đất Việt

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia