THẮP LẠI HÀO QUANG THƯƠNG HIỆU VIỆT: Từ P/S đến Hynos

15 năm trước đây, kem đánh răng P/S là hàng Việt Nam nhưng bây giờ đã là sản phẩm của Tập đoàn Unilever. Hynos, nhãn hiệu kem đánh răng nổi tiếng trước đây, nay được hy vọng sẽ thay thế P/S gầy dựng lại tên tuổi của một thời

Để lật lại “cuộc đời” P/S, tôi tìm gặp người đồng hành trọn vẹn với nhãn hàng này từ lúc nó ra đời cho đến khi mất hẳn về tay doanh nghiệp nước ngoài. Đó là ông Nguyễn Hùng Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần P/S (trước đây là Giám đốc Công ty Hóa phẩm P/S).
Đỉnh cao và vực sâu
Ông Việt kể: “Sau năm 1975, hai hãng kem đánh răng nổi tiếng lúc bấy giờ là Hynos và Kolperlon sáp nhập lại thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan. Ba năm sau, tình hình sản xuất khó khăn do thiếu nguyên liệu, sản phẩm khi thì bị vón cục, khi thì chảy nước, bán không được. Tình cờ phát hiện trong kho còn 2 triệu ống kem P/S nhập khẩu, ban lãnh đạo xí nghiệp quyết định một lần nữa đổi tên sản phẩm kem đánh răng thành P/S. Cái tên P/S ra đời từ đó”.
Năm 1980, Phong Lan sáp nhập với Xí nghiệp Bột giặt Tico, Xí nghiệp Mỹ phẩm 2 và Xí nghiệp Xà bông Đông Hưng thành Xí nghiệp Liên hiệp Hóa mỹ phẩm thuộc Sở Công nghiệp TPHCM. Những năm 1988-1993, nhãn hàng P/S được đầu tư phát triển, chất lượng dần ổn định, được người tiêu dùng cả nước tin cậy.
Chiếm 60% thị phần kem đánh răng cả nước, con đường phát triển của P/S đang thênh thang thì đến những năm giữa 1990 có phần chững lại. Việt Nam bắt đầu mở cửa, hàng ngoại và nhà đầu tư nước ngoài vào ào ạt, cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm trong nước.
Liên doanh với các công ty nước ngoài là xu thế phổ biến trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm lúc bấy giờ và kem đánh răng P/S cũng không ngoại lệ. Lúc này, Xí nghiệp Liên hiệp Hóa mỹ phẩm đã giải thể, đổi tên thành Công ty Hóa phẩm P/S.
Với bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, Tập đoàn Unilever thuyết phục được Công ty Hóa phẩm P/S tham gia liên doanh vào năm 1997 bằng việc thành lập Công ty Elida P/S, cùng khai thác P/S trên cơ sở thương hiệu này được chuyển nhượng cho Unilever. Công ty Hóa phẩm P/S không còn sản xuất kem đánh răng P/S nữa mà chỉ đảm nhận gia công vỏ hộp kem đánh răng bằng nhôm cho liên doanh.
Tuy nhiên, cuộc “hôn phối” này không mấy suôn sẻ. Vào liên doanh, Công ty Hóa phẩm P/S bộc lộ nhiều yếu kém về nhân sự và vốn… nên vai trò của công ty giảm dần.
Cùng thời gian đó, Unilever lấy lý do ống nhôm in ấn không đẹp, đề nghị chuyển qua ống phức hợp, đồng thời gợi ý đối tác chuyển nhượng vốn sớm để có tiền đầu tư máy móc, thiết bị làm ống phức hợp cung cấp cho Unilever.
Năm 2003, Công ty Hóa phẩm P/S nhượng vốn trong liên doanh cho Unilever (tổng cộng 14 triệu USD). Hậu quả thật đau đớn khi Unilever sau đó đã chọn một công ty của Indonesia để sản xuất ống nhựa cho mình. Từ đó, Công ty Hóa phẩm P/S mất cơ hội gia công vỏ hộp, bị đẩy bật khỏi liên doanh, đành cắt đứt hoàn toàn với Unilever.
Được nhiều hơn mất (?)
Sau vụ bị “bạc đãi” đó, nhiều người trách Công ty Hóa phẩm P/S vì ham mấy triệu USD chuyển nhượng thương hiệu và lời hứa cùng chia sẻ lợi ích từ Unilever mà “gả bán” P/S để rồi Việt Nam vĩnh viễn mất đi một thương hiệu mạnh về tay nước ngoài.
Là người trong cuộc, ông Nguyễn Hùng Việt cho rằng đó là điều đáng tiếc nhưng trong liên doanh Elida P/S, Công ty Hóa phẩm P/S đã được nhiều hơn mất.
 Cụ thể, định giá thương hiệu ban đầu chỉ 3,5 triệu USD nhưng sau đó tăng lên 5 triệu USD; được Unilever tài trợ dàn máy sản xuất ống kem bằng nhựa tổng hợp trị giá 3,3 triệu USD; hơn 500 lao động của công ty được bồi thường 3,5 triệu USD...
“Nếu không liên doanh, chưa chắc nhãn hiệu P/S có thể “sống” đến hôm nay vì các tập đoàn lớn của nước ngoài sẽ bắt tay với đơn vị khác để sản xuất kem đánh răng.
Hình ảnh anh Bảy Chà được sử dụng trên mẩu quảng cáo kem đánh răng Hynos cách đây gần 40 năm...
Là một doanh nghiệp nhỏ, Công ty Hóa phẩm P/S phải dựa vào sức mạnh bên ngoài để cùng phát triển, bằng không thì khó mà cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài mạnh hơn về nhiều mặt.
Bằng chứng là những nhãn hiệu từng nổi tiếng một thời ở Việt Nam cùng giai đoạn đó như bột giặt Tico, Net, Lix; nước ngọt Chương Dương, Hòa Bình, Rừng Hương… đã lần lượt rơi rụng vì không cạnh tranh nổi với hàng ngoại” - ông Việt lập luận.
Hynos - Hy vọng mới!
Năm 2006, Công ty Hóa phẩm P/S thực hiện cổ phần hóa. Ngoài việc gia công kem đánh răng xuất khẩu và làm nhãn hàng riêng cho một số tập đoàn…, công ty còn là chủ nhãn hiệu kem đánh răng Hynos - sản phẩm từng nổi như cồn vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước ở miền Nam Việt Nam.
Thời ấy, kem đánh răng Hynos với hình ảnh anh Bảy Chà da đen nhẻm, miệng cười hết cỡ khoe hàm răng trắng tinh xuất hiện khắp nơi. Ông Huỳnh Đạo Nghĩa (còn gọi là Vương Đạo Nghĩa, người Việt gốc Hoa) là người tiếp nhận hãng kem Hynos từ ông chủ có quốc tịch Mỹ gốc Do Thái.
Thừa hưởng tư duy nhạy bén của người tiền nhiệm, ông Huỳnh Đạo Nghĩa mạnh tay chi tiền quảng cáo Hynos qua mọi phương tiện, thậm chí thuê cả tài tử Hồng Kông Vương Vũ sang đóng phim quảng cáo.
...và vỏ hộp Hynos bây giờ. Ảnh: Tư Liệu - Thanh Nhân
Nhờ vậy, Hynos từ một cơ sở sản xuất nhỏ bé đã sớm trở thành xí nghiệp lớn, độc chiếm thị trường kem đánh răng miền Nam Việt Nam, qua mặt các nhãn hàng như Perlon, Leyna (Việt Nam) và các nhãn hàng ngoại nhập như Colgate (Mỹ), C’est it (Pháp), đồng thời còn xuất khẩu sang Hồng Kông và nhiều nước Đông Nam Á.
Năm 1975, hãng Hynos được bàn giao lại cho Nhà nước, sáp nhập với Công ty Kolperlon thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan (như đã nói ở trên). Sau khi nhượng vốn liên doanh cho Unilever, Công ty Hóa phẩm P/S quay lại sản xuất kem Hynos.
Cũng sử dụng lại nụ cười anh Bảy Chà trên vỏ hộp kem, đồng thời làm mới bằng hình ảnh gia đình hiện đại, Hynos đã có mặt trên kệ hàng của các siêu thị, dù số lượng chưa thật nhiều.
Tập thể công ty hy vọng rằng thói quen hoài cổ và sự yêu quý của người tiêu dùng đối với những nhãn hàng xưa cũ sẽ là bệ phóng để một ngày không xa, Hynos sẽ trở lại đỉnh cao năm nào.
Kỳ tới: Bền bỉ Thorakao, Vina Giầy
Thanh Nhân
Theo NLĐ

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia