Giảm nghèo tại TPHCM - Cần quan tâm tới người di cư

Các chương trình giảm nghèo nói riêng và các hợp phần khác của hệ thống an sinh xã hội cần phải tính đến cả nhóm dân di cư (DDC), không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu ở TP. Đó là kiến nghị chung được đưa ra tại hội thảo “Nghèo đô thị và phương pháp tiếp cận đa chiều trong giảm nghèo tại TPHCM”, do Cục Thống kê TPHCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức ngày 3-8.
Những người nhập cư bán hàng rong trên nhiều tuyến đường trung tâm TPHCM. Ảnh: THÁI BẰNG
TPHCM hiện còn khoảng 103.791 hộ nghèo (chiếm 5,69% tổng hộ dân), trong đó có một phần là người có KT3. Liệu tỷ lệ nghèo thấp này đã phản ánh chính xác mức độ nghèo ở TPHCM chưa, khi đã bỏ sót đối tượng DDC – những hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu ở tỉnh, thành khác nhưng đang sống tại TPHCM – không đăng ký thường trú hoặc cư trú tạm thời? Trong khi DDC chiếm khoảng 20% - và luôn có xu hướng tăng lên - trong dân số TPHCM; tương ứng DDC cũng chiếm một phần lớn trong số những người nghèo của TPHCM.
Khắc phục hạn chế trên, cuộc Điều tra nghèo đô thị (UPS-09) vừa qua của Cục Thống kê TPHCM đã dành nhiều sự quan tâm đến DDC tại TPHCM, bên cạnh người thường trú. Ngoài phương pháp đo lường truyền thống về nghèo dựa trên khía cạnh kinh tế (thu nhập và chi tiêu), UPS-09 đã tiếp cận vấn đề nghèo đa chiều - đề cập cả khía cạnh xã hội như: giáo dục, y tế, an sinh xã hội, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an ninh.
Theo Cục Thống kê TPHCM, vẫn tồn tại chênh lệch về thu nhập cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa DDC và người có hộ khẩu ở TPHCM. DDC thường có trình độ học vấn thấp hơn. Do đó, đa phần DDC làm công việc lao động chân tay, làm trong các nhà máy mà không có bảo hiểm lao động. Dù DDC làm việc nhiều hơn đến 10 giờ/tuần, nhưng thu nhập cũng chỉ bằng 80% so với người thường trú. Họ chi ít cho giáo dục và y tế nhưng lại tốn một phần lớn tiền cho việc thuê nhà và hơn 62% DDC đang phải sống trong căn nhà chật chội.
Đáng chú ý, DDC không hộ khẩu có khoảng cách lớn trong tham gia các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi…) và hoạt động xã hội. Điều này cho thấy DDC chưa được hòa nhập với cộng đồng xung quanh hoặc chưa được chú ý nhiều trong các hoạt động xã hội…
Theo ông Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và dự báo (Viện Khoa học – Xã hội VN), cần các giải pháp ở cấp quốc gia thúc đẩy quá trình đô thị hóa bền vững, với một nội dung quan trọng là lập kế hoạch đô thị có tính đầy đủ đến tính lưu động của người lao động. Đồng thời, cần thúc đẩy các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp thuộc khu vực phi chính thức chuyển sang có đăng ký để mở rộng diện bao phủ của BHXH đến người lao động, trong đó có DDC. TP cần xác định DDC là một bộ phận cấu thành của bất cứ chương trình, chính sách giảm nghèo đô thị nào. Đây là bước đi cần thiết nhằm tách rời việc cung cấp các dịch vụ công với việc có hộ khẩu thường trú hay không, từ đó thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của DDC.
ĐƯỜNG LOAN
Theo SGGP

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia