Tổng quan thị trường máy bay chiến đấu

Tại MAKS-2011, TSAMTO có một phân tích về chi phí của thị trường máy bay chiến đấu đa năng trên thế giới trong 8 năm qua (2003-2010) và dự báo cho 4 năm tới (2011-2014).
Các nhà phân tích tính tất cả các giá trị từ các nguồn như giao các máy bay mới, các chương trình được cấp phép, sửa chữa, nâng cấp và chuyển giao từ các lực lượng vũ trang của nước xuất khẩu.

Đánh giá thị trường giai đoạn 2003-2010

Theo TSAMTO, giá trị thực tế xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trên toàn thế giới trong thời gian 2003-2010 lên tới hơn 69 tỷ USD.

Kỷ lục cao nhất về xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng được ghi nhận là năm 2007 với giá trị lên đến 10,844 tỷ USD, chiếm 15% của tổng giá trị xuất khẩu máy bay trên thế giới trong vòng 8 năm qua.

Còn năm 2009 lại là năm có giá trị xuất khẩu máy bay thấp nhất, giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới chỉ đạt 7,509 tỷ USD. Nguyên nhân giảm giá trị xuất khẩu được cho là có liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009.

Còn trong năm vừa qua, năm 2010 giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu trên thị trường thế giới có tăng so với năm trước 1,172 tỷ USD, tuy nhiên đó là quá ít so với kỷ lục của năm 2007.

Vị trí đầu tiên về mặt giá trị xuất khẩu giai đoạn 2003-2010 đối với các máy bay chiến đấu đa năng thuộc về Mỹ với 36,197 tỷ USD chiếm 52,46% tổng kim ngạch xuất khẩu thể loại này trên thế giới.
Mỹ giữ ngôi đầu thị trường xuất khẩu chiến đấu cơ đa năng giai đoạn 2003-2010.
Giá trị lớn nhất về xuất khẩu máy bay chiến đấu của Mỹ đã được ghi nhận trong giai đoạn 2005-2007, với giá trị tương ứng là 5,742 tỷ USD, 6,328 tỷ USD và 5,834 tỷ USD.

Trong hai năm tiếp theo, đã có sự sụt giảm mạnh về doanh số bán hàng, chỉ đạt 3,841 tỷ USD cho năm 2008 và 2,108 tỷ USD trong năm 2009, nhưng đến năm 2010, doanh số bán hàng của Mỹ đã vượt lên đến 4,624 tỷ USD, chiếm 53,27% giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu toàn cầu.

Vị trí thứ hai trong giai đoạn 2003-2010 là vẫn là Nga, với tổng giá trị là 14,732 tỷ USD, chiếm 24,35 % thị trường thế giới về phân khúc này.

Trong những năm 2003-2004, Nga phải bù lỗ cho thị trường Trung Quốc. Nhưng đến năm 2010, giá trị xuất khẩu của Nga trong thể loại này lên tới 1,464 tỷ USD chiếm 16,86% thị trường thế giới.

Vị trí thứ ba trong giai đoạn 2003-2010 thuộc về Vương Quốc Anh với tổng giá trị 6,334 tỷ USD chiếm 9,18% thị trường thế giới. Trong năm 2010, Anh xuất khẩu đạt 1,560 tỷ USD chiếm 17,97% thị phần thế giới.

Về vị trí thứ tư trong thời kỳ 2003-2010 là Pháp với giá trị xuất khẩu 5, 551 tỷ USD chiếm 8,04% thị phần. Trong năm 2010, xuất khẩu của Pháp lên tới chỉ 289 triệu USD, và trong năm 2009 đã không xuất khẩu máy bay thể loại này. Do hoạt động xuất khẩu trong ba năm cuối thấp nên Pháp đã mất vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng thế giới về tay Vương quốc Anh.

Đứng vị trí thứ 5 là Thụy Điển, trong giai đoạn 2003-2010 nước này xuất khẩu ở lĩnh vực này được 2,46 tỷ USD chiếm 3,57% thị phần. Trong thực tế, Thụy Điển chỉ bước vào thị trường máy bay chiến đấu thế giới từ năm 2005, nhưng trong năm 2010 lại không xuất khẩu.
Trung Quốc soán ngôi Israel.
Nước mới nổi trong thị trường máy bay chiến đấu đa năng trên thế giới là Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 6 có giá trị xuất khẩu là 1,703 tỷ USD chiếm 1,56% thị phần.

Trung Quốc đã vươn lên nhóm đầu do kết quả xuất khẩu của ba năm cuối và đã bỏ qua Israel. Trong năm 2010 khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc trong thể loại này vào khoảng 300 triệu USD.

Bị Trung Quốc vượt mặt, Israel rơi xuống vị trí thứ bảy với khối lượng xuất khẩu trong 2003-2010 với tổng giá trị 911 triệu USD. Nhưng chỉ trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Israel trong thị trường này đã lên đến 285 triệu USD.

Trên đây là thứ tự xếp hạng một số các nhà xuất khẩu lớn máy bay chiến đấu đa năng trong giai đoạn 2003-2010. Nhưng cũng không quyên một số quốc gia có tiềm lực quốc phòng mạnh cũng có gía trị xuất khẩu không nhỏ trong phân khúc này như Hà Lan 353 triệu USD, Đức 339 triệu USD, Ukraine 334 triệu USD, Bỉ 129 triệu USD, Belarus 123 triệu USD và Thụy Sĩ 110 triệu USD.

Nhìn chung, các loại máy bay chiến đấu đa năng trong giai đoạn 2003-2010 đã được chuyển giao cho 25 nước, trong đó bao gồm cả việc cung cấp máy bay chiến đấu mới, các chương trình cấp giấy phép, chương trình hiện đại hóa, sửa chữa và giao hàng của lực lượng không quân các nước xuất khẩu.

Thứ hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu giai đoạn 2003-2010: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Thụy Điển, Trung Quốc, Israel.

Dự báo thị trường giai đoạn 2011-2014

Theo danh mục đầu tư hiện có của các đơn đặt hàng tính đến ngày 1/6 năm nay, thì trong năm 2011 thế giới sẽ xuất khẩu các máy bay chiến đấu đa năng với giá trị ít nhất là 13,991 tỷ USD,  trong năm 2012 sẽ là 12,371 tỷ USD, còn năm 2013 vào khoảng 8,363 tỷ USD và năm cuối 2014 ước tính là 18,756 tỷ USD. Đây là một sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường so với những gì xảy ra trong giai đoạn  2003-2010.

Tính đến ngày 1/6/2011, tổng giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trên toàn thế giới trong giai đoạn 2011-2014 vào khoảng 53,482 tỷ USD. (tính cả hồ sơ dự thầu).

Theo cách tính toán trên, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về giá trị xuất khẩu, trong năm 2011 sẽ có ít nhất 6,384 tỷ USD, năm 2012 là 5,847 tỷ USD, đến năm 2013 giảm xuống còn 2,665 tỷ USD và năm 2014 lại tăng lên đến 9,848 tỷ USD.

Tính đến ngày 01 tháng 6 năm 2011, tổng giá trị các hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu đa năng của Mỹ với các đối tác và giao trong giai đoạn 2011-2014 là  24,743 tỷ USD, chiếm 46,26%  thị phần trên thế giới trong phân khúc này.

Còn Nga, với tổng giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trong gian đoạn 2011-2014 vào khoảng 12,14 tỷ USD, chiếm 22,7% thị phần thế giới và vẫn ở vị trí thứ hai.
Nga vẫn giữ vững vị trí thứ hai trong giai đoạn 2011-2014.
Giá trị xuất khẩu của Nga trong mảng này vào phải giao hàng theo các năm, trong năm 2011 đạt 3,872 tỷ USD, năm 2012 vào khoảng 3,401 tỷ USD, đến năm 2013 có giá trị 1,97 tỷ USD, năm cuối 2014 ở  con số 2,897 tỷ USD.

Về vị trí thứ ba trong giá trị xuất khẩu trong thị trường này ở giai đoạn 201-2014 là Vương Quốc Anh với tổng giá trị lên đến 6,975 tỷ USD, chiếm 13,04 % thị phần. Theo các hợp đồng, Vương quốc Anh phải giao các sản phẩm của mình với giá trị hàng hoá là 2,053 tỷ USD cho năm 2011, 1,723 tỷ USD của năm 2012, 1,723 tỷ USD là năm 2013 còn năm 2014 có giá trị  1,477 tỷ USD.

Ở hạng thứ tư, hiện nay là “không rõ”, có tổng giá trị xuất khẩu của thể loại này trong thời gian 2011-2014 vào khoảng 2,837 tỷ USD, chiếm 5,3% thị phần toàn cầu. Giá trị các lô hàng loại này trong năm 2012 ước tính 100 triệu US, trong 2013 khoảng 120 triệu USD và năm 2014 là 2,617 tỷ USD.

Vị trí thứ năm thuộc về Trung quốc, tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng của quốc gia này trong gia đoạn 2011-2014 lên đến 2,6 tỷ USD, chiếm 4,86% thị trường thế giới. Pháp cũng có thể ở vị trí thứ năm, với tổng giá trị việc xuất khẩu phân khúc này là 1,905 tỷ USD Mỹ, chiếm 3,56% thị phần.

Cần lưu ý rằng, trong cách tính này không bao gồm hợp đồng vừa ký kết vào cuối tháng 7/2011 về việc hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Mirage 2000N của Không quân Ấn Độ. Một phần của hợp đồng này được giao trong năm 2014, như vậy vị trí trong bảng xếp hạng của Pháp sẽ có thay đổi.

Không quân Ấn Độ vừa ký một hợp đồng với công ty Dassaultvà Thales về việc hiện đại hóa của 51 máy bay chiến đấu Mirage 2000N cũng như cung cấp hơn 400 tên lửa MICA vào ngày 29/7. Giá trị hợp đồng ước tính khoảng 2,4 tỷ USD.

Tiếp theo là Thụy Điển. Tổng giá trị các hợp đồng tính đến 1/6/2011 và giao hàng trong 2011-2014 của Thuỵ Điển là 1,675 tỷ USD, nắm 3,13% thị phần trên thị trường thế giới ở mặt hàng này.

Còn một số các nước khác trên thế giới cũng có các đơn đặt hàng xuất khẩu của thị trường này như, Israel có 265 triệu USD, Hà Lan là 165 triệu USD, Nam Phi ở con số 80 triệu USD và Thổ Nhĩ Kỳ là 75 triệu USD.

Nếu như kết quả của đấu thầu của chương trình MMRCA không có sự cố và người chiến thắng sẽ là một trong hai là Dassault hoặc Eurofighter, đây sẽ đánh dấu một sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ máy bay chiến đấu đa năng của phương Tây trên thị trường thế giới từ năm 2015 trở đi.

Dự báo thứ hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu giai đoạn 2011-2014: Mỹ, Nga, Anh, Pháp hoặc Trung Quốc, Thụy Điển.
Thu Hoài (theo Armstrade)
 Đất Việt

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia