Trung Quốc 'khát năng lượng tới cháy họng'

Các báo cáo mới đây cho thấy, tình trạng thiếu hụt năng lượng đang lan rộng và tác động tiêu cực tới xã hội Trung Quốc.

Khảo sát của trang web Thiếu hụt năng lượng cho thấy, trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 9, ít nhất 10 tỉnh thành của Trung Quốc sẽ phải “nếm trải” cảnh cạn kiệt năng lượng.
“Tất cả các ngành công nghiệp trên cả nước sẽ phải chịu cảnh thiếu thốn năng lượng này, trong đó khủng hoảng điện là một nguy cơ nhãn tiền”, trang web cảnh báo.
Cảnh báo của Thiếu hụt năng lượng không phải là không có cơ sở. Các hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay, có tới 24.000 doanh nghiệp ở Thượng Hải mới đây được thông báo về nguy cơ thiếu điện trầm trọng. Còn tại tỉnh Zhejiang, một số nhà máy phải chuyển sang dùng máy phát điện chạy bằng dầu diesel dù chi phí cho hình thức này đắt gấp đôi so với sử dụng lưới điện quốc gia.
Trung Quốc đang thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Ảnh minh họa.
Báo cáo cho thấy, 14 lò phản ứng hạt nhân của Trung Quốc chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu năng lượng của nước này. Như vậy, ngay cả khi 28 lò phản ứng đang xây dựng được đưa vào khai thác thì năng lượng cung cấp được cũng không đáng kể.
Hơn nữa, bất chấp các nỗ lực đa dạng hóa nguồn năng lượng từ thủy điện, sức gió, năng lượng mặt trời cho đến điện hạt nhân, tới 70% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc vẫn là từ than đá.
Trong khi đó, giá than đá nhập khẩu lại không ngừng tăng, một phần chính bởi vì Trung Quốc thu mua quá nhiều. Theo báo cáo của công ty đánh giá rủi ro Đầu tư và chiến lược Thái Bình Dương (PSA), Bắc Kinh hiện tiêu thụ 46% lượng than đá trên toàn thế giới trong khi giá cả tăng gấp đôi trong vòng 5 qua.
Chính sự tăng giá này của nguồn than nhập khẩu là nhân tố chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao “ngất ngưởng” của Trung Quốc. Các số liệu thống kê cho thấy, tốc độ lạm phát của Trung Quốc ở mức 6,7% hồi giữa tháng 7 và có thể leo lên 7,2% vào cuối năm nay.
Dù Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia tìm mọi cách hạ giá loại nguyên liệu này nhưng đều bất thành bởi tình trạng thời tiết xấu ở Australia, Colombia và Indonesia khiến sản lượng sụt giảm nghiêm trọng, theo đó, giá cả leo thang.
Tình trạng giá cả thế giới tăng không ngừng buộc các nhà sản xuất phải phụ thuộc vào hoạt động khai thác trong nước. Tuy nhiên, đây cũng không phải nguồn nguyên liệu phong phú và ổn định bởi gần đây Chính phủ Trung Quốc liên tiếp đóng cửa các mỏ than nhỏ trong nước bởi thiếu an toàn và tham nhũng.
Dù nỗ lực đa dang hóa nguồn năng lượng nhưng hiện các ngành công nghiệp Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào than đá.
Ngoài ra, việc vận chuyển than trong nước lại cho thấy sự bất cập trong hệ thống cơ sở hạ tầng. Dù là quốc gia có hệ thống đường sắt tốt nhưng hầu hết chỉ dành để vận chuyển hành khách chứ không phải nguyên vật liệu.
Hậu quả là, hàng triệu xe tải phải bị huy động để vận chuyển than đá, gây ra tình trạng ách tắc giao thông cũng như tai nạn và đặc biệt là hủy hoại các tuyến đường cao tốc bởi các xe tải chở than thường rất quá trọng tải.
Vụ tắc đường nghiêm trọng do các xe tải này gây ra là vụ ách tắc kéo dài 70km trong 20 ngày tại tuyến đường cao tốc giữa Bắc Kinh và Zhangjiakou. Đáng chú ý là trong số 7.000 xe bị tắc tại tuyến đường này, hầu hết là các xe tải đang chất đầy than đá.
Dựa trên những phân tích này, PSA khẳng định, cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc chắc chắn sẽ còn kéo dài và với những tác động tiêu cực nó gây ra, rất có thể đến một ngày, người dân Trung Quốc sẽ phải chấp nhận việc tốc độ tăng trưởng kinh tế có chững lại đôi chút nhưng đổi lại họ không phải trả cái giá quá cao vì mải miết chạy theo đáp ứng “cơn khát” năng lượng của mình.

Trà My (theo Asiasentinel)
Đất Việt

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia